Đặc điểm của giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 30)

1.3.3. Giáo viên dạy nghề

Theo Luật Dạy nghề (Luật số 76/2006/QH11):  Điều 58. Giáo viên dạy nghề

1. Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.

2. Giáo viên dạy nghề phải có những tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật giáo dục.

3. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau:

a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

b) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

c) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;

d) Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của khoản này không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm.

 Điều 59. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên dạy nghề

1. Giáo viên dạy nghề có các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.

2. Giáo viên dạy nghề có các quyền quy định tại Điều 73 của Luật giáo dục và các quyền sau đây:

a) Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận với công nghệ mới;

b) Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ được giao;

c) Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của giáo viên.

 Điều 60. Tuyển dụng, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên dạy nghề

1. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở cơ sở dạy nghề công lập phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về lao động.

2. Tuyển dụng giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ đối với giáo viên dạy nghề thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương.

 Điều 61. Thỉnh giảng

1. Cơ sở dạy nghề được mời người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.

2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 72 của Luật giáo dục.

3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

 Điều 62. Chính sách đối với giáo viên dạy nghề

1. Được hưởng chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách tiền lương, chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại các điều 80, 81 và 82 của Luật giáo dục.

2. Được hưởng phụ cấp khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Chính phủ và được hưởng các chính sách khác đối với nhà giáo.

Giáo viên, giảng viên dạy nghề là giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên sơ cấp nghề), giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên trung cấp nghề), giáo viên, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề (sau đây gọi là giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề).

1.3.4. Nguồn đào tạo

Hiện nay nước ta đang thiếu giáo viên dạy nghề. Từ năm 2008, Nhà nước đã có giải pháp là phát triển khoa sư phạm nghề tại các trường Cao đẳng nghề, trường Đại học kỹ thuật. Như vậy vừa giải quyết được số lượng giáo viên dạy nghề, vừa giải quyết được chất lượng đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó cần thiết phải gửi giáo viên dạy nghề đi thực tập nước ngoài để nâng cao năng lực.

Theo mô hình đào tạo ở trường Trung cấp nghề thì phải cần có 2 lực lượng giáo viên: một là lực lượng giáo viên dạy văn hóa và một là lực lượng giáo viên dạy nghề.

Đối với giáo viên dạy văn hóa thì tuyển chọn dựa trên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học) bao gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí nhằm đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trên cơ sở các hoạt động cơ bản của nghề dạy học:

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (5 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học (8 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục (6 tiêu chí);

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị - xã hội (2 tiêu chí); - Tiêu chuẩn 6 : Năng lực phát triển nghề nghiệp (2 tiêu chí);

Đối với giáo viên dạy nghề thì tuyển chọn dựa trên Chuẩn giảng viên, giáo viên dạy nghề được ban hành theo Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bao gồm 4 tiêu chí và 16 tiêu chuẩn nhằm đánh giá năng lức nghề nghiệp của giáo viên, giảng viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề.

Từ năm 2008, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương phối hợp xây dựng đề cương chi tiết Đề án đào tạo giáo viên dạy nghề trung cấp và cao đẳng trình Chính phủ trước ngày 30/8/2008.

Cuối tháng 10/2008 cơ bản hoàn thành Đề án, sau đó lấy ý kiến các Bộ, ngành và khối doanh nghiệp. Tháng 12/2008 hoàn chỉnh Đề án trình Thủ tướng phê duyệt.

1.3.5. Khả năng đáp ứng của giáo viên nghề đối với nhu cầu nghề của xã hội và đặc biệt là của các làng nghề truyền thống

Mức độ đáp ứng của giáo viên nghề đối với nhu cầu dạy nghề của xã hội chính là thứ bậc về khả năng đáp lại yêu cầu, đòi hỏi công việc của một giáo viên nghề, làm gia tăng giá trị trên các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ v.v... làm cho đội ngũ giáo viên TCN, CĐN có chất lượng như mong muốn đề ra, mặt khác làm tăng chất lượng lao động đầu ra có tính thích ứng cao, đáp ứng chu cầu lao động của các nghề trên địa bàn.

Hiện nay, cả nước có khoảng 240.000 doanh nghiệp, thu hút khoảng 9 triệu lao động. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 2500 doanh nghiệp lớn nhỏ và thu hút khoảng 1 triệu lao động. Số lượng lao động nhiều như vậy là do có nhiều doanh nghiệp sản xuất ở quy mô lớn như các công ty may, công ty bao bì, công ty giấy... Riêng các làng nghề truyền thống như Mây tre đan xuất khẩu, gốm sứ thủ công, thêu, tranh mỹ nghệ... cũng đã thu hút hàng ngàn lao động. Từ đó ta thấy nhu cầu nghề của xã hội nối chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng là rất lớn.

Phát triển nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống, văn hóa và giải quyết lao động địa phương. Bắc Giang là tỉnh có nghiều Làng nghề truyền thống như Mây tre đan xuất khẩu Tăng Tiến, gốm sứ thủ công mỹ nghệ Tư Mại... đã thu hút rất nhiều lao động ở địa phương và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa.

