- Chủ nghĩa phát xít bị sụp đổ hoàn toàn. - Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới, trụ cột là Liên Xô, Mĩ, Anh.
- Hậu quả: 70 quốc gia và 1700 triệu người bị lôi vào cuộc chiến; 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, cơ sở kinh tế bị tàn phá - Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
4. Củng cố
- Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệtchủ nghĩa phát xít?
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
5. Bài tập về nhà
- Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 18
Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Từ năm 1917 – 1945)
(Tiết 23)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
- Nêu được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới...
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Bảng niên biểu về những sự kiện chính cảu lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945). - Tài liệu tham khảo có liên quan.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số học sinh2. Giới thiệu bài mới: 2. Giới thiệu bài mới:
Trong phần LSTG hiện đại, các em đã được tìm hiểu những sự kiện hết sức phong phú. Tổng kết lại toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới đã học, lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại là nhiệm vụ cơ bản của chúng ta qua bài học hôm nay. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
3. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS NDKT
- GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917- 1945). - HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
- GV gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu SGK
Nước Nga - Liên Xô
Thời gian
Sự kiện Kết quả, ý nghĩa 2/1917 7/11/1917 1918 -1920 1921 -1941 - CM DCTS - CM tháng Mười - ĐT chống thù trong giặc ngoài - XD CNXH