Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch là việc làm quan trọng cần được chú ý trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing. Việc kiểm tra thường xuyên tiến độ của các hoạt động marketing chính là quá trình giám sát hiệu quả làm việc của cán bộ, giúp cho cán bộ marketing luôn đi đúng hướng và hoàn thành mục tiêu.

Marketing có mục tiêu cuối cùng là làm hài lòng khách hàng, vì vậy việc đánh giá kiểm tra hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch chính là đánh giá sự hài lòng của khách hàng/người dùng tin. Các đánh giá này được thưc hiện theo một số phương pháp cơ bản: Đánh giá dựa trên sự phản hồi của người dùng; Đánh giá dựa trên số lượt truy cập sử dụng sản phẩm: Đánh giá dựa trên kết quả điều tra, thăm dò ý kiến người dùng tin. Các phương pháp có thể được tiến hành riêng rẽ hoặc đồng thời để đo lường sự hài lòng của người dùng, từ đó tìm ra các phương pháp để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NANYANG – SINGAPORE 2.1. Khái quát Thư viện Trường Đại học Công nghệ Nanyang

2.1.1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Trường

Trường Đại học Công nghệ Nanyang- Singapore, tên tiếng anh là Nanyang Technological University là trường Đại học lớn thứ hai của Singapore sau Đại học Quốc gia Singapore. Trường được thành lập vào năm 1955 với nguồn kinh phí được đóng góp bởi nhân dân trong vùng. Khi được thành lập, khuôn viên Trường nằm trong khu vực Vườn Vân Nam, phía Tây của quốc đảo Singapore. Qua thời kỳ phát triển lâu dài, ngày nay NTU đã trở thành trường Đại học nổi tiếng có đẳng cấp quốc tế với các cơ sở đào tạo ở khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ và Hoa Kỳ. NTU được xếp hạng trong số 25 trường Công nghệ hàng đầu trong các trường đại học trên thế giới và trong số 100 trường đại học toàn diện.

Không chỉ quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, NTU còn đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Với tư cách là một trường Đại học nghiên cứu đa văn hóa, NTU đã tiếp cận với các quốc gia được coi là trung tâm nghiên cứu khoa học của thế giới như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và Trung Quốc, Ấn Độ. Nhờ những chính sách đãi ngộ đặc biệt với các nhà khoa học, NTU đã thu hút được 11 nhà khoa học đạt giải Nobel làm việc tại đây cũng với một số giáo sư viện sỹ nổi tiếng phụ trách các trung tâm nghiên cứu của NTU. Mục tiêu của nhà trường là quốc tế hóa các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, để NTU trở thành trường đại học quốc tế hàng đầu trên thế giới. Học tập và làm việc ở NTU nghĩa là được tiếp xúc với rất nhiều nền văn hóa, kiến thức khoa học phong phú và “tư duy toàn cầu”.

Các trường Đại học thành viên và các Trung tâm nghiên cứu của NTU:

- Đại học Kỹ thuật : Đại học Kỹ thuật bao gồm 6 trường, tập trung vào công nghệ và kỹ thuật tiên tiến:

 Trường Kỹ thuật Hóa học và Hóa dược

 Trường Kỹ thuật Khoa học Môi trường và Xây dựng  Trường Kỹ thuật Điện- Điện tử

 Trường Khoa học Kỹ thuật Vật liệu  Trường Khoa học Vũ trụ và cơ khí - Đại học Khoa học: Gồm 2 trường:

 Trường Khoa học Sinh học

 Trường Khoa học Toán học và Vật lý

- Đại học Khoa học Xã hội, Nhân văn và Nghệ thuật: Bao gồm 3 trường:  Trường Truyền thông, Thiết kế và Nghệ thuật

 Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn

 Trường Giao tiếp và Thông tin Wee Kim Wee

- Trường Kinh doanh Nanyang: Một trong những trường đầu tiên và duy nhất của Singapore được xếp hạng trong top 25 trường kinh doanh của thế giới do Tạp chí tài chính thế giới (Financial Times Global MBA 2009) bầu chọn. Một trong 3 trường của Châu Á được trao giải thưởng của Hệ thống Cải thiện Chất lượng Châu Âu ( European Quality Improvement System).

