Tác động lên thái độ (hoặc quan điểm)

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu (Trang 106)

6 Kết cấu luận văn

3.5.2.3 Tác động lên thái độ (hoặc quan điểm)

Các quan điểm chịu tác động lẫn nhau là một phần cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Trong rất nhiều tình huống, chúng ta rất thích gây ảnh hưởng lên thái độ của một người nào đó cũng như mong muốn họ hiểu những gì mà chúng ta đang nói. Quá trình thay đổi và hình thành nên các quan điểm, chúng ta gọi đó là sự tác động (ảnh hưởng) lên thái độ (quan điểm). Những tác động lên quan điểm không bao giờ kém phần quan trọng, dù cho đó là một nhóm nhỏ hay một tổ chức lớn. Đặc biệt, sự tác động này sẽ làm thay đổi những tình cảm của công chúng đối với thương hiệu của doanh nghiệp, từ chưa thích đến có cảm tình, sau đó là yêu thích và quan trọng cuối cùng là tác động đến hành vi mua hàng hay sử dụng sản phẩm dịch vụ, cao hơn nữa là sự gắn bó, lòng trung thành đối với thương hiệu của công chúng.

Đó là lý do các ngành công nghiệp thường cố gắng gây ảnh hưởng tới công chúng đối với những công việc kinh doanh lớn bằng cách giới thiệu về bản thân họ trong một thứ ánh sáng đẹp đẽ, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Khi áp dụng vào đối tượng công chúng và các bối cảnh truyền thông, quá trình tác động này thường hướng đến “sự tin tưởng”. Các nghiên cứu về truyền thông đại chúng thường đặc biệt liên quan tới tác động có sức thuyết phục của thông điệp đối với những người cầm đầu các quan điểm trong đông đảo công chúng.

Trên thực tế, chúng ta có thể không thay đổi được quan điểm của một người nào đó, nhưng chúng ta vẫn có thể khiến họ hiểu được quan điểm của mình. Nói cách khác, điều doanh nghiệp cần làm là tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa công chúng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)