- Hệ thống các nước XHCN ra đời.
- GV chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu: + CMT10 Nga.
+ Cao trào cách mạng 1918 - 1923.
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao. + Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX. - HS thảo luận theo nhóm, GV tổng kết, chốt ý.
II. Những Những nội dung chính của LSTG hiện đại (1917 -1945) 4. Củng cố
- GV cố vững chắc và mở rộng khả năng tư duy cho HS bằng câu hỏi: Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945?
5. Bài tập về nhà
- Hoàn thành cả 3 câu hỏi và bài tập trong SGK.
PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918)
Chương I: VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
Bài 19:
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC(Từ năm 1858 đến trước năm 1873) (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
(Tiết 24)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Phân tích được ý đồ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Trình bày được quá trình thực dân Pháp xâm lược VN từ 1858 đến trước năm 1873. - Nêu được những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học.
- Hiểu được bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
- Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học
- Bản đồ hành chính VN, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì, tranh ảnh có liên quan.
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số học sinh2. Giới thiệu bài mới: 2. Giới thiệu bài mới:
- GV nêu những câu hỏi định hướng cho HS: Quá trình chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp diễn ra như thế nào? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 6 tỉnh Nam Kỳ ra sao?Em có nhận xét gì về vai trò của nhà Nguyễn với tư cách là người lãnh đạo cuộc kháng chiến? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức
- GV khái quát lại kiến thức từ khi Gia Long lên ngôi (1802) đến thời vua Tự Đức.
(?) Điểm nổi bật của tình hình nước ta vào giữa thế kỷ XIX là gì?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- Khi chốt ý GV cần lưu ý HS nhận thức rõ hậu quả của chính sách chuyên chế, triệt để cấm đạo, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn đẩy Việt Nam vào trình trạng lạc hậu, cô lập với bên ngoài, làm rạn vỡ khối đoàn kết dân tộc, tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.
(?) Nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ này? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho nhà Nguyễn là gì? - HS: + Sự suy yếu của nhà nước phong kiến Việt Nam kéo dài khoảng hơn 2 thế kỷ.
+ Yêu cầu lịch sử là cần phải canh tân đất nước để thoát khỏi tình trạng lạc hậu, tránh họa ngoại xâm.
+ Chính sách của nhà Nguyễn không phù hợp đã đẩy Việt Nam lún sâu vào khủng hoảng. (?) Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam? - HS trả lời, GV chốt ý.
(?) Thực dân Pháp đã chuẩn bị như thế nào