- Ngoài ra NTU còn bao gồm: Viện nghiên cứu Giáo dục Quốc gia; Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam; Đài thiên văn trái đất Singapore.

Với các ngành đào tạo phong phú và quy mô lớn, NTU đang tiến tới mục tiêu trở thành trường đại học công nghệ và kỹ thuật hàng đầu thế giới. Muốn như vậy, NTU cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của mình, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của Thư viện NTU.

2.1.2. Thư viện Trường trong tiến trình phát triển.

Lịch sử hình thành

Lịch sử phát triển của Thư viện NTU gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển của đại học NTU. Năm 1955, khi Đại học Nanyang (Nanyang University) mới được thành lập, Thư viện của Trường được hình thành với các tài liệu quyên góp được của cộng đồng người Hoa và một số ít tài liệu bằng tiếng Anh, được đặt trong toà nhà mà ngày nay là Trung tâm Di sản Trung Quốc. Đến năm 1967 nhà trường mới xây dựng toà nhà thư viện độc lập bên cạnh toà nhà hành chính hiện tại.

Đến năm 1980, Đại học Nanyang sáp nhập vào trường Đại học Quốc gia Singapore để trở thành một tổ chức lớn mạnh hơn. Trường Đại học Nanyang đóng cửa cơ sở ở Jurong. Vốn tài liệu của Đại học Nanyang trở thành một phần trong số

bộ sưu tập của Đại học Quốc gia Singapore và vẫn được lưu trữ ở đó cho đến ngày nay.

Năm 1981, Trường Đại học Nanyang tách khỏi Đại học Quốc gia Singapore và thành lập Học viện Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological Institute) trên cơ sở vật chất của Đại học Nanyang cũ.

Năm 1991, Học viện Công nghệ Nanyang dần dần hình thành và phát triển đạt tiêu chuẩn của một trường đại học toàn diện, nhà trường đổi tên thành Đại học Công nghệ Nanyang như ngày nay. Khuôn viên nhà trường được thiết kế và xây dựng lại bởi một kiến trúc sư Nhật Bản nổi tiếng, trong đó có toà nhà Thư viện Lee Wee Nam. Sau đó nhà trường tiếp tục xây dựng Thư viện Số 2 do Thư viện Lee Wee Nam không còn đủ không gian cho người dùng tin.

Giữa năm 2003 và các Thư viện trường Khoa học Xã hội và Nhân văn và Thư viện Trung Quốc đã được thành lập. Năm 2007, Thư viện Nghệ thuật, Thiết kế và Truyền thông tiếp tục được khai trương. Trung tâm học liệu Giao tiếp châu Á và Thư viện Wang Gungwu bao gồm các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Trung Quốc xuất bản ở nước ngoài cũng trở thành một phần của Thư viện NTU. Năm 2010 Thư viện số 2 được tổ chức lại và trở thành Thư viện Kinh doanh (Bussines Library). Do vậy hiên nay hệ thống Thư viện NTU nằm rải rác trong khuôn viên của Nhà trường, là một hệ thống thư viện lớn bao gồm 7 thư viện thành viên, đó là :

1. Thư viện Lee Wee Nam (Lee Wee Nam Library- LWNL) 2. Thư viện Kinh doanh (Business Library- BUSL),

3. Trung tâm học liệu Giao tiếp châu Á (Asian Communication Resource Center- ACRC)

4. Thư viện Khoa học Xã hội và Nhân văn (Humanities & Social Sciences Library- HSSL)

5. Thư viện Trung Quốc ( Chinese Library- CHNL)

6. Thư viện Wang Gung Wu ( Wang Gung Wu Library- WGWL)

7. Thư viện Truyền thông, Thiết kế, Nghệ thuật ( Art, Design & Media Library- ADML)

Hệ thống các thư viện đồ sộ này từ lâu đã trở thành một người bạn đồng hành quan trọng và thân thiết trong nghiên cứu và học tập của tất cả sinh viên và cán bộ của NTU.

Nhiệm vụ của Thư viện

Nhiệm vụ của thư viện là cung cấp cho cộng đồng NTU các thông tin phong phú và phù hợp, hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của người dùng tin.

Mục tiêu hoạt động của Thư viện

- Đảm bảo hoạt động thư viện diễn ra theo chiến lược, tư vấn cho các nhà quản lý đào tạo về công tác phát triển thư viện và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Phát triển và duy trì các chương trình, chính sách hướng tới người dùng và lấy người dùng là trung tâm.

