Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 102)

Người dùng tin là một trong những yếu tố cấu thành nên các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. NDT vừa là đối tượng phục vụ của thư viện đồng thời chính họ cũng là người tạo ra những thông tin mới. Do vậy, hướng dẫn và đào tạo NDT là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả các cơ quan thông tin thư viện.

Thư viện đã tổ chức các lớp hướng dẫn, đào tạo người dùng tin để cung cấp cho họ những hiểu biết chung nhất về thư viện và về cách thức sử dụng, khai thác các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện.

Tuy nhiên cần phải tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về kiến thức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định về bản quyền tác giả, coi đây là một môn học bắt buộc. Muốn làm được điều này cần phối hợp giữa cán bộ thư viện với các khoa giúp tạo ra cách tiếp cận mang tính cộng đồng học tập trong công tác hướng dẫn người dùng tin theo phương thức tương tác giữa giảng viên- sinh viên- thư viện viên.

Tùy theo nhu cầu khác nhau của từng khóa học, TV còn thiết kế các chương trình học khác nhau nhằm cung cấp các kỹ năng cần thiết cho việc tìm kiếm, sử dụng thông tin phục vụ học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên để các chương trình học có hiệu quả thì bản thân người cán bộ TV cần phải có các kỹ năng về tra cứu TT và nguồn lực thông tin của đơn vị mình cũng như các nguồn thông tin khác.

Tăng cường dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin của các Thư viện. Hỗ trợ người dùng tin bao gồm việc định hướng, hướng dẫn việc truy cập TT hiệu quả. Thu hút NDT truy cập các trang web của Thư viện, tiếp thu những phản hồi của NDT để xây dựng trang web thân thiện hữu ích với người sử dụng.

Ngoài việc mở các lớp đào tạo NDT thường xuyên, thư viện cũng cần phải biên soạn các bảng hướng dẫn có nội dung chi tiết đặt tại các vị trí thuận tiện cho NDT sử dụng ở các phòng đọc, phòng mượn hoặc bên cạnh các máy tính dùng cho tra cứu.

Cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, thư viện cũng nên in các tờ bướm giới thiệu về thư viện và phát miễn phí cho NDT. Chương trình hướng dẫn nên được soạn thảo trên Powepoint và cần thiết quay thành video cùng các hình ảnh sinh động về hoạt động của thư viện để ở phòng tra cứu để khi có các đoàn tham quan hoặc NDT không chính thức của thư viện cũng có thể tự tìm hiểu và biết được các hoạt động của thư viện.

Hướng dẫn và đào tạo NDT nên tổ chức theo từng nhóm cụ thể. Cán bộ thư viện có thể soạn bài giảng cho phù hợp với từng đối tượng NDT. Quá trình hướng dẫn và đào tạo NDT cũng chính là quá trình tự đào tạo lại cán bộ. Thông qua các buổi toạ đàm, trao đổi, cách đặt câu hỏi để cán bộ thư viện giải đáp cũng chính là cách để cán bộ thư viện phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức CNTT, kiến thức chuyên ngành và cách thức làm việc trong môi trường điện tử để tự tìm hiểu, học hỏi và nâng cao trình độ, kiến thức cho bản thân mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao người dùng tin.

KẾT LUẬN

Sự chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ đòi hỏi cả người dạy và người học cần phải có sự chuyển hướng nghiêm túc. Người học cần chủ động trong việc tìm nguồn thông tin cho mình đồng thời giảng viên là người khơi nguồn cho những nhu cầu đó.

Phát triển hoạt động thông tin – thư viện phục vụ nghiên cứu đào tạo tại trường đại học trong điều kiện xu thế hiện nay là một nội dung lớn và phức tạp, có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đổi mới hoạt động thông tin- thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí thuyết cũng như thực tiễn phát triển của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, tác giả đã đưa ra một số giải pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm TT- TV ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ.

Để những giải pháp đã nêu có thể thực hiện được cần phải có những điều kiện sau:

- ĐHQGHN cần có những văn bản cụ thể về sự phối hợp hoạt động TT – TV giữa các đơn vị, phòng ban có liên quan đến công tác TT-TV.

- ĐHQGHN cần tạo điều kiện về chính sách và kinh phí để hoạt động TT- TV có hướng phát triển bền vững và lâu dài.

Hy vọng rằng những đề xuất của tác giả sẽ có những đóng góp nhất định cho việc đổi mới hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm TT-TV, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ tại ĐHQGHN.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

Chương 1. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN VỚI QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ... 8

1.1. Học chế tín chỉ và đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ... 8

1.1.1 Học chế tín chỉ ... 8

1.2.2. Khái quát về Đại học quốc gia Hà Nội ... 10

1.2.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học quốc gia Hà Nội ... 12

1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội ... 15

1.2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện ... 15

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm TT-TV ... 16

1.2.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin ... 19

1.2.2.1. Đặc điểm người dùng tin ... 19

1.2.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin ... 22

1.3. Vai trò và hoạt động thông tin thư viện đối với quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ ... 25

1.3.1. Vai trò của hoạt động thông tin thư viện đối với quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ ... 25

1.3.2. Yêu cầu đối với hoạt động thông tin- thư viện tại Đại học quốc gia Hà Nội trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ ... 28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ... 34

