Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc lựa chọn

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 93)

3.3.1. Giải pháp chiến lƣợc thu hút đầu tƣ du lịch

- Quy hoạch các khu kinh doanh du lịch: Phân tán các cơ sở dịch vụ du lịch ở các vùng, điểm đầu nguồn, dân cư tập trung. Đối với các cơ sở phục vụ lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống nên quy hoạch tại các khu vực xa trung tâm thành phố; cơ sở mua sắm quy hoạch và phát triển tại trung tâm thành phố.

- Điều kiện đối với các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh về du lịch: cần quy hoạch và tạo điều kiện để nhà làm du lịch khi thành lập cơ sở dịch vụ ngoài vốn đầu tư cần thiết, điều kiện về diện tích tối thiểu, cơ sở vật chất tối thiểu để chú trọng đến không gian, cảnh quan của cơ sở, tạo một tổng thể không gian hài hòa với những nét đẹp sẵn có từ thiên nhiên.

- Tập trung Quy hoạch và triển khai đầu tư 5 khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh, chủ trương là nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, các năm qua bằng nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh trên 49 tỷ đồng triển khai 7 công trình giao thông đến các khu du lịch và tiếp tục triển khai tuyến đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná, cơ sở hạ tầng các làng nghề, mở rộng mạng lưới cấp điện, nước đến các khu du lịch, một số dự án qui mô lớn hoàn thành tăng năng lực sản xuất ngành du lịch như: Khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ (4 sao), Khu Resort Long Thuận (3 sao) và 6 khách sạn Mini tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng, và 8 dự án đang triển khai đầu tư tổng vốn 2.500 tỷ đồng như khu du lịch Bình Tiên, khu du lịch sinh thái Núi Chúa, khu du lịch Bãi Thùng...và một số dự án tại khu du lịch Bình Sơn-Ninh Chữ.

- Xây dựng ý thức và bảo vệ môi trường du lịch từ chính quyền địa phương cho đến người dân, khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, hệ thống đào tạo về du lịch.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành du lịch, thực hiện tốt Luật du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước. Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục về du lịch.

- Kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế như FDI, cổ phần hóa, liên doanh liên kết, tư nhân vào đầu tư du lịch cho các dự án đầu tư du lịch hiện nay.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, đơn vị hàng đầu trong ngành du lịch trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Ninh Thuận.

3.3.2. Giải pháp chiến lƣợc tập trung

- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở văn phòng đại diện của các đơn vị lữ hành tại các trung tâm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Tăng cường hoạt động lữ hành và vận chuyển của các trung tâm lữ hành theo nhu cầu cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, mở rộng các tour theo từng loại hình, tăng cường số lượng, chất lượng dịch vụ và phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên và hướng dẫn viên quốc tế,…

- Tăng cường liên kết các đơn vị trong và ngoài nước bằng ký kết các hợp đồng với các công ty lữ hành quốc tế hàng đầu hiện nay như Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty CP du lịch Việt Nam-Hà Nội, Công ty du lịch Hòa Bình, Công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours, Công ty TNHH Thương mại du lịch Á Đông, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ du lịch Bến Thành, Công ty cổ phần du lịch Tân Định- Fiditourist, Công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại TPHCM; các công ty lữ hành nội địa hàng đầu như: Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ du lịch Bến Thành, Công ty cổ phần du lịch Thanh Niên, Công ty lữ hành Hanoitourist và Công ty cổ phần du lịch An Giang nhằm trao đổi nguồn

khách với các đơn vị trong ngành, phối hợp xây dựng đểm đến trong tour du lịch tại các đơn vị lữ hành quốc tế.

- Phát huy sức mạnh nội tại của các đơn vị trong ngành bằng cách tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các cơ sở phục vụ lữ hành khác như cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, giải trí, vận chuyển,…Điều hòa quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện liên kết trên tinh thần các bên cùng có lợi.

- Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp đầu tiên của Việt Nam hướng đến đối tượng khách du lịch có thu nhập cao, tầng lớp người giàu; hình thành Câu lạc bộ du thuyền, phát triển 100 đến 200 bến du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy.

- Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp đầu tiên của Việt Nam hướng đến đối tượng khách du lịch có thu nhập cao, tầng lớp người giàu; hình thành các câu lạc bộ du thuyền, phát triển 100 đến 200 bến du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy.

- Hình thành các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng và thu hút loại hình Spa cao cấp có thương hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù của Ninh Thuận.

- Phát triển loại hình du lịch kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc thù về nắng và gió để phát triển các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước ngắm rạng san hô, đua mô tô trên cát...

- Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường.

- Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các khu di tích Chăm và các làng nghề truyền thống.

- Xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch, hoạt động chung của tỉnh như các lễ hội, hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa,... để thu hút du khách.

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ và kỹ năng phục vụ du khách.

- Có chính sách thích hợp ở các tháng vắng khách, đối với khách hàng thân thiết, khách hàng khuyết tật, khách hàng trẻ em...Miễn phí một số các dịch vụ trong tour trọn gói cho khách hàng như sử dụng internet, quà lưu niệm, sách báo, tạp chí...

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong từng đơn vị phục vụ, thực hiện an ninh, trật tự an toàn cho du khách, tạo điểm đến an toàn, thân thiện mến khách.

