Tạo lập các sản phẩm thông tin-thư viện bám sát chương trình học tập theo học chế

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)

tập theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo tín chỉ là phương pháp mới ở Việt Nam, hiện nay mới được áp dụng ở một số Trường đại học. ĐHQGHN đang trong giai đoạn chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ, do vậy có rất nhiều vấn đề phát sinh: từ phương pháp giảng dạy đến vấn đề cung cấp học liệu phục vụ đào tạo. Một trong những nhiệm vụ chính của Trung tâm TTTV là tạo lập được các sản phẩm phục vụ tốt công tác đào tạo theo tín chỉ của nhà trường.

Xây dựng CSDL học liệu điện tử phục vụ E-learning

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ viễn thông, nhiều hình thức đào tạo mới xuất hiện. Các công nghệ mới đã cho phép xây dựng các lớp học ảo theo phương thức E-Learning, người học có thể theo học ở bất kỳ nơi đâu, vào bất kỳ thời gian nào.

E-learning chính là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, băng video, audio thông qua một máy tính hay TV. Người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới hình thức như E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video.

Trong những năm gần đây E-learning được xem như một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền thống. Để phục vụ những lớp học này, thư viện phải xây dựng những CSDL số hoá, các học liệu điện tử đa phương tiện.

Việc xây dựng học liệu điện tử phục vụ học tập (E-learning) tại thư viện góp phần làm đa dạng hoá loại hình tài liệu, bổ sung nguồn cung cấp tài liệu mới dưới hình thức các tư liệu trực tuyến đa phương tiện. Đây là tiền đề xây dựng mô

hình phục vụ bạn đọc mới - mô hình hệ thống thông tin-thư viện hiện đại, lưu trữ và chia sẻ trực tuyến tài liệu, tri thức cho các đối tượng người dùng tin. Mô hình này giúp cho giảng viên có điều kiện hơn trong quá trình cải tiến phương pháp dạy đại học. Sinh viên có thể tự tìm tài liệu phục vụ cho việc học của mình, trong khi giảng viên chủ yếu tập trung vào nêu vấn đề và trang bị phương pháp nghiên cứu, học tập. Ngoài ra học liệu điện tử còn tạo cơ hội cho sinh viên trong việc tiếp cận kiến thức, kích thích có thói quen làm việc với máy tính, đây chính là một kỹ năng không thể thiếu đối với sinh viên hiện nay.

Để thực hiện xây dựng CSDL học liệu điện tử phục vụ học tập (E- learning), thư viện phải tiếp tục bổ sung thêm các phương tiện hiện đại trong toàn trường và đường kết nối Internet tốc độ cao.

Tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu giáo trình toàn văn. Đây là nguồn thông tin tri thức lớn và luôn được cập nhật để có thể xây dựng được kho giáo trình trực tuyến và học liệu điện tử lớn. Cần tiến hành số hoá các nội dung tài liệu học tập, xây dựng chuyển đổi các giáo trình cốt lõi thành các học liệu điện tử bài giảng trực tuyến. Thành lập các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm và thuật ngữ trực tuyến cho các bài giảng dạy này.

Xây dựng CSDL toàn văn

Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn cần được tiến hành, bởi đây là một dạng cơ sở dữ liệu chứa các thông tin cấp 1. Cơ sở dữ liệu này sẽ cải thiện đáng kể việc cung cấp các nguồn tin, mở ra triển vọng mới trong hoạt động của các hệ thống giao lưu thông tin.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn hiện nay đang được các chuyên gia khuyến nghị theo hướng kết hợp giữa các tài liệu gốc với các biểu ghi thư mục của các tài liệu đó. Mục đích đặt ra là tận dụng các cơ sở dữ liệu thư mục đã có, đã được xây dựng. Người dùng tin vừa có thể tiến hành tra cứu tài liệu thông qua các thông tin chỉ dẫn để lựa chọn những thông tin phù hợp, vừa có thể xem được nội dung tài liệu gốc qua cơ sở dữ liệu toàn văn. Như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao cho người dùng tin khi tra tìm thông tin.

Tăng cường khả năng thích ứng của sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện trước yêu cầu ngày càng tăng của giảng viên và sinh viên khi đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học theo học chế tín chỉ. Hoàn thiện bộ máy tra cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn một cách rõ ràng quyền và mức được phép khai thác các tài liệu, các nguồn tin. Chủ động cung cấp các điều kiện thuận lợi cho người sử dụng khai thác, truy cập một cách hợp pháp qua cổng thông tin với giao diện trên nền Web, với ngôn ngữ giao diện là tiếng Việt, tiếng Anh đến các CSDL, ngân hàng dữ liệu, các nguồn tin theo yêu cầu của người dạy - người học. Cung cấp các công cụ trao đổi thông tin giữa người dạy-người dạy, người dạy-người học, người học-người học, tổ chức các diễn đàn, hội thảo, phòng thảo luận nhóm,.... Muốn vậy, cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Tạo cơ chế quản lý thích hợp từ chính sách, tổ chức, phân công, kế hoạch cụ thể. Trước tiên người quản lý phải có trách nhiệm, quan điểm rõ ràng cũng như chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người thực hiện thể hiện trong các vấn đề:

+ Kinh phí: Tùy thuộc vào số lượng cũng như nhu cầu của bạn đọc mà tạo lập sản phẩm phù hợp trên cơ sở xác định được nguồn kinh phí đầu tư là bao nhiêu và nguồn kinh phí được lấy từ đâu.

+ Nhân lực: Tuỳ thuộc vào khối lượng công việc mà xác định nguồn nhân lực là nhiều hay ít. Tuy nhiên, nhân lực phải thường xuyên được cập nhật và phát triển hoàn thiện kiến thức.

+ Vật lực: Trước tiên phải xác định được nguồn tin thích hợp để thu thập cũng như tạo lập sản phẩm. Mặt khác cơ sở vật chất của cơ quan cũng phải đáp ứng được cho việc tạo lập sản phẩm.

+ Tài lực: Trình độ của cán bộ thông tin thư viện cũng như kỹ năng của người quản lý để tạo ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu đào tạo theo tín chỉ.

Thực tiễn hiện nay vấn đề cung cấp sản phẩm thông tin phục vụ đào tạo tín chỉ tại ĐHQG còn nhiều bất cập. Do vậy, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau đây

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu của đào

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)