Tăng cường ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu marketing

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu marketing

Nghiên cứu marketing là công việc thường xuyên của các thư viện, tuy vậy không phải thư viện nào cũng làm tốt và có kế hoạch cụ thể cho việc nghiên cứu marketing. Ở Thư viện TQB, công tác nghiên cứu marketing đã được chú ý, song vẫn chưa trở thành một công việc mang tính chất thường xuyên.

Dựa trên mô hình hoạt động nghiên cứu marketing của Thư viện NTU so sánh với công tác nghiên cứu marketing của Thư viện TQB, ta có thể thấy một số điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau Quan tâm tới công tác nghiên cứu marketing và coi đó là nguồn nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạch định kế hoạch, mục tiêu phát triển của Thư viện trong ngắn hạn.

Khác nhau Thư viện TQB Thư viện NTU

Phương pháp tiến hành nghiên cứu

Phiếu điều tra trên giấy Phiếu điều tra thăm dò ý kiến trên Internet của LibQUAL

Ưu nhược điểm -Chi phí lớn hơn

-Tốn nhiều thời gian và công sức

- Độ chính xác không cao - Hạn chế số lượng người trả lời

- Chi phí thấp do được hỗ trợ

- Tiết kiệm thời gian và công sức của cán bộ

-Độ chính xác cao

-Không hạn chế số lượng người trả lời

Phương pháp phân tích số liệu

- Phân tích định tính

- Cán bộ Thư viện trực tiếp xử lý số liệu

- Phân tích định lượng

-Hệ thống phần mềm tự động xử lý số liệu

Ưu nhược điểm - Sai số lớn, kết quả thu được mang tính định tính khó sử dụng trong quá trình lập kế hoạch

- Mất nhiều công sức của cán bộ. Kết quả xử lý chậm

- Sai số nhỏ, kết quả thu được là các con số, dễ dàng đặt ra mục tiêu cho kế hoạch marketing mới trong ngắn hạn

- Hệ thống phần mềm xử lý, kết quả nhanh chóng và chính xác.

Qua sự so sánh trên có thể thấy, phương pháp nghiên cứu marketing của Thư viện NTU hiệu quả hơn do họ dựa trên cơ sở của nghiên cứu thị trường trên Internet với sự hỗ trợ của LibQUAL. Đây là một công cụ điều tra chất lượng dịch vụ của các Thư viện với chi phí rất thấp và điều kiện tham gia đơn giản. Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu marketing của mình, Thư viện TQB nên tham gia vào hiệp hội của LibQUAL để được hưởng những hỗ trợ cần thiết, đồng thời thay đổi phương thức nghiên cứu thị trường truyền thống hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Thư viện Tạ Quang Bửu-Đại học Bách Khoa Hà Nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)