2.1. Xây dựng và tổ chức quản lý nguồn lực thông tin ... 34

2.1.1. Bổ sung vốn tài liệu ... 34

2.1.2. Cơ cấu nguồn lực thông tin ... 38

2.1.2.1. Cơ cấu hình thức ... 38

2.1.2.2 Cơ cấu nội dung ... 43

2.1.3. Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin ... 44

2.1.3.1. Tổ chức vốn tài liệu ... 44

2.1.3.2 Quản lý nguồn lực thông tin ... 47

2.2. Tổ chức các sản phẩm thông tin- thư viện ... 51

2.2.1. Hệ thống mục lục ... 51

2.2.1.1. Hệ thống mục lục truyền thống ... 51

2.2.1.2 Mục lục truy cập công cộng trực tuyến OPAC (Online Puplic Access Catalogs) .. 53

2.2.2 Các cơ sở dữ liệu ... 54

2.2.2.1 Cơ sở dữ liệu thư mục……….54

2.2.2.2 Cơ sở dữ liệu toàn văn………..54

2.2.3. Các sản phẩm thông tin – thư viện khác ... 55

2.2.3.1. Cổng thông tin điện tử của Trung tâm ... 55

2.2.3.2. Bản tin điện tử ... 56

2.3.3.3. Thư mục dạng in ... 57

2.2.4. Các công cụ và quy trình tạo lập các sản phẩm thông tin- thư viện ... 58

2.2.4.1. Các công cụ tổ chức các sản phẩm thông tin – thư viện ... 58

2.2.4.2. Quy trình xử lý tài liệu ... 60

2.3. Tổ chức các dịch vụ thông tin- thư viện ... 62

2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc ... 62

2.3.1.1 Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ... 62

2.3.1.2 Dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà ... 64

2.3.1.3. Phục vụ đọc tài liệu đa phương tiện... 66

2.3.1.4. Dịch vụ sao chụp tài liệu ... 67

2.3.2. Các dịch vụ khác ... 68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.1. Dịch vụ trao đổi thông tin ... 68

2.3.2.2. Dịch vụ tư vấn thông tin... 69

2.3.2.3. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc SDI ... 70

2.3.2.4. Dịch vụ tra cứu tin ... 71

2.4. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực ... 72

2.4.1. Cơ sở vật chất ... 72

2.4.2. Nguồn nhân lực ... 73

2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin- thư viện phục vụ học chế tín chỉ tại Trung tâm. ... 75

2.5.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin ... 75

2.5.2.1. Hạn chế ... 78

2.5.2.2. Nguyên nhân của những điểm hạn chế ... 79

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ... 81

3.1. Tăng cường nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ... 81

3.1.1. Điều chỉnh chính sách bổ sung phù hợp với yêu cầu đào tạo ... 81

3.1.2. Phát triển nguồn thông tin số... 83

3.1.3. Nâng cao khả năng chia sẻ nguồn thông tin ... 84

3.2 Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện phục vụ chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ... 86

3.2.1. Tạo lập các sản phẩm thông tin - thư viện bám sát chương trình học tập theo học chế tín chỉ ... 86

3.2.2. Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin phục vụ chương trình học chế tín chỉ ... 89

3.3. Nâng cao năng lực của cán bộ thư viện ... 92

3.3.1. Nâng cao kỹ năng tổ chức và quản lý nguồn tin hiện đại ... 92

3.3.2. Nâng cao kỹ năng tổ chức các sản phẩm và dịch vụ TT-TV ... 94

3.3.3. Nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ ... 95

3.4. Các giải pháp hỗ trợ ... 96

3.4.1. Mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm thông tin – thư viện trong và ngoài nước ... 96

3.4.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tạo lập, cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông tin-thư viện ... 97

3.4.3. Đào tạo người dùng tin ... 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Huy Chương (1998), “Thư viện đại học Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng phát triển”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ,sô 11/1998

[2] Nguyễn Huy Chương, Vũ Thị Kim Anh (2007), “Trung tâm TT-TV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 10 năm một chặng đường phát triển” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

website Bản tin ĐHQGHN, địa chỉ: truy cập ngày 12/6/2010.

