6 Kết cấu luận văn
3.7. Doanh nghiệp cần đầu tƣ cho công tác truyền thông thƣơng hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là cả một quá trình lâu dài, được duy trì liên tục theo một định hướng thống nhất và có tính tổng thể. Do đó, để thành công, doanh nghiệp cần tích cực quan tâm đầu tư cho nhân lực và ngân sách thực hiện công việc này.
Thứ nhất, cần chú ý tới vấn đề nhân lực, vì con người là yếu tố cốt lõi để thực hiện thành công mọi chiến lược. Các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chuyên nghiệp hơn. Hiện tại còn nhiều cán bộ làm công tác truyền thông ở các đơn vị là kiêm nhiệm, nên thời gian dành cho công tác này còn hạn chế; Bản thân nhiều đơn vị cũng chưa chú tâm lắm về hoạt động này;
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách được đào tạo các kỹ năng quan hệ với công chúng, báo chí. Có thể cán bộ làm công tác này phải có khả năng giải đáp thắc mắc cho khách hàng, lập danh sách và theo dõi những khách hàng thân thiết, tổ chức giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp.
- Không chỉ tuyên truyền những mặt tốt, mà cũng cần mạnh dạn phản ánh những tồn tại, khó khăn để khắc phục hoặc có thể xem đó để tránh. Để làm được điều này phải quán triệt để những người làm công tác thông tin truyền thông thấy được việc phản ánh những tồn tại, khó khăn là để tham khảo, tìm biện pháp khắc phục chứ không phải nhằm mục đích không tốt.
- Đẩy nhanh tiến trình áp dụng quy trình, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO trong tất cả các hoạt động trong đó có truyền thông. Vì ISO là một trong các tiêu chuẩn thương mại quan trọng, như một chứng chỉ để tham gia vào thị trường quốc tế. Đặc biệt là việc quản lý, thông tin hướng vào khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
- Việc triển khai các chiến lược marketing và hoạt động truyền thông nhằm khuếch trương thương hiệu phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ ở tất cả các đơn vị trong hệ thống. Điều này sẽ tạo nên tính thống nhất và sẽ có những tác động mạnh hơn đối với khách hàng./.
- Thực hiện truyền thông toàn diện, đầy đủ các đối tượng công chúng, phạm vi trong và ngoài doanh nghiệp.
Trước tiên, thông tin trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là việc phổ biến những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, định hướng phát triển đến toàn thể cán bộ nhân viên (CBNV). Bởi hơn ai hết, CBNV là những người trực tiếp giao dịch, tiếp xúc với khách hàng – đây là kênh truyền tải thông điệp từ ngân hàng đến với khách hàng thông qua các mối quan hệ của nhân viên hoặc khi có điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng rất hiệu quả. Hơn nữa, chính sự hiểu biết sâu sắc về những sản phẩm, dịch vụ cũng như nhiệm vụ phát triển của đơn vị mình sẽ làm cho CBNV ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm. Từ đó tạo động lực để mỗi CBNV phải là một đầu mối marketing để giới thiệu, cung cấp được nhiều thông tin tốt của ngân hàng đến khách hàng.
Thứ hai, thông tin cho báo giới, cơ quan truyền thông. Mặc dù việc phát biểu, công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc làm của các bộ phận có chức năng. Tuy nhiên trong một giới hạn nào đó, những người làm công
tác truyền thông cũng có thể thực hiện thông qua việc cung cấp thông tin cho báo giới.
Thứ ba, cung cấp thông tin cho khách hàng. Trong môi trường với rất nhiều thông điệp tiếp thị xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các bảng hiệu, tờ rơi, website v.v, thì việc lôi kéo sự quan tâm, chú ý của khách hàng là việc làm rất khó. Hơn nữa, bộ nhớ con người là có giới hạn, nó không thể nhớ tất cả các thông tin, đặc biệt những thông tin chung chung, giống nhau. Mà nó thường tiếp nhận những thông tin mới, lạ, khác biệt. Chẳng hạn, khi tiếp nhận thông điệp “mang đến điều người khác hằng ước mơ”, lúc đó khách hàng sẽ nghĩ gì, nhớ gì? Chắc chắn khách hàng sẽ quên đi sau đó để tiếp nhận các thông tin khác mới hơn, liên tục hơn. Khi đó, vai trò của hoạt động truyền thông là làm thế nào tác động đến nhận thức của người tiêu dùng, truyền tải được “điều người khác hằng ước mơ” đến được với khách hàng. Để khách hàng từ nhận biết, tìm hiểu, sau đó dùng thử sản phẩm, dịch vụ xem có đúng như thông điệp đó hay không. Nếu chất lượng sản phẩm dịch vụ, của doanh nghiệp đáp ứng như điều hằng mơ ước thì rõ ràng từ dùng thử đến quen và sau đó là trung thành với những sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp.
