Phong trào Cần Vương bùng nổ

Một phần của tài liệu su 11 CB ca nam (Trang 56)

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương

* Bối cảnh:

- Triều đình Huế bị khuất phục, Pháp áp đặt nền thống trị lên toàn bộ Việt Nam.

- Một bộ phận quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối mạnh mẽ, các toán nghĩa quân vẫn hoạt động mạnh.

- Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) => phái chủ chiến có sự chuẩn bị và ra tay trước.

* Diễn biến:

- Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi).

- Đêm 4/7/1885 đạo quân của Tôn Thất Thuyết tấn công đồn Mang Cá và toà khâm sứ.

- 5/7 quân Pháp phản công.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy khỏi Kinh thành về Tân Sở (Quảng Bình), ban chiếu Cần Vương (13/7/1885), kêu gọi nhân dân kháng chiến => phong trào Cần Vương bùng nổ.

2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

- Đặc điểm từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 1885 – 1888: Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của triều đình kháng chiến, đứng đầu là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phát triển rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì.

+ Giai đoạn 2: 1888 – 1896: Phong trào phát triển, quy tụ thành các trung tâm lớn, xu hướng đi vào chiều sâu; đặt dưới sự chỉ đạo của văn thân, sĩ phu.

- Kết quả: Năm 1896 khởi nghĩa Hương Khê thất bại đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương.

- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực chiến đấu của nhân dân.

Một phần của tài liệu su 11 CB ca nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w