Một số nhận xét về công tác marketing tại Thư viện Tạ Quang Bửu

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Một số nhận xét về công tác marketing tại Thư viện Tạ Quang Bửu

Ưu điểm

- Nhận thức rõ vai trò của marketing trong hoạt động của Thư viện:

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, cùng nhu cầu cải thiện hoạt động, tận dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại sẵn có, Ban Giám đốc Thư viện TQB cùng các nhân viên đã đặt vấn đề nâng cao chất lượng công tác marketing. Theo quan điểm của Thư viện TQB, marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi hình ảnh của Thư viện đối với người dùng tin, đặc biệt là sinh viên, marketing giúp cho sinh viên hiểu hơn về vai trò và cách thức sử dụng Thư viện trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, là cầu nối giữa người dùng tin và các sản phẩm dịch vụ của Thư viện. Thư viện TQB nhận thức rất rõ vai trò và chức năng của công tác marketing đối với hoạt động của Thư viện. Có thể nói đây là một trong số ít các thư viện đại học nhận thức được tầm quan trọng của marketing trong hoạt động của mình, khi mà triển khai marketing vẫn là một công việc mởi mẻ đối với hầu hết các thư viện. Đây là một trong những thuận lợi cơ bản nghiên cứu và tiến hành xây dựng mô hình marketing cho Thư viện.

Đối với bất cứ thư viện nào người dùng tin cũng là đối tượng phục vụ chính, mục tiêu hoạt động của các thư viện là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin. Thư viện TQB cũng rất quan tâm và coi trọng nhu cầu của người dùng tin và hướng mọi mục tiêu của mình vào việc đáp ứng nhu cầu tin. Điều này thể hiện ở thái độ tôn trọng, nhiệt tình khi giúp đỡ, tư vấn và phục vụ thông tin cho người dùng tin.

- Các sản phẩm và dịch vụ thông tin khá đầy đủ:

Thư viện TQB rất quan tâm tới việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phong phú để đáp ứng yêu cầu của người dùng tin, đặc biệt là sinh viên. Với thế mạnh về công nghệ, Thư viện TQB quan tâm tới việc xây dựng các sản phẩm và dịch vụ điện tử và trực tuyến, tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng tiếp cận tài liệu thư viện ở mọi nơi, mọi lúc. Trong đó, người dùng tin đặc biệt quan tâm tới dịch vụ OPAC và mượn tài liệu về nhà. Điều này thể hiện trên số lượt truy cập các dịch vụ này trên trang web của Thư viện.

- Quảng bá hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ trên trang Web:

Website của Thư viện TQB có thể được đánh giá là đẹp về hình thức, phong phú về nội dung. Đây là kênh quảng bá hiệu quả của Thư viện đối với người dùng tin trong và ngoài nhà trường. Thư viện cũng đang hoàn thiện phiên bản trang Web bằng tiếng Anh để giới thiệu hình ảnh của mình cho bạn bè trên thế giới. Trang OPAC của Thư viện luôn trong tình trạng sẵn sàng kết nối và truy cập dễ dàng. Các thông báo của Thư viện thường xuyên được cập nhật trên trang Web đến người dùng tin trong và ngoài nhà trường.

Nhược điểm

- Tổ chức công tác marketing còn phân tán, thiếu tập trung:

Công tác marketing chưa được coi là một mảng hoạt động quan trọng song song với công tác phục vụ người dùng tin hay xử lý nghiệp vụ. Vì vậy tại Thư viện TQB việc tổ chức marketing còn phân tán, không có kế hoạch; mục tiêu, bố trí nhân sự cũng chưa cố định. Vì vậy hoạt động marketing không đồng đều, không thống nhất và bài bản. Việc kiểm tra hiệu quả của marketing chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là một trong những trở ngại lớn cho việc chuyên nghiệp hóa công tác marketing tại Thư viện.

