quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản
1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản
- 1929, KT NB khủng hoảng nghiêm trọng. - Hậu quả: nông dân phá sản, CN thất nghiệp. => Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?) Hậu quả của khủng hoảng KT ở Nhật? - GV nhấn mạnh hậu quả đã đè lên vai người lao động => mâu thuẫn xã hội gay gắt.
(?) Vì sao Nhật Bản lại quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? Quá trình đó diễn ra như thế nào? - HS trả lời, GV chốt ý: Giống nước Đức, Nhật là nước TB trẻ, chậm trễ trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa. Nhật lại khan hiếm nguyên liệu, sức mua trong nước rất thấp. Ở Nhật vốn có truyền thống quân phiệt hiếu chiến, nhu cầu thị trường thuộc địa rất lớn. Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- GV yêu cầu HS đọc SGK phần chữ nhỏ để thấy được đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật.
- GV khai thác kênh hình 38: quân đội Nhật chiếm Mãn Châu.
(?) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản?
- GV gợi ý: về mức độ? hình thức đấu tranh? lãnh đạo? mục đích đấu tranh? lực lượng tham gia? tác động?
- HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để khắc phục những khó khăn, chính quyền Nhật đã quân phiệt bộ máy nhà nước.
- Đặc điểm: quân phiệt bộ máy nhà nước với xâm lược thuộc địa (kéo dài suốt thập niên 30). - Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm chiếm Trung Quốc.
=> NB trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Á và thế giới.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Mức độ: sôi nổi.
- Hình thức: Phong phú (Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân).
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.
- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.
- Lực lượng: Công nhân, nông dân, binh lính, một bộ phận của giai cấp tư sản.
- Tác động: làm chậm quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản.
4. Củng cố
- GV nêu một số câu hỏi để củng cố bài học:
+ Khủng hoảng 1929 - 1933 ở Nhật và hậu quả của nó? + Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật?
5. Bài tập về nhà
- Dặn dò: HS học bài cũ, xem trước bài mới, và làm bài tập.
Tiết 18: Làm bài kiểm tra học kỳ I.
Chương III: CÁC NƯỚC CHÂU Á
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Bài 15:
(Tiết 19)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Trình bày được những nét chính của phong trào Ngũ Tứ và phong trào cách mạng trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX)
- Nêu được nét chính của phong trào cách mạng Ấn Độ.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của SKLS. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
- Nhận thức sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử của Mao Trạch Đông, M.Ganđi.
- Đoạn trích “Cương lĩnh của ĐCS TQ” (tháng 7/1922), Tư tưởng của M.Ganđi.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số học sinh2. Giới thiệu bài mới: 2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918 kéo dài suốt 20 năm đến Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, châu Á đã có những biến chuyển to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điều đó đã khiến cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới, ta tìm hiểu điều này qua phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ - hai nước lớn ở khu vực châu Á.
3. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức
- GV nêu câu hỏi gợi ý HS nhớ lại những kiến thức về lịch sử Trung Quốc thời phong kiến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
(?) Những hiểu biết về Trung Quốc trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- HS trả lời những hiểu biết của mình. GV chốt ý.
- GV yêu cầu HS tự đọc SGK để suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
(?) Nét chính của phong trào “Ngũ Tứ”