- Phát triển khả năng và tiềm năng của nhân viên, khuyến khích họ cải tiến nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ người dùng tin.

- Sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ thư viện tiên tiến và phù hợp. - Phát triển và duy trì hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có để cung cấp thông tin và dịch vụ.

- Hỗ trợ và nâng cao khả năng giảng dạy học tập thông qua việc cung cấp, giới thiệu nguồn lực thông tin.

- Cung cấp một môi trường thông tin phong phú, hỗ trợ và khuyến khích những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và học tập. Tạo lập môi trường học tập và nghiên cứu khoa học sôi nổi trong nhà trường.

- Nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường thông qua những dịch vụ thư viện hoàn hảo, sự phối hợp cùng với các tổ chức khác và những đóng góp của đội ngũ nhân viên đối với cộng đồng.

Kế hoạch chiến lược của Thư viện

Chiến lược phát triển của thư viện gồm có 4 nội dung chính cần quan tâm và nó được dựa trên chiến lược phát triển chung của NTU. Đó là:

* Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng trong nền kinh tế tri thức

Thư viện NTU củng cố và tăng cường hoàn thành nhiệm vụ này bằng việc tạo cho sinh viên thói quen và khả năng tự học. Họ làm việc này với ý nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp có nghĩa là các cán bộ thư viện tham gia vào cấu trúc chương trình học với môn kiến thức thông tin đối với những sinh viên ở trình độ cao. Các khóa học này đào tạo sinh viên trở thành những người dùng tin hiệu quả và có trách nhiệm với thông tin nói chung và những thông tin phục vụ cho học tập nói

riêng. Mục đích của Thư viện là mỗi sinh viên phải tham gia ít nhất hai lớp học về thư viện trước khi họ tốt nghiệp. Thư viện cũng thực hiện mục tiêu này một cách gián tiếp bằng cách cung cấp những nguồn tin có chất lượng, những dịch vụ và hoạt động hữu ích. Thông qua đó sinh viên sẽ tự hiểu một cách sâu sắc và sử dụng thông tin ngày càng nhuần nhuyễn hơn theo thời gian.

*Tạo ra một cộng đồng học tập sôi nổi trong trường đại học

Thư viện luôn là một không gian quan trọng của quá trình học tập của sinh viên. Trong một không gian của “thư viện lai” như Thư viện NTU, nơi rất nhiều phương tiện truyền thông cùng tồn tại thì không gian là điều cần thiết để gắn kết giữa người dùng tin, vốn tài liệu và dịch vụ thư viện. Ở Thư viện NTU, công tác thiết kế không gian thư viện ngày càng đa dạng với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Chỗ ngồi và không gian có thể được thiết kế và xây dựng theo hướng tạo điều kiện nhiều hơn cho thảo luận và làm việc nhóm của người học. Điều này sẽ khiến không gian thư viện trở nên khác biệt so với thư viện trước đây. Thư viện sẽ trở nên náo nhiệt hơn, ồn ào hơn, với rất nhiều hoạt động. Sinh viên sẽ được trang bị nhiều thiết bị tiện ích và các điểm dịch vụ (có người hướng dẫn hoặc tự phục vụ) hỗ trợ cho việc học. Cùng với việc sáng tạo không gian học tập, thư viện cũng sẽ phục vụ các yêu cầu thông tin truyền thống nhưng dưới hình thức cạnh tranh hơn để thu thập được nhiều phản hồi tốt từ phía bạn đọc. Thư viện trường đại học trong tương lai sẽ được thiết kế tập trung vào việc tạo ra những giá trị hữu ích, những không gian sáng tạo và hấp dẫn người dùng hơn là một nơi cất giữ dạng vật lý của tài liệu

*Hỗ trợ quá trình giao tiếp học thuật

Giao tiếp học thuật là quá trình truyền tải các tác phẩm, thông tin học thuật và nghiên cứu cho cộng đồng. Theo cách truyền thống, các tác phẩm học thuật thường được đăng trên các ấn phẩm như tạp chí, kỷ yếu và sách. Với tốc độ xuất bản nhanh chóng như hiện nay, một số nhà nghiên cứu cho rằng các thư viện đang lâm vào “sự khủng hoảng của giao tiếp học thuật” vì các chi phí ngày càng leo thang của các ấn phẩm định kỳ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính của thư viện.

