Thứ nhất: Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình học theo tín chỉ trên cơ sở đề cương môn học để tạo lập sản phẩm thông tin phù hợp.
Thứ hai: Cần phân công cán bộ phụ trách từng môn học để theo dõi nguồn học liệu. Cán bộ thư viện cần giữ mối liên lạc thường xuyên với giảng viên.
Thứ ba: Cần có chiến lược phát triển các sản phẩm thông tin phù hợp trên cơ sở kết hợp các yếu tố: tạo cơ chế hợp lý, kinh phí đầu tư, huy động nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ của cán bộ,…
Trên cơ sở giải pháp đưa ra, các sản phẩm được tạo lập có thể đáp ứng nhu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ bao gồm các sản phẩm sau:
- Hồ sơ học liệu của môn học nào sẽ bao gồm tất cả các vấn đề, trong đó hồ sơ môn học được sắp xếp theo từng vấn đề, tập hợp tất cả các tài liệu có thể dưới dạng tài liệu truyền thống hoặc điện tử.
- Tạo lập các sản phẩm là các cơ sở dữ liệu điện tử học liệu, cơ sở dữ liệu toàn văn luận văn, luận án, cơ sở dữ liệu giáo trình điện tử, CSDL toàn văn giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết các môn học; CSDL toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học; CSDL toàn văn luận văn, luận án; CSDL toàn văn tài liệu tham khảo theo môn học.
3.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin phục vụ chương trình học chế tín chỉ tín chỉ tín chỉ
Chuyển đổi phương pháp đào tạo đại học từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ là một cuộc đổi mới toàn diện trong trường đại học. Các thư viện đại học không thể đứng ngoài cuộc. Bám sát chương trình đào tạo, lịch trình dạy và học của giảng viên và sinh viên, các thư viện đại học cần có những chiến lược phát triển vốn tài liệu/học liệu sát hợp với ngành đào tạo và từng môn học; tổ chức và phục vụ nguồn học liệu với công nghệ hiện đại và phương pháp phục vụ tiện lợi nhất, theo tinh thần đáp ứng yêu cầu thông tin của người dùng tin là giảng viên và sinh viên ở “mọi lúc, mọi nơi”. Muốn phục vụ tốt người dùng tin, cần tổ chức
tốt các dịch vụ thông tin theo nhóm, phục vụ chương trình học chế tín chỉ theo các hướng sau:
- Phát triển cung cấp các học liệu theo từng vấn đề của môn học dưới dạng giấy hoặc toàn văn.
- Cung cấp các trang điện tử toàn văn có liên quan đến học liệu cho bạn đọc. - Cung cấp dịch vụ in ấn, phôtô tự động: cài đặt tự động chế độ nạp lệ phí và khi tiến hành in và photo thì máy sẽ tự trừ tiền trong tài khoản của người dùng tin.
Phát triển dịch vụ mượn liên thư viện
Mượn liên thư viện giúp người dùng tin khai thác thông tin đầy đủ, phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin. Mượn liên thư viện là hình thức phục vụ bạn đọc khi sử dụng nguồn lực thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin khác trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng thư viện mình. Một số cơ quan thông tin thư viện trong cùng một khu vực địa lý hoặc cùng một nhóm có ngành liên quan liên kết với nhau, cho phép người dùng tin của mỗi cơ quan thành viên thông qua dịch vụ tổ chức tại đơn vị mình sử dụng chung nguồn tài liệu của tất cả các cơ quan này. Ngày nay dịch vụ mượn liên thư viện được mở rộng không chỉ đối với các cơ quan có quan hệ với nhau, mà một cơ quan thông tin thư viện có thể thực hiện dịch vụ này với bất kỳ cơ quan khác khi người dùng tin có yêu cầu.
Như vậy, đây hình thức chia sẻ nguồn lực thông tin tích cực nhất giữa các thư viện để phục vụ đối tượng người dùng tin đa dạng. Dịch vụ này có mục đích tạo ra những điều kiện tốt nhất để thỏa mãn một cách toàn diện và kịp thời những yêu cầu về tài liệu đồng thời phát huy với hiệu quả cao nhất vốn tài liệu, thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin trong cả nước, tiết kiệm được rất nhiều kinh phí cho các thư viện.
