Đào tạo kỹ năng marketing cho cán bộ Thư viện

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Đào tạo kỹ năng marketing cho cán bộ Thư viện

Đào tạo kỹ năng cho cán bộ Thư viện là một trong những ưu tiên hàng đầu để phát triển công tác marketing vì con người là yếu tố tiên quyết của thành công. Kỹ năng marketing không chỉ quan trọng đối với cán bộ marketing chuyên nghiệp mà còn phải được chú trọng đào tạo cho tất cả các cán bộ của Thư viện.

Người cán bộ thư viện dù ở cương vị hay nhiệm vụ nào đều phải được đào tạo để có những kỹ năng cần thiết trong việc tiếp cận cộng đồng. Vì marketing hay quan hệ công chúng không phải là nhiệm vụ của riêng những cán bộ chuyên trách mà phải là triết lý hoạt động của Thư viện với mục tiêu cao nhất là đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Các cán bộ của Thư viện TQB cần được đào tạo có những kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng chuyên môn: Là các kỹ năng về nghiệp vụ thư viện và các kiến thức chuyên sâu về ngành. Kỹ năng này được đào tạo một cách bài bản ở trường đại học, tuy vậy cần được bồi dưỡng và đào tạo lại thường xuyên để đáp ứng với những thay đổi và kiến thức mới.

- Kỹ năng giao tiếp: Là các kỹ năng làm việc cùng với mọi người, có khả năng thúc đẩy và định hướng mọi người. Muốn vậy, người cán bộ thư viện cần phải lắng nghe ý kiến của cộng đồng. Một số kỹ năng trong giao tiếp mà cán bộ Thư viện TQB cần có:

 Thúc đẩy mọi người suy nghĩ và làm việc  Biểu lộ sự tin tưởng vào cộng đồng

 Giao tiếp cởi mở và cung cấp thông tin của Thư viện cho mọi người cùng biết

 Công bằng và quan tâm tới tất cả mọi người

- Kỹ năng về nhận thức: Có khả năng hiểu, nghiên cứu và nhận thức được bản chất của những vấn đề của tổ chức mình cũng như những vấn đề của cộng đồng người dùng tin.

- Kỹ năng hỏi và các sử dụng câu hỏi: Hỏi là một cách giao tiếp và trao đổi với cộng đồng. Người cán bộ thư viện cần biết cách sử dụng câu hỏi linh hoạt, đúng tình huống và có mục đích rõ ràng.

- Kỹ năng lắng nghe: Các cán bộ Thư viện cần được đào tạo để biết lắng nghe. Biết lắng nghe là một điều quan trọng. Cần biết lắng để không ảnh hưởng đến ý kiến, thái độ và niềm tin của người đối thoại.

- Kỹ năng tiếp ý kiến phản hồi/góp ý: Việc tiếp thu ý kiến phản hồi góp ý giúp chúng ta có cơ hội để thay đổi sửa chữa những điều làm chưa tốt và biết cách sửa chữa như thế nào.

Sau khi nhận ý kiến phản hồi, góp ý cần suy nghĩ xem ý kiến đó nói về thiếu sót gì của Thư viện và cân nhắc xem cần thay đổi hoặc sửa đổi những gì. Nếu góp ý liên quan đến vấn đề cá nhân cán bộ phục vụ thì tự mình rút kinh nghiệm, nêu liên quan đến những bộ phận khác thì phải thiết lập các báo cáo hoặc hợp tác với các bộ phận khác cùng sửa chữa.

- Kỹ năng tổ chức hội họp và thảo luận: Hội họp và thảo luận nhóm thường được tiến hành với một nhóm người. Đây là hình thức được sử dụng với chủ đề và mục tiêu đã được xác định. Lợi ích của hội họp và thảo luận là tiếp cận được với nhiều người, có khả năng thu hút được một lượng thông tin lớn, tạo ra sự đồng bộ, nhất quán và hợp đồng hành động. Hội họp và thảo luận yêu cầu kỹ năng thuyết trình và tổ chức sự kiện, điều khiển mọi người đi theo đúng hướng của buổi thảo luận hay cuộc họp. Cán bộ tổ chức hội họp và thảo luận cần tự rèn luyện cho mình sự tự tin, phong cách chững chạc, cuốn hút người đối diện.

- Kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện: Sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng rộng rãi của nó ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đó có thông tin, thư viện. Vì vậy người cán bộ của Thư viện TQB cần có kiến thức và kỹ năng để làm chủ những công nghệ thư viện, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết của mình để kịp thời đón nhận và tận dụng những phương tiện công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện trong đó có hoạt động marketing. Ví dụ: Sử dụng thành thạo phần mềm VTLS để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ thông tin, sử dụng Internet để giao tiếp với người dùng tin…

Việc đào tạo kỹ năng marketing cho cán bộ Thư viện phải được tiến hành thường xuyên liên tục và có đánh giá, kiểm tra. Để nâng cao hình ảnh và vai trò của Thư viện, mỗi cán bộ cần phải thấm nhuần ý nghĩa của marketing trong từng hành động của mình, đó là luôn hướng về người dùng tin, làm mọi việc tốt nhất có thể để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người dùng tin.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)