- Củng cố tổ chức Hiệp hội du lịch tỉnh, có tính gắn kết cao trên tinh thần hợp tác, phát triển lâu dài và đôi bên cùng có lợi. Có tôn chỉ rõ ràng, hoạt động thường xuyên, tinh thần hỗ trợ giúp đỡ cao và cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho hiệp hội hoạt động có hiệu quả. Xây dựng các đơn vị du lịch điển hình trong kinh doanh làm nòng cốt, đầu tàu cho các doanh nghiệp khác và cả hệ thống doanh nghiệp phát triển.

3.3.3.Giải pháp chiến lƣợc cải tiến quản lý

- Phát huy hiệu quả của bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong quản lý nhà nước là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch phát huy được vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn tới.

- Phát huy vai trò của Trung tâm xúc tiến Du lịch-Thương mại và Đầu tư trong việc thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến và đầu tư trong quan hệ, giao dịch làm việc với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh. Làm đầu mối tổ chức xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư, tư vấn hướng dẫn và giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư giúp các doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục và sớm triển khai đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ.

- Mạnh dạn chuyển các nhiệm vụ phần hành từ Sở kế hoạch và Đầu tư như về các chính sách thu hút đầu tư, các dự án đầu tư du lịch do ngành du lịch chịu trách nhiệm chính trong tham mưu đề xuất; tạo điều kiện cho ngành du lịch thực hiện được quy hoạch phát triển du lịch và các chính sách về thu hút, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

- Hiệp hội du lịch phải thực sự là cầu nối giữa các cơ sở kinh doanh với các cơ quản quản lý nhà nước, đủ mạnh về bộ máy, nhân sự; chủ tịch và các phó chủ tịch hiệp hội phải có tiếng nói chung thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ của hội viên tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch phát triển, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các cơ sở sẽ tự giám sát lẫn nhau về chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

- Tổ chức định kỳ hằng năm các cuộc hội nghị doanh nghiệp chuyên ngành du lịch, dịch vụ du lịch tham gia đóng góp ý kiến về những bất cập trong quản lý, đề xuất những biện pháp hoặc tham gia cho công tác quy hoạch phát triển du lịch giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đề ra những chính sách, định hướng, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp phát triển và quản lý du lịch ngày một hoàn thiện hơn.

3.3.4.Giải pháp chiến lƣợc quy hoạch du lịch

Quy hoạch phát triển du lịch toàn diện để khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh, bao gồm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và dịch vụ phục vụ du lịch; hình thành một số khu du lịch ở tầm quốc gia và khu vực, phấn đấu đến năm 2015, Ninh Thuận trở thành một trong 7 vùng trọng điểm du lịch quốc gia thuộc tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt – Phan Rang. Xây dựng được thương hiệu du lịch Ninh Thuận, trọng điểm là khu du lịch Bình Tiên-Vĩnh Hy.

Với mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng ngành du lịch tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15-16%/năm và đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2016-2020 bình quân 19-20%/năm. Đồng thời tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch trong GDP của tỉnh trở thành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 chiếm 5% và năm 2020 chiếm khoảng 8% trong GDP của tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2015 đón khoảng 1,3 – 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 14-15% và năm 2020 đón 2,5- 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 19-20% du khách đến Ninh Thuận.

Tập trung quy hoạch phát triển 3 loại hình du lịch sau đây:

Quy hoạch phát triển Du lịch biển, du lịch mạo hiểm:

- Quy hoạch phát triển du lịch biển được xác định là trọng điểm du lịch của tỉnh, hình thành 5 khu du lịch biển gồm: Khu du lịch Bình Tiên, Bình Tiên-Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ, Mũi Dinh, Cà Ná. Trong đó, khu du lịch trọng điểm làm động lực là khu du lịch Bình Tiên-Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ để xây dựng thương hiệu cho du lịch Ninh Thuận với một số khu du lịch và khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao, có thể tổ chức các hoạt động lớn như hội nghị, liên hoan, lễ hội cấp vùng và cả nước, trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

- Khu du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy gắn với vườn quốc gia Núi Chúa và Khu bảo tồn rùa vàng, Khu bảo tồn san hô biển ở Thái An trên 2.000 ha, phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp.

- Khu du lịch đặc thù đồi cát Nam Cương gắn với Khu du lịch Mũi Dinh là khu du lịch sinh thái - mạo hiểm leo núi dài 12 km khoảng 700 ha, hình thành khu Du lịch đua mô tô trên cát cấp quốc gia, quy mô khoảng 1.000 ha, gắn với khu du lịch mạo hiểm với một số sản phẩm kéo dù, lướt sóng, leo núi Sơn Hải.

- Khu du lịch Cà Ná: Phục vụ các khách du lịch lữ hành, điểm dừng chân với các sản phẩm du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng và món ăn đặc sản Ninh Thuận, gắn với du lịch văn hoá giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc và dệt Thổ Cẩm Mỹ Nghiệp.

Quy hoạch phát triển các Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá:

Quy hoạch phát triển các khu du lịch sinh thái theo hướng là khai thác các tiềm năng, địa thế địa hình đồi núi, hình thành các cụm du lịch sinh thái sau:

- Cụm du lịch sinh thái Bác Ái- Ninh Sơn: Gắn với các điểm du lịch hồ Sông Sắt, suối Thương, du lịch Sa Kai, suối Chapơr (Phước Tân- Bác Ái) lấy Khu du lịch suối nước nóng và nghỉ dưỡng Ninh Sơn làm trung tâm.

- Cụm du lịch sinh thái- văn hoá Thuận Bắc gắn với các điểm du lịch sông Trâu, khu du lịch Nghỉ dưỡng cao cấp và sân Golf- Ma Trai, điểm du lịch suối Tