2.2.4.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
Căn cứ vào hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở cấp THPT; Căn cứ vào Hướng dẫn số 1329/TCDN-GV của Tổng cục dạy nghề; Căn cứ vào Thông tư 30/2010/TT- BLĐTBXH quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề bao gồm các yêu cầu về: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm dạy nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy.
Từ những căn cứ trên, Nhà trường đã tiến hành đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên từ năm 2009 đến nay và kết quả đánh giá được thể hiện trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề
Thủ công Mỹ nghệ 18-5 Bắc Giang
Năm học Tổng số GV
Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Tốt Khá TB Kém 2009 - 2010 6 2 2 2 0 Tỷ lệ % 33.3 33.3 33.3 0.0 2010 - 2011 8 3 3 2 0 Tỷ lệ % 37.5 37.5 25 0.0 2011 - 2012 10 5 3 2 0 Tỷ lệ % 50 30 20 0.0
( Nguồn : Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang)
Riêng năm 2009-2010, việc đánh xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ CB GV trong Trường được thực hiện dựa trên Hướng dẫn của UBND tỉnh như quy trình đánh giá công chức, viên chức bình thường. Việc đánh giá được đơn vị chủ quản là Liên minh HTX tỉnh tiến hành theo từng tháng, từng quý và cả năm. Bằng việc lấy ý kiến phản hồi của học viên, thông qua phiếu chấm điểm các
tiêu chí và hoạt động đã đăng ký, bỏ phiếu tín nhiệm, bình bầu và bình xét theo quý và cả năm.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên Trƣờng Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 18-5 Bắc Giang năm học 2009-2012
Năm học Tổng số GV
Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Tốt Khá TB Kém
2009 - 2010 6 2 2 2 0
Tỷ lệ % 33.3 33.3 33.3 0.0
( Nguồn : Trường Trung cấp nghề Thủ công Mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang) 2.2.4.2. Về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Hiện tại Nhà trường chưa áp dụng việc đánh giá trình đọ năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề. Hiện tại Nhà trường vẫn áp dụng việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi GV dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy tại hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc THPT. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình (đạt yêu cầu) và Kém (chưa đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn
Năm học Tổng số GV
Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ
Tốt Khá TB Kém 2009 - 2010 6 3 2 1 0 Tỷ lệ % 50 33.3 16.7 0.0 2010 - 2011 8 4 3 1 0 Tỷ lệ % 50 37.5 12.5 0.0 2011 - 2012 10 5 3 2 0 Tỷ lệ % 50 30 20 0.0
Trong những năm qua đội ngũ giáo viên luôn được trẻ hóa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đáp ứng theo nhu cầu cải tiến phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa. Nhiều giáo viên có năng lực chuên môn vững vàng, có tay nghề cao. Tuy còn một số giáo viên trẻ có ít kinh nghiệm thực tiễn nhưng có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cựa học hỏi đồng nghiệp, có nhiều sáng kiến trong công tác đào tạo nghề.
Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên của Trường cũng còn có những hạn chế nhất định do tuổi tác. Đội ngũ giáo viên trẻ thì có kiến thức nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong thực tế, thậm chí còn có giáo viên an phận với kết quả và vị trí hiện có. Đội ngũ giáo viên cao tuổi thì đã biểu hiện sức ì nhất định.
Công tác thanh tra kiểm tra đôi khi mang nặng hình thức nên chưa thực sự tạo được động lực giúp đội ngũ giáo viên phát triển.
Về mặt quản lý còn buông lỏng, việc phân cấp quản lý tạo ra tính độc đoán trong tuyển chọn cũng như phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên, việc này không tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh thực sự trong đội ngũ giáo viên, chưa có chế độ đãi ngộ tương xứng và chưa tạo được môi trường cho đội ngũ giáo viên thực sự yên tâm công tác.