Thư viện NTU sẽ nắm bắt và theo dõi những diễn biến trong quá trình này và chuẩn bị nội lực để giải quyết những thách thức phát sinh. Công việc của cán bộ thư viện là tham gia và tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống thông tin học thuật trong

môi trường đại học. Bên cạnh việc xây dựng nguồn tài liệu phong phú, Thư viện sẽ xây dựng một cơ chế lưu trữ để tập hợp và cung cấp điểm truy cập đối với các tác phẩm trí tuệ của tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường. Đây sẽ là thư viện học thuật của nhà trường( Institutional Repository- IR), trở thành nguồn lực khoa học quan trọng đển trao đổi và tham gia và mạng lưới các nguồn tài nguyên thông tin học thuật quốc tế.

* Chú trọng tới tất cả các hoạt động vì người dùng tin

Mục tiêu của Nhà trường là tạo ra cho sinh viên và cán bộ giảng viên một “văn hóa thư viện”, tức là đào tạo họ hiểu biết sâu sắc về thư viện và coi thư viện là giảng đường thứ hai của mình trong quá trình học tập và giảng dạy. Để đáp ứng mục tiêu phục vụ người dùng tin một cách tốt nhất, Thư viện đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức một cách mạnh mẽ vào cuối năm 2004. Trong đó, mỗi một cán bộ thư viện, bao gồm cả các trưởng bộ phận được giao trách nhiệm phụ trách một số chủ đề (subject) nhất định, xác định và đáp ứng nhu cầu thông tin của một nhóm người dùng tin cụ thể có liên quan đến chủ đề đó. Ví dụ, một cán bộ phụ trách về quảng cáo và truyền thông đồng thời được giao trách nhiệm phụ trách chủ đề “thương mại”, tức là vừa làm công việc thuộc về nhiệm vụ của mình, vừa là người bao quát các vấn đề của người dùng tin và đáp ứng nhu cầu, thắc mắc của người dùng tin liên quan đến chủ đề “thương mại”. Đây là một cách làm mới, đòi hỏi mỗi cán bộ thư viện dù ở cương vị nào cũng cần phải tiếp cận và giao tiếp với bạn đọc.

Để phối hợp tốt hơn trong công tác phục vụ người dùng tin, Thư viện cũng đã thường xuyên tổ chức tổ chức các buổi họp giao ban giữa các nhóm để thảo luận và rút kinh nghiệm trong quá trình phục vụ bạn đọc. Thư viện cũng đã lập một website nội bộ để trao đổi chia sẻ thông tin giữa các nhân viên, đồng thời cũng là kho lưu trữ hồ sơ, thủ tục, chính sách của Thư viện.

Cơ cấu tổ chức của Thư viện

Thư viện NTU là một hệ thống thư viện lớn với nhiều nhiệm vụ chức năng và vị trí của các Thư viện chuyên ngành nằm rải rác trong khuôn viên rộng lớn của NTU. Vì vậy cơ cấu tổ chức của Thư viện đòi hỏi phải rất khoa học và hợp lý để việc quản lý và giao tiếp giữa các bộ phận dễ dàng và không mất nhiều thời gian.

Cơ cấu của Hệ thống Thư viện NTU bao gồm:  Một giám đốc

 Một phó giám đốc

 Bộ phận Quản trị thư viện: Bao gồm Phòng Nhân sự và Quản lý chất lượng  Bộ phận Kế hoạch - cơ sở vật chất

 Bộ phận Tài chính và ngân sách

 Sắp xếp 9 bộ phận chức năng và 7 Thư viện thành viên thành 5 nhóm chuyên môn:

- Nhóm Dịch vụ kỹ thuật (Technical Services Group) có nhiệm vụ triển khai, bảo trì, bảo dưỡng và điều hành các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu và bảo đảm sự hoạt động của các máy móc thiết bị, mạng máy tính…

- Nhóm Nghiệp vụ thư viện (Library Technology) có nhiệm vụ tiến hành các khâu nghiệp vụ thư viện như bổ sung, biên mục, xây dựng Cơ sở dữ

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)