Vận dụng Chuẩn giáo viên dạy nghề trong tuyển dụng giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 73)

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyển dụng là một trong những nhiệm vụ quản lý đội ngũ giáo viên nhưng phải nhằm có được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng theo yêu cầu họat động của Nhà trường. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ số lượng tại các vị trí cần tuyển dụng. Tăng cường nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề chất lượng và cơ cấu đối với các bộ môn của Nhà trường, đảm bảo tính ổn định lâu dài của đội ngũ giáo viên cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ giáo viên về chủ trương “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” là những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hoá nhà trường về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc tuyển dụng dựa trên Chuẩn giảng viên, giáo viên nghề là bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên của Nhà trường.

Tuyển được nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành công của Nhà trường trong tương lai. Những sai lầm trong tuyển dụng có thể ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường sau này.

Giúp cho giáo viên của Nhà trường nhận thức được việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn là việc làm thường xuyên và tất yếu. Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng hoạt động nghề nghiệp. Đó cũng chính là yêu cầu của Nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Các quy định trong Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đưa ra các nội dung tuyển dụng. Những người được tuyển dụng phải đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư 30/2010/TT-BLĐTB&XH.

Hiện nay biện pháp tuyển chọn giáo viên của Nhà trường đang áp dụng biện pháp xét tuyển. Theo phân cấp quản lý thì quy trình xét tuyển được thực hiện công khai dựa trên nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc của Nhà trường và căn cứ theo nhu cầu cũng như năng lực của người dự tuyển.

Cũng theo phân cấp quản lý thì Hiệu trưởng có trách nhiệm và quyền hạn trong việc thông qua Hội đồng Nhà trường hoạch định kế hoạch tuyển dụng giáo viên nhằm tuyển dụng những giáo viên có đủ năng lực đảm bảo công tác giáo dục của Nhà trường và đảm bảo đội ngũ giáo viên vững mạnh, đạt chuẩn.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Dựa trên quyền hạn được giao theo quyết định của UBND tỉnh, Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào các thông tư, các hướng dẫn của Bộ lao động Thương binh

& Xã hội, của Tổng cục dạy nghề, của Sở GD&ĐT tỉnh, Sở nội vụ, Sở Lao động Thương binh & Xã hội để thông qua Hội đồng Nhà trường kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho Nhà trường nhằm đảm bảo đúng các quy định về tuyển dụng viên chức và đảm bào chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng đào tạo của Nhà trường sau này. Để làm được điều này thì Hiệu trưởng phải căn cứ theo những tiêu chí dựa trên Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề được quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTB&XH ban hành ngày 29/9/2010, dựa trên Hướng dẫn số 1329/TCDN-GV ngày 11 tháng 8 năm 2011 của Tổng cục dạy nghề, dựa trên các yêu cầu về đối tượng để đưa ra các nội dung trong tuyển dụng giáo viên. Điều này sẽ có tác dụng, người giáo viên được tuyển dụng sớm đáp ứng được các yêu cầu của Chuẩn giáo viên dạy nghề, và từ đó đảm bảo bước đầu được năng lực dạy học và giáo dục.

Trong Luật viên chức (Luật số: 58/2010/QH12), Điều 20. Căn cứ tuyển dụng nêu: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Như vậy, trong nội dung tuyển dụng với “tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” thì có thể coi các quy định trong Chuẩn giáo viên dạy nghề là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đưa ra các nội dung tuyển dụng.

Những người được tuyển dụng phải đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư 30/2010/TT-BLĐTB&XH.

Trước hết, việc tổ chức tuyển dụng phải được thông qua Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng này sử dụng các phiếu đánh giá có nội dung giống hoặc gần giống như các phiếu đánh giá trong các bộ chuẩn để đánh giá đối tượng tuyển dụng. Có thể để cho đối tượng được tuyển dụng tự đánh giá và đưa ra các minh chứng để chứng minh cho mức độ năng lực của các tiêu chí. Các minh chứng này cũng để trình cho Hội đồng tuyển dụng. Như vậy, việc tuyển dụng cũng đạt được các yêu cầu “khách quan, khoa học, dân chủ, công bằng, công khai…” như yêu cầu nêu trong việc đánh giá các chuẩn nghề nghiệp.

Trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các CBQL khác cũng có thể sử dụng phương thức tương tự.

Việc tuyển dụng giáo viên là khâu rất quan trọng, làm nền tảng cho công tác quản lý việc sử dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

3.2.2.4. Mục tiêu cần đạt

+ Tuyển chọn giáo viên 100% đạt Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. + Xây dựng đội ngũ giáo viên 100% biết đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp theo Chuẩn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)