Vai trò của thƣơng hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu (Trang 26)

6 Kết cấu luận văn

1.2 Vai trò của thƣơng hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Uy tín doanh nghiệp thể hiện bằng thương hiệu

Đẳng cấp và danh tiếng thương hiệu là tài sản vô hình vô giá của một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty.

Thương hiệu được coi là chìa khóa thành công của chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Thương hiệu là vô hình nhưng giá trị của nó có thể được xác định bằng những con số có giá trị không hề thua kém các tài sản hữu hình được thể hiện trong bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp giá trị thương hiệu hay còn gọi là giá trị tài sản vô hình được xác định lớn hơn nhiều lần so với giá trị tài sản vật chất. Uy tín thương hiệu doanh nghiệp có thể làm giá trị sổ sách và giá trị thị trường của cổ phiếu chênh lệch từ 30% đến 70%.

Theo trường kinh doanh Havard, tài sản quý giá nhất mà một công ty có thể phát triển, đó là danh tiếng. Danh tiếng của bạn được định nghĩa là “bạn được khách hàng của mình biết đến ở mức độ nào”. Và danh tiếng quan trọng nhất mà bạn có thể giành được là dựa vào chất lượng sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp, phẩm chất của người mang đến dịch vụ đó cho khách hàng.

Một thương hiệu được đánh giá là mạnh khi có nhiều người biết đến với những nhận thức tích cực và sự trung thành đối với thương hiệu thông qua sự quan tâm và sử dụng thường xuyên sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh thì không chỉ nâng được uy tín và vị thế của mình mà giúp cho công ty có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn bởi khách hàng sẵn sàng trả ở mức giá cao hơn cho thương hiệu nổi tiếng, cho sự an tâm về chất lượng và đẳng cấp sản phẩm trên thị trường. Chính thương hiệu là tài sản của công ty nên doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng, cần bảo vệ và nuôi dưỡng nó để tạo nên giá trị lâu dài. Thương hiệu được phát triển thì hình ảnh của công ty quản lý thương hiệu đó cũng được đánh giá cao. Giữa hình ảnh của công ty (cooperate image) và thương hiệu (brand) có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Vì vậy, tất cả các chương trình xây dựng hình ảnh của công ty cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cần được hoạch định một cách rõ ràng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Bằng cách nào để xây dựng hình ảnh của công ty và thương hiệu đến với công chúng?

Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Khi một thương hiệu đã được khách hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Wave @ thuộc sản phẩm của Honda…); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh

sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm của chính những người tiêu dùng).

Thu hút đầu tư: Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.

Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá trị của doanh nghiệp: thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)