Tiểu kết chương III
Trong chương III, luận văn đã trình bày các nội dung bao gồm việc thực hiện một kế hoạch truyền thông như thế nào cho có hiệu quả. Đây là điều mà người làm công tác quản trị marketing truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nó có tác động trực tiếp đến kết quả công việc của họ và đến sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Xây dựng thông điệp, quảng bá thông điệp truyền thông thương hiệu, lựa chọn kênh quảng bá, ngân sách thực hiện, đo lường, đánh giá... đều nhằm mục tiêu thực hiện được kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Thông điệp rõ ràng, ấn tượng, đường truyền thông điệp đúng sẽ tác động mạnh đến nhận thức, tình cảm và hành vi của công chúng. Đó chính là mục đích truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Báo chí có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vấn đề báo chí với xây dựng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Vấn đề thương hiệu ngày càng được quan tâm, chú trọng đến đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã nhận ra vao trò, tầm quan trọng của thương hiệu và sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó, từ thực tiễn quan sát được cho thấy, trong kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, báo chí đóng vai trò là công cụ hữu hiệu. Báo chí góp phần xây dựng, bồi đắp uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp, tôn vinh và khẳng định giá trị của thương hiệu. Những hiệu quả truyền thông mà báo chí tạo ra có tác động tích cực đối với thương hiệu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng nhận thức rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa là việc sử dụng báo chí trong kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn và tư duy dài hạn trong việc thực hiện các kế hoạch vì có liên quan đến thông điệp truyền thông, lựa chọn kênh, thông điệp, phối hợp với báo chí... Đây là sự kết hợp hai chiều cùng hỗ trợ phát triển giữa doanh nghiệp và báo chí, vì vậy, những qui tắc được đúc kết trở thành lý thuyết cho việc thực hiện các chương trình truyền thông là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình hoạt động thực tiễn sôi động với nhiều phương thức mới cũng sẽ ngày càng làm phong phú thêm những qui tắc lý thuyết cho vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Cẩm nang truyền thông. Cục văn hóa- Đại sứ quán Hoa Kỳ - Tìm được tiếng nói trước công chúng.
2. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông, Nxb. ĐHQGHN, 2004.
3. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), PR lý luận và ứng dụng, Nxb. Lao động - Xã hội, 2008
4. Hà Nam Khánh Giao, Quan hệ công chúng- Để người khác gọi ta là PR - NXB Thống kê, 2004
5. Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb.Chính trị Quốc gia, H.2004.
6. Lý Quí Trung, Xây dựng thương hiệu, Nxb.Trẻ, TPHCM. 2007. 7. Mai Quỳnh Nam - Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội- Báo
chí những vấn đề lí luận và thực tiễn - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
8. Mai Quỳnh Nam - Vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng - Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
9. Trần Anh (biên dịch và giới thiệu), 62 kế hoạch PR xuất sắc, Nxb.Lao động, H. 2008.
10. Vũ Quang Hào, Mối quan hệ giữa truyền thông và tài sản thứ cấp của doanh nghiệp, Tham luận tại Hội thảo xây dựng môn PR tại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội 05/2005.
11. Nhiều tác giả, Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn, tập 4, tập 5, Nxb.ĐHQG, H.2001, 2006.
12. Vũ Quỳnh, Quảng cáo và các hình thức quảng cáo hiệu quả nhất, Nxb Lao động Xã hội, 2006
13. Armand Dayar, NghÖ thuËt Qu¶ng c¸o, NXB ThÕ giíi, 2002
Trẻ, TpHCM 2005.
15. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng - những kiến thức cơ bản, Nxb. Thông tấn, H. 2003.
16. Gerry Mc Cusker, Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, Nxb.Trẻ, TPHCM.2007.
17. Frank Jefkins, Phá vỡ bí ẩn PR, NXB Trẻ, TPHCM. 2004.
18. Jane Johnston, Clara Zawawi, PR - lý thuyết và thực hành, Nxb Allen&Unwin, 2004.
19. Jacques Locquin, Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo, Nxb. Thông tin, H. 2003.
20. Moi Ali, PR hiệu quả, Nxb. Tổng hợp TPHCM, 2006.
21. Moi Ali, Quản lý Khủng hoảng, Nxb. Tổng hợp TPHCM, 2006. 22. Michael Newman, 22 quy luật cơ bản của Quảng cáo, Nxb.Tổng
hợp TPHCM, 2006.
23. Philip Koller, Thấu hiểu tiếp thị từ A-Z, NXB Thèng kª, 2006 24. Philip Koller, Qu¶n trÞ Marketing, NXB Thèng kª, 2003
25. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Quan hệ công chúng và báo chí ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Khoa báo chí - Trường ĐH KHXH&NV, 2000.
26. Vũ Quang Đại – quảng cáo trên báo in hiện nay – khóa luận TN khoa báo chí – ĐH KH XH và NV, năm 2005
27. Nguyễn Thị Mai Anh, Báo chí với vấn đề nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV, 2001
28. Nguyễn Thị Thanh Nga, Truyền thông quan hệ công chúng và bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam, Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV, 2002.
29. Nguyễn Văn Thành – tìm hiểu cách thức quảng bá thương hiệu (trên thương hiệu cafe) – Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV, 2006.
30. Hoàng Ngọc Quý – chiến lược PR trong doanh nghiệp- Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV, 2006.
31. Nguyễn Thị Mai Chi – vai trò của PR đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu – Khóa luận cử nhân, Khoa báo chí- Trường ĐH KHXH&NV, 2006.
32. Võ Thị Thu Hiền – cuộc chiến màu sắc trên truyền thông trong xây dựng thương hiệu Pepsi cạnh tranh với Cocacola – , Khóa luận cử nhân, Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 2007.
33. Lê Thu Lượng, Truyền thông trong tình huống sự cố, Khóa luận cử nhân, Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 2005.
34. Lưu Phương Mai, Xây dựng và phát triển thương hiệu báo chí qua việc tổ chức các sự kiện, Khóa luận cử nhân, Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 2005.
35. Phạm Thanh Hà, Quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay, Tham luận tại hội thảo xây dựng môn PR tại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội 05/2005.
36. Phạm Thu Hà, Truyền thông Quan hệ công chúng trong các doanh nghiệp bảo hiểm, Khóa luận cử nhân, Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 2005.
37. Lê Xuân Tùng - Xây dựng và phát triển thương hiệu – NXB Lao động xã hội 2005
38. Đặng Thị Châu Giang, Hiện trạng và giải pháp về hoạt động quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 2005.
Tài liệu tiếng Anh
39. Denis L.Wilcox, Phillip H.Ault, Warren K.Agee, Glen T.Cameron,
Public Relations: Strategies and Tactics, Longman, 2000. 40. J.M. Kaul, Public Relations in India, third edition, Delhi, 1992. 41. Scott M.Cutlip, Allen H.Center, Glen M.Broom, Effective Public
Relations, Prentice Hall, New Jersey.1999.
42. Walter K.Lindenmann, Guidelines for measuring the effectiveness PR programs and activities, University of Florida, 1997.
Báo, tạp chí và websites
43. Thời báo kinh tế Sài gòn từ năm 2006 đến tháng 10/2008. 44. Tạp chí Marketing năm 2007,2008
45. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu năm 2007,2008 46. www.massogroup.com 47. www.prvietnam.com.vn 48. http://www.vietnamjournalism.com 49. http://www.Lantabrand.com 50. http://www.Timevn.com 51. http://www.Marketingprofs.com 52. http://www.Brandchanel.com
53. Tài liệu về chiến lược thương hiệu của một số công ty: Interbrand (Mỹ), Brandz Group (Singapore), Storm Eyes (Việt Nam), Mindshare (Mỹ)…