- Tuy mang tính tự phát nhưng phong trào bước đầu
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
CỦA THỰC DÂN PHÁP
(Tiết 31)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu được những điểm mới của KT – XH Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Phân tích được nguyên nhân và tác động của những biến đổi đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, tư duy lôgic và khả năng so sánh, liên hệ các sự kiện lịch sử…
3. Thái độ:
- Thấy được bản chất bóc lột của CNĐQ nói chung và của thực dân Pháp nói riêng.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Tranh ảnh về tình hình KT – XH nước ta đầu thế kỷ XX. - Một số tư liệu khác liên quan đến bài học.
II. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của khởi nghĩa Ba Đình? (?) Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa trên quy mô lớn. Những chính sách mà Pháp thực hiện là gì? Những chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình KT – XH Việt Nam? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta lí giải những vấn đề trên.
3. Tổ chức dạy học:
- GV yêu cầu HS theo dõi mục 1 trong SGK, thảo luận.
(?) Những điểm mới trong nền KTVN là gì? - HS đọc SGK kết hợp trao đổi với bạn tìm ra câu trả lời.
- GV gợi ý cho HS có thể so sánh nền KTVN ở hai thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để thấy được những biến chuyển trong nền KTVN đầu thế kỷ XX.
(?) Nguyên nhân và tác động của sự biến chuyển đó là gì?
- HS: Do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nên KTVN biến chuyển theo hai chiều hướng: tích cực, tiêu cực.
- GV kết luận: những chuyển biến về KT đều nhằm phục vụ cho lợi ích của tư bản Pháp, nhưng về khách quan ít nhiều đem lại những tiến bộ trong nền KTVN.
(?) Trước những biến chuyển về KT do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp thì tình hình xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?
- GV hướng dẫn HS tìm ra câu trả lời. Tập trung vào các ý sau:
+ Tình hình các giai cấp cũ.
+ Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới. + Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.
+ Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp trong cuộc giải phóng dân tộc.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết, chốt ý: Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam trở nên gay gắt lơn. Mặt khác sự nảy sinh các tầng lớp xã hội mới tạo điều kiện bên