Để có thể tổ chức mượn liên thư viện với hiệu quả cao, trước hết phải có sự liên kết và cam kết (nghĩa vụ, trách nhiệm, chi phí,... ) giữa các thư viện tham gia. Nói cách khác, phải có sự chia sẻ nguồn lực giữa các thư viện. Ở nước ngoài, thường hình thành các liên hợp thư viện (consortium) để chia sẻ nguồn
lực, trong đó có mượn liên thư viện. Khi đó, vốn tài liệu của thư viện này cũng được coi là vốn tài liệu của thư viện khác. Khái niệm vốn tài liệu từ đó cũng thay đổi: Vốn tài liệu của thư viện là những gì thư viện có thể cung cấp tại chỗ hoặc qua dịch vụ liên thư viện, thay vì chỉ là những gì thư viện có.
Điều kiện quan trọng để duy trì mượn liên thư viện là phải có mục lục liên hợp giữa các thư viện tham gia. Chỉ như vậy thư viện mới biết bạn đọc có thể mượn sách gì, ở thư viện nào, chi phí bao nhiêu. Về phía bạn đọc, họ không cần biết cuốn sách nằm ở thư viện nào, mà chỉ cần biết họ có thể mượn qua thư viện mà họ là bạn đọc và với chi phí bao nhiêu.
Một trong những điều kiện tiên quyết để chia sẻ nguồn lực là các hệ thống phần mềm phải có khả năng chia sẻ dữ liệu dễ dàng. Các thư viện phải dùng chung các chuẩn mô tả thư mục, xử lý tài liệu. Ở Việt Nam, các thư viện đang được khuyến khích áp dụng DDC, AACR2 và MARC21. Nếu áp dụng những chuẩn này, có thể tổ chức mượn liên thư viện không chỉ giữa các thư viện trong nước với nhau mà còn với các thư viện ngoài nước mà còn với các thư viện ngoài nước.
Để thực hiện được dịch vụ mượn liên thư viện phải thực sự hoà nhập vào hệ thống thông tin thư viện Việt nam nói riêng và hệ thống thông tin thư viện quốc tế nói chung.
Tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề
Mục đích của dịch vụ này là giúp người dùng tin ( cá nhân hoặc tập thể) nắm bắt được nhanh chóng, đầy đủ và toàn diện thông tin thư mục mới nhất hoặc những thành tựu mới trong các lĩnh vực khoa học, rút ngắn thời gian tra tìm thông tin để thực hiện mục đích nghiên cứu, giảng dạy và học tập của họ.
Đối tượng sử dụng dịch vụ này có thể là các nhà nghiên cứu, các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên…
Cần tăng cường biên soạn thư mục chuyên đề có tóm tắt chú giải qua ngôn ngữ gốc của tài liệu phục vụ chương trinhg học tập của các Khoa và bộ môn trong trường.
Để có thể tiến hành dịch vụ này cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ và có trình độ, hiểu biết sâu về các ngành khoa học, các lĩnh vực trong trường, có khả năng đưa ra được các danh mục chuyên đề phù hợp với hướng nghiên cứu của người dùng tin trong trường.
Phát triển dịch vụ dịch thuật tài liệu
Đa số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường có thể sử dụng từ một đến hai ngoại ngữ, tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của sinh viên còn hạn chế. Để có thể tận dụng được triệt để, tối đa loại tài liệu này Trung tâm phải phát triển dịch vụ dịch thuật tài liệu, hạn chế những trở ngại gây nên bởi hàng rào ngôn ngữ.
Cần phối hợp với các chuyên gia về các lĩnh vực khoa học trong trường để tổ chức dịch thuật, đáp ứng nhu cầu người dùng tin. Đặc biệt quan tâm dịch thuật tài liệu phản ánh những thông tin mới nhất, những thành tựu khoa học mới.
Để thực hiện có hiệu quả dịch vụ dịch tài liệu, cần có sự hợp tác tích cực của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu sinh- đây là những người có trình độ học vấn cao, có hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành. Họ có thể chọn lọc định hướng những tài liệu phù hợp cho sinh viên.
Dịch vụ này chủ yếu dựa vào lao động thủ công của con người. Do vậy chi phí về thời gian và nhân lực cho dịch vụ này tương đối lớn. Cần có sự hợp tác chặt chẽ của thư viện và các chuyên gia để cho việc thực hiện, khai thác, sử dụng dịch vụ này trở nên có hiệu quả cao nhất.