tộc ở khu vực này.
- Trình bày được một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á và cuộc Cách mạng tư sản năm 1932 ở Xiêm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Thấy được nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, của các dân tộc bị áp bức.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
Lược đồ các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu có liên quan.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu những sự kiện chính về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1913 - 1919? (?) Nêu những nhận xét về giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1910 - 1939? Điểm khác nhau giữa cách mạng Ấn Độ và cách mạng Trung Quốc là gì? Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình không sử dụng bạo lực?
2. Giới thiệu bài mới:
- GV đưa biểu tượng bông lúa ASEAN rồi nêu câu hỏi: + Nhận biết hình tượng của tổ chức nào?
+ Em biết gì về tổ chức này?
- GV nhận xét và bổ sung, rồi dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hiện đại. Để hiểu biết được lịch sử của khu vực này trong thời kỳ 1918 - 1939 chúng ta vào bài mới.
3. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức
- GV treo lược đồ Đông Nam Á để giúp HS nhận biết 11 quốc gia trong khu vực. Từ đó, nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX.
- Vào cuối thế kỉ XIX khu vực này diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
(?) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế nhất?
I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất: chiến tranh thế giới thứ nhất:
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội:
- Kinh tế: bị “hội nhập cưỡng bức” vào hệ thống kinh tế của CNTB với tư cách:
+ Thị trường tiêu thụ. + Cung cấp nguyên liệu thô.
- Chính trị: quyền hành nằm trong tay các nước TB thực dân.
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?) CM tháng Mười Nga đã có tác gì ở ĐNÁ? - HS dựa vào SGK trả lời.
- GV chốt ý: Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đã làm cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới. (?) Những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh và chốt ý.
(?) Tại sao đầu thế kỷ XX xu hướng mới - xu hướng vô sản lại xuất hiện ở Đông Nam Á? - Chương trình khai thác và bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã đưa tới sự phát triển nhanh về số lượng của giai cấp công nhân. Họ nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin nên có những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia; năm 1930: Đảng Cộng sản Inđônêxia; năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
(?) Vì sao Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo ở Inđônêxia?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Đảng Dân tộc (chính Đảng của giai cấp tư sản) chủ trương, đường lối đấu tranh là đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc với phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân. Đường lối này giống với đường lối của Đảng Quốc đại. (?) Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia trong thập niên 30 của thế kỉ XX? Nhân dân Inđônêxia đã làm gì khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện?
- HS dựa vào SGK trả lời.
(?)Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia?
- HS trả lời, GV chốt ý và ghi bảng.
+ GCTS dân tộc lớn mạnh.
+ Giai cấp công nhân tăng về số lượng và ý thức cách mạng.
- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã tác động mạnh đến các nước Đông Nam Á.
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á ở Đông Nam Á
- Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến mới:
+ GCTS dân tộc trưởng thành và lớn mạnh. + Các đảng tư sản thành lập.
- Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản xuất hiện và phát triển. Đảng Cộng sản thành lập và nắm vai trò lãnh đạo.