8. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Đặc điểm người dùng tin của Thư viện
Nghiên cứu người dùng tin và đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan thông tin, thư viện phải tiến hành. Về công tác nghiên cứu thị trường người dùng tin, cán bộ Thư viện TQB cũng
đã có nhiều nghiên cứu trong những năm qua để hiểu biết và đưa ra những chiến lược phục vụ thông tin ngày càng tốt hơn đối với từng nhóm người dùng tin.
Người dùng tin ở Thư viện TQB là toàn thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên thuộc các hệ đào tạo trong toàn Trường. Bao gồm:
- 1950 cán bộ công chức, với 1192 giảng viên và 394 cán bộ phục vụ giảng dạy và NCKH. Hơn 30.000 nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của 33 ngành, 90 chuyên ngành đại học và sau đại học.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường trong giai đoạn hiện nay, có thể phân chia người dùng tin tại Thư viện thành 4 nhóm chính: Nhóm cán bộ lãnh đạo và quản lý; Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu; Nhóm nghiên cứu sinh và học viên cao học và nhóm sinh viên. Các nhóm người dùng tin của Thư viện có cơ cấu như sau:
1%
11%
83%
5%
Cán bộ lãnh đạo và quản lý Giảng viên và nhà nghiên cứu
Học viên sau đại học và nghiên cứu sinh Sinh viên
Biều đồ 3.1: Thành phần các đối tượng người dùng tin tại Thư viện TQB
- Nhómcán bộ lãnh đạo và quản lý:
Đây là nhóm người dùng tin chiếm số lượng nhỏ (1%) những lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ vừa tham gia giảng dạy vừa làm công tác quản lý, vừa là người định hướng chiến lược của trường. Nhóm này bao gồm Ban giám hiệu, trưởng, phó các khoa, phòng ban, tổ bộ môn, các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý là đưa ra các quyết định, đặt ra mục tiêu, phương hướng, đường lối phát triển của nhà trường, khoa, bộ môn,…lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Cường độ lao động của nhóm này rất cao. Do vậy, họ có rất ít thời gian khai thác tại Thư viện mà chủ yếu là sử dụng các dịch vụ mượn tài liệu về nhà, đa phương tiện hoặc sao in tài liệu gốc. Thông tin cho nhóm người này phải sâu, rộng, thông tin mang tính xác thực và bền vững. Hình thức thông tin đa dạng, phong phú (bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử). Thông tin họ cần là những thông tin mới nhất, mang tính thời sự. Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên họ chỉ sử dụng các tài liệu nước ngoài (nhất là tiếng Anh) đã được xử lý thông tin như các con số, bảng biểu, tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc.
Nhóm này chiếm tỷ lệ không nhiều (5%). Tuy nhiên, đây là nhóm người có trình độ trên đại học và có khả năng sử dụng ngoại ngữ cao (tối thiểu là 1-2 ngoại ngữ). Họ vừa là chủ thể sáng tạo ra thông tin thông qua các bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu và các dự án,… Đồng thời, vừa là người dùng tin thường xuyên của Thư viện. Do vậy, nhóm người dùng tin này luôn dành một khoảng thời gian nhất định cho việc tìm tài liệu tham khảo tại thư viện.
Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, người giảng viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan tới môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiến thức mới, kích thích quá trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Do vậy, thông tin cho nhóm này là những thông tin chuyên sâu có tính thời sự về khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực Trường đào tạo. Hình thức phục vụ thông tin cho nhóm này là các danh mục tài liệu chuyên ngành mới hoặc sắp xuất bản, các thông tin thư mục chuyên đề, thông tin chọn lọc về khoa học và công nghệ, tài liệu chuyên ngành là sách cũng như tạp chí khoa học kỹ thuật nước ngoài, các CSDL và các tài liệu điện tử…
- Nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học:
Nhóm này chiếm tỷ lệ 11%. Đặc điểm của nhóm đối tượng này là sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào thời gian thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu, bảo vệ tốt nghiệp, …
Đây là những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có kỹ năng sử dụng thư viện, biết cách khai thác hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ cho công việc nghiên cứu, học tập của mình. Do hầu hết trong số họ là cán bộ vừa đi học vừa đi làm nên thời gian dành cho thư viện còn hạn chế.
- Nhóm sinh viên:
Trong tất cả các nhóm người dùng tin thì nhóm người dùng tin là sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất (83%). Nhóm đối tượng người dùng này rất phong phú và đa dạng gồm sinh viên của tất cả các khoa, các khóa thuộc hệ đào tạo khác nhau trong nhà trường. Với việc cải cách và đổi mới giáo dục đại học đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy và học, hơn nữa việc đào tạo theo tín chỉ bắt buộc các sinh viên phải dành nhiều thời gian tự học tập, nghiên cứu thêm ngoài giờ lên lớp, do đó nhu cầu tìm kiếm tài liệu học tập nghiên cứu của sinh viên ngày càng lớn. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy và học, sinh viên không còn học một cách thụ động như trước mà đã có sự tìm tòi, học hỏi, bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài. Chính vì vậy, sau giờ học, thư viện và phòng thí nghiệm là nơi sinh viên dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sử dụng.
Khác với các nhóm người dùng tin kể trên, nhu cầu tin của sinh viên rất rộng và đơn giản. Họ thường muốn sử dụng các thông tin mang tính dữ kiện, cụ thể, chi tiết. Quá trình đào tạo tại Trường chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn một là 2 năm đầu học các môn cơ bản, đại cương và giai đoạn hai là 3 năm cuối đi sâu vào từng ngành chuyên ngành cụ thể. Sinh viên hai năm đầu chủ yếu đọc các sách giáo trình đại cương, cơ bản ở phòng đọc sách giáo trình và tham khảo tiếng Việt. Sinh viên 3 năm cuối chủ yếu đọc các tài liệu chuyên ngành, sách tham khảo và sách tra cứu cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Dựa trên sứ mệnh, vai trò của Thư viện và kết quả của việc phân khúc thị trường, có thể định hướng được kế hoạch marketing đối với từng nhóm người dùng tin để phù hợp với nhu cầu tin trên cơ sở của kết quả nghiên cứu marketing đối với từng nhóm.