[3] Nguyễn Huy Chương (2006), “ Đề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”., Kỷ yếu hội thảo khoa học Thư viện Việt Nam, hội nhập và phát triển. Đà Nẵng, tháng 8.2006. - tr.1-12

[4] Nguyễn Huy Chương (2008) Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện

phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện

hiện nay, truy cập ngày 15/6/2010 theo địa chỉ:

http://www.thuvien.net/khoa-hoc-nghiep-vu/

[5] Nguyễn Huy Chương, Tôn Quốc Bình, Lâm Quang Tùng (2004), “Tổ chức tài nguyên số phục vụ đổi mới giáo dục đại học” Kỷ yếu hội thảo tổ chức hoạt động TT-TV trong trường đại học. Đà Nẵng 28- 29/10/2004.- tr.71-79

[6] Dự án “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng cấp quốc tế”/ĐHQGHN.- H.,2008.-200tr

[7] Đại học Quốc gia (2008), Đại học quốc gia Hà Nội năm học 2008- 2009, NXB ĐHQGHN, Hà nội.

cập ngày 12/7/2010 tại địa chỉ http://www.thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien- nghiep-vu/khoa-hoc-thong-tin-va-thu-vien/

[9] Nguyễn Văn Hành (2007), “Thư viện trường đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ”,

http://www.thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien-nghiep-vu/khoa-hoc-thong-tin- va-thu-vien/to-chuc-va-quan-ly-thu-vien-hien-dai/thu-vien-truong-dai- hoc-voi-cong-tac-phat-trien-hoc-lieu-phuc-vu-dao-tao-theo-tin-chi, truy cập ngày 21/7/2010.

[10]Nguyễn Văn Hành (2000), Hoàn thiện công tác thông tin- thư viện ĐHQGHN, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Thông tin- Thư viện,

trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

[11] Đồng Đức Hùng (2007), “Thúc đẩy mối quan hệ cán bộ thư viện – giảng viên trước yêu cầu chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo, kỷ niệm 10 năm thành lập TTTT-TV ĐHQGHN (1997-2007). Hà nội 2007.- tr.15-22

[12] Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Thông tin và phát triển”, Thông tin từ lí luận đến thực tiễn, NXB Văn hóa thông tin, tr.185-187

[13] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.5-10

[14] Phạm Thế Khang, Lê Văn Viết (2006), Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thông tin- thư viện ở nước ta: Những hướng chủ yếu trong vài năm tới/ Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3(7)/2006.- tr 3-9

[15] Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin- thư viện phục vụ học chế tín chỉ trong các trường đại học”, Kỉ yếu hội thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động Thông tin- Thư viện, Hà nội 2007.- tr.39-43

[16] Dương Thái Nhơn (2006), “Một số suy nghĩ về cán bộ thư viện trong

http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:NYBq1G6wkNgJ:gralib.hc muns.edu.vn/bantin/bt106/Bai6.pdf+một+số+suy+nghĩ+về+cán+bộ+thư+ viện+trong+thời+kỳ+công+nghệ+thông+tin.

[17] Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 04/5/2007 “Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

[18] Tài liệu tập huấn và tham khảo về phương thức đào tạo theo tín chỉ (2006) / Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.- H.,

[19] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, NXB ĐHQG Hà Nội, 388tr.

[20] Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục số 107/2005. [21] Nguyễn Thị Phương Thảo (2007) “Một số kết quả hoạt động của phòng

Đa phương tiện thuộc phòng PVBĐ KHTN – KHXH&NV”, Kỉ yếu hội

thảo Khoa học và thực tiễn hoạt động Thông tin- Thư viện, Hà nội 2007.- tr.179-182

[22] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2008), Báo cáo tổng kết năm học 2007- 2008, Hà Nội

[23] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2008- 2009, Hà Nội

[24] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[25] Trung tâm TT-TV ĐHQGHN (2010), Báo cáo thực trạng giáo trình, tài liệu tham khảo và công tác phục vụ bạn đọc phục vụ cho phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại ĐHQGHN, Hà Nội

[26] Trần Mạnh Tuấn (2004), “Các biện pháp đổi mới hoạt động thông tin thư viện đại học”, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, (1), tr 29-35.

[27] Trần Mạnh Tuấn (1998), “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện”, Nxb Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia, 234 tr. [28] Trần Mạnh Tuấn (2003), “Một số vấn đề về sự phát triển các sản phẩm

và dịch vụ thông tin”, Tạp chí Thông tin &Tư liệu số 4, trang.15-23

[29] Phạm Thị Yên (2005), “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện của Trung tâm thông tin- thư viện, ĐHQGHN,

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành TT-TV, Trường Đại học văn hóa.

[30] Hoàng Yến (2005), “Năm 2006, Việt nam thí điểm chương trình đào tạo đại 6học tiên tiến”, địa chỉ:

http://vietnamnet.vn/giaoduc/tintuc/2005/10/496639, truy cập ngày 2/6/2010

[31] Nguyễn Thị Yến (2007), “Sinh viên được lợi khi học theo hình thức tín chỉ”, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, tr23-24.

[32] Lê Văn Viết (2006), “Xu hướng phát triển của TV trong 20 năm tới va phương hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam” Thư viện học những bài viết chọn lọc, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, tr.20 - 32.

[33] Lê Văn Viết, Võ Thu Hương (2007), “Thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 6 - 11

Tiếng Anh:

[34] Digital Library Standards and Practices. Địa chỉ truy cập http://www.diglib.org/standards.htm, truy cập ngày 15/7/2010.

[35] Evans G.Edward (1995). Devoloping Library and information center collection, 3rd.ed. Library Unlimited, INC, Englewood, Colorado.

[36] H.D.L. Vervlict (1979). Resourse Sharing of Libraries in Developing countries.

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 102)