Hầu hết các cán bộ của Thư viện TQB đều có trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học tốt. Nhưng kỹ năng và kinh nghiệm marketing còn thiếu và chưa hiểu biết thấu đáo về marketing trong hoạt động thư viện. Vì không có một phòng chức năng riêng biệt nên nguồn nhân lực cho hoạt động này cũng không cố định, tùy thuộc và sự phân công của Ban Giám đốc và đặc điểm của từng thời kỳ. Do vậy khó có thể tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp cận cộng đồng một các bài bản và chuyên nghiệp. Đây là một khó khăn đối với việc tổ chức nhân sự cho công tác marketing.

- Các hoạt động marketing còn nghèo nàn:

Các hoạt động marketing của Thư viện TQB vẫn còn thiếu và nghèo nàn, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm chú ý của người dùng tin. Đặc biệt là những hoạt động tiếp cận cộng đồng, nghiên cứu nhu cầu tin, truyền thông quảng bá chưa sôi nổi. Vì vậy hoạt động của Thư viện chưa trở thành một phần trong đời sống, học tập và nghiên cứu của người dùng tin. Chưa có được sự gắn kết và mối quan hệ chặt chẽ với người dùng tin.

- Việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dùng chưa được đầu tư thích đáng:

Các sản phẩm và dịch vụ hiện nay của Thư viện TQB mới dừng lại ở những dịch vụ thông thường, cơ bản. Tuy nhiên đây mới chỉ là những sản phẩm và dịch vụ cơ bản, thiết yếu, Thư viện TQB chưa đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ mới, có yếu tố công nghệ cao và mang tính sáng tạo, mới mẻ để hấp dẫn người dùng tin.

Ví dụ: Với tòa nhà chức năng rộng lớn và hiện đại nhưng chỗ ngồi của người dùng tin vẫn thiếu, không gian học tập chưa hiện đại và đẹp mắt, dịch vụ Internet cho sinh viên chưa xây dựng xong, thiếu các dịch vụ trả lời người dùng tin trực tuyến, thiếu các liên kết để người dùng tin kết nối với cán bộ Thư viện. Trong thị trường thông tin cạnh tranh và hành vi, sở thích của người dùng tin thay đổi nhanh chóng như hiện nay, Thư viện TQB cần sớm tìm ra cách thức phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới để thu hút sinh viên và cán bộ nhà trường đến với Thư viện nhiều hơn.

Nhìn chung, tuy nhận thức được vai trò quan trọng của marketing, nhưng trong thực tế việc tổ chức công tác marketing trong Thư viện vẫn còn rất nhiều bất

cập. Thư viện cần có những giải pháp phù hợp để phát huy được những ưu điểm sẵn có, khắc phục các nhược điểm để phát triển hơn nữa công tác marketing của mình.

3.3. Một số giải pháp phát triển công tác marketing tại Thư viện Tạ Quang Bửu trên cơ sở áp dụng mô hình marketing của Thư viện Đại học Công nghệ Nanyang

Trên cơ sở nghiên cứu mô hình marketing của Thư viện NTU và khảo sát thực trạng marketing của Thư viện TQB, có thể nhận thấy hai Thư viện có nhiều điểm tương đồng nhau về vai trò, chức năng, đối tượng người dùng tin cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật. Tuy vậy, nhờ biết xây dựng và phát triển công tác marketing, Thư viện NTU đã phát huy được nguồn lực sẵn có của mình. Với những hoạt động tiếp cận cộng đồng và quảng bá tiếp thị sôi nổi, Thư viện đã trở thành một phần thân thiết trong đời sống của sinh viên và người dùng tin nói chung. Những kinh nghiệm marketing của Thư viện NTU có thể được đúc rút và áp dụng cho Thư viện TQB. Các giải pháp sau đây có thể là gợi ý để Thư viện TQB xây dựng mô hình marketing phù hợp với điều kiện của mình:

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)