Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tác dụng của việc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 71)

xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên trong Nhà trường nhận thức được tác dụng rất tích cực của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề.

Giúp cho giáo viên trong nhà trường nhận thức được việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn là việc làm thường xuyên và tất yếu. Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp và trau dồi kỹ năng hoạt động nghề nghiệp. Đó cũng chính là yếu tố cần thiết giúp người quản lý định hướng, yêu cầu, chuẩn mực trong công tác tuyển dụng giáo viên và đó cũng chính là yêu cầu của Nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề ban hành theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTB&XH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, từ đó làm rõ mục đích, vai trò, tầm quan trọng của quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề đối với chiến lược phát triển Nhà trường. Phải làm cho mỗi giáo viên tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu đánh giá, xếp loại theo Chuẩn, tránh qua loa đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ nghề nghiệp của giáo viên, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề: Xây dựng và ban hành bảng lương riêng đối với giáo viên dạy nghề, quy định phụ cấp đối với giáo viên đạt kỹ năng nghề, thực hiện quy định Nhà nước chi trả học phí đào tạo đối với những người được tuyển dụng vào làm giáo viên dạy nghề.

Đồng thời với ban hành chính sách, cần tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực thu hút giáo viên dạy nghề toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển dạy nghề.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Chi ủy, Ban giám hiệu, Hội đồng Nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường quán triệt, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về

phát triển giáo dục và đào tạo đến đội ngũ giáo viên qua các buổi sinh hoạt Chi bộ, họp Hội đồng giáo dục, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể...

Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trường học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nội dung của Chuẩn ban hành theo Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH, thường xuyên rà soát đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, việc rèn luyện phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp trong họp tổ chuyên môn, họp Hội đồng.

Nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuên môn, kỹ năng sư phạm, từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với việc tự học và phấn đấu rèn luyện thường xuyên đối với việc nâng cao năng lực sư phạm theo chuẩn giáo viên nghề.

Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức lao động khoa học trong công tác quản lý, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, trong các tổ chức đoàn thể của Nhà trường và tạo mối liên kết giữa các cá nhân, tổ chức, các bộ phận dựa trên nguyên tắc khoa học, dân chủ và đoàn kết. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong Nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi có điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện sứ mệnh chính trị của Nhà trường.

3.2.1.4. Mục tiêu cần đạt

+ 100% giáo viên nhận thức được vài trò của Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, biết xây dựng và thực hiện nhiệm vụ bản thân theo Chuẩn quy định. + 100% giáo viên có kỹ năng tự đánh giá bản thân và tham gia đánh giá đồng nghiệp theo Chuẩn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề của trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)