Nhu cầu lao động là vậy, nhân lực lao động là vậy nhưng theo đánh giá chung của các doanh nghiệp, CSSX và đặc biệt là Sở LĐ TB&XH thì chất lượng tay nghề lao động phần lớn là không cao. Qua tìm hiểu ta thấy, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ lao động như tập tục, thói quen sinh hoạt, đặc điểm địa phương và có một phần quan trọng đó là chất lượng ở các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh chưa cao. Từ đó có thể thấy rõ là chất lượng đội ngũ dạy nghề chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và các CS sử dụng lao động. Điều này được thấy rõ khi các DN, CS sử dụng lao động luôn muốn trực tiếp đào tạo lao động cho DN, CS của mình, thậm trí còn tổ chức đào tạo lại lao động khi tuyển dụng lao động vào làm việc.

1.4. Chuẩngiáo viên, giảng viên dạy nghề

1.4.1. Khái niệm về chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí [ 2 ]

Điều 3, Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 đã nêu:

1. “Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề” là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp mà giáo viên, giảng viên dạy nghề cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề.

2. “Tiêu chí” là một lĩnh vực của chuẩn, bao gồm các yêu cầu có nội dung liên quan thể hiện năng lực của giáo viên, giảng viên thuộc lĩnh vực đó. Trong mỗi tiêu chí có một số tiêu chuẩn.

3. “Tiêu chuẩn” là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.

4. “Giáo viên, giảng viên dạy nghề” là giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên sơ cấp nghề), giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề (sau đây gọi là giáo viên trung cấp nghề), giáo viên, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề (sau đây gọi là giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề).

1.4.2. Mục đích và và nội dung của Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

1.4.2.1. Mục đích ban hành Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

Điều 2, Thông tư 30 đã nêu mục đích ban hành Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề:

1) Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giáo viên, giảng viên dạy nghề.

2) Giúp giáo viên, giảng viên dạy nghề tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

3) Làm cơ sở để đánh giá giáo viên, giảng viên dạy nghề hàng năm phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này.

4) Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề.

1.4.2.2. Nội dung cơ bản của Chuẩn giáoviên, giảng viên dạy nghề

Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề (gọi tắt là Chuẩn giáo viên dạy nghề) được ban hành theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm

2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bao gồm 4 tiêu chí với 16 tiêu chuẩn nhằm đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trên cơ sở các hoạt động cơ bản của nghề dạy học:

a. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị

- Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp - Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong b. Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn - Tiêu chuẩn 4: Kiến thức chuyên môn - Tiêu chuẩn 5: Kỹ năng nghề

c. Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm dạy nghề

- Tiêu chuẩn 6: Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy

- Tiêu chuẩn 7: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy - Tiêu chuẩn 8: Thực hiện hoạt động giảng dạy

- Tiêu chuẩn 9: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học - Tiêu chuẩn 10: Quản lý hồ sơ dạy học

- Tiêu chuẩn 11: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy - Tiêu chuẩn 12: Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục - Tiêu chuẩn 13: Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập - Tiêu chuẩn 14: Hoạt động xã hội

d. Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học - Tiêu chuẩn 15: Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dưỡng, rèn luyện - Tiêu chuẩn 16: Nghiên cứu khoa học

1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề

Về cơ bản, quản lý đội ngũ giáo viên trong các trường công lập dược thực hiện với các nội dung quy định theo Luật Viên chức (Luật số 58/2010), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trong phạm vi Luận văn chỉ đề cập đến một số nội dung có liên quan đến việc vận dụng Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề (cũng có thể gọi là Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên) trong quản lý đội ngũ giáo viên.

1.5.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò và tác dụng của Chuẩn giáo viên dạy nghề trong xây dựng và phát triển đội ngũ Chuẩn giáo viên dạy nghề trong xây dựng và phát triển đội ngũ

Cần làm cho mỗi cán bộ, giáo viên thấy rõ được vai trò và tác dụng của Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Đây là công cụ quản lý nhưng đồng thời là một “chuẩn mực” để mọi giáo viên luôn so năng lực của mình với Chuẩn để phấn đấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục. Mục đích ban hành Chuẩn đã nêu, trong đó mục đích thứ nhất là để giáo viên tự đánh giá “từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”. Mọi giáo viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu thì toàn bộ đội ngũ (trong một nhà trường, trong cả hệ thống) thấy được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khắc phục thì chắc chắn đội ngũ giáo viên sẽ là đội ngũ mạnh về chất lượng. Nhưng đồng thời các các cơ quan quản lý giáo dục cũng cần có những chính sách đãi ngộ để phát triển đội ngũ. Mặt khác, các quan quản lý và cơ sở đào tạo có chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ.

1.5.2. Quản lý về công tác đánh giá giáo viên

Bản chất của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn là đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người giáo viên.

Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả.

Đánh giá giáo viên theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của giáo viên, hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục: đánh giá giáo viên theo Chuẩn không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch tự

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)