Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước

Một phần của tài liệu su 11 CB ca nam (Trang 50)

nhiều trận thắng lớn.

+ Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất do: đường lối thủ để hòa, tâm lý sợ giặc, đánh giá sai về âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù nên đã dâng một phần chủ quyền dân tộc cho giặc.

- GV chia lớp làm 02 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Tình hình ở miền Đông sau Hiệp ước Nhâm Tuất?

+ Nhóm 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Trương Định? - Sau 4 phútthảo luận, GV gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác bổ sung, sau đó chốt ý. - GV sử dụng lược đồ giới thiệu 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

(?) Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây như thế nào? - HS theo dõi SGK trả lời. GV nhấn mạnh: Yếu tố khiến Pháp đẩy mạnh và dễ dàng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây do thái độ nhu nhược, cầu hòa của nhà Nguyễn và mục đích của giới tư bản Pháp là quyết tâm tìm kiếm thắng lợi ở Việt Nam để xoa dịu mâu thuẫn ở chính quốc sau thất bại trong cuộc chiến ở Mêhicô. Mất 3 tỉnh miền Tây triều đình Huế mất đi vùng hậu phương rộng lớn, giàu có. Còn Pháp dễ dàng uy hiếp phong trào ở Campuchia và mở rộng đánh Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

(?) Nhân dân miền Tây đã chống Pháp như thế nào?

- HS nêu tên các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. GV bổ sung một số câu chuyện lịch sử liên quan đến các nhân vật: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…

(?) Nhận xét về cuộc đấu tranh của nhân dân 3 tỉnh miền Tây?

- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.

1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862 kháng chiến sau hiệp ước 1862

- Sau 1862, lực lượng kháng chiến của triều đình ở 3 tỉnh miền Đông phải giải tán.

- Phong trào của nhân dân vẫn tiếp diễn: phong trào “tị địa”, khởi nghĩa Trương Định. - Khởi nghĩa Trương Định:

+ 1859 phối hợp với triều đình chống Pháp ở Gia Định.

+ 1861 về căn cứ Tân Hoà.

+ 1862 giương cao lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái”, đẩy mạnh đánh địch.

+ 1863 Pháp tấn công Tân Hoà

+ 1864 Pháp tập kích vào Tân Phước. Trương Định hi sinh.

2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì Nam Kì

- 20/6/1867 quân Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long.

- Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn 1 viên đạn.

3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp

- Phong trào “tị địa” phát triển.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Đỗ Thừa Long (Cà Mau), Nguyễn Hữu Huân (Mĩ Tho)…

=> Đặc điểm:

+ Diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Diễn ra sôi nổi, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

+ Hình thức phong phú, nhiều căn cứ được xây dựng.

+ Thất bại do chênh lệch lực lượng, vũ khí thô sơ.

4. Củng cố

- GV củng cố lại các nội dung để các em hiểu sâu hơn bài học.

5. Bài tập về nhà

Bài 20:

CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG NGUYỄN ĐẦU HÀNG

(Tiết 25 – 26)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:

- Trình bày được âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 - 1884.

- Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1873 – 1874.

- Phân tích được nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ…

3. Thái độ

- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nướcvà tay sai bán nước.

- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.

- Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học

Lược đồ, tranh, ảnh giáo khoa về lịch Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

III. Tiến trình bài học

1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:

(?) Tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam?

2. Giới thiệu bài mới:

Âm mưu của thực dân Pháp là thôn tính toàn bộ Việt Nam. Vì vậy sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công xâm lược Bắc Kỳ. Quá trình thực dân Pháp chiếm Bắc Kỳ ra sao? Nhân dân Bắc Kỳ, Trung Kỳ kháng chiến chống Pháp như thế nào? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.

3. Tổ chức dạy học:

Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức

(?) Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất có gì nổi bật?

- HS: Sau khi mất Nam Kì, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc. + Nguyên nhân: tình hình chiến tranh loạn lạc, sự bóc lột của định chủ, chính sách bảo thủ và lạc hậu của triều đình, đặc biệt là chính sách “bế quan tỏa cảng”, sự khước từ những đề

Một phần của tài liệu su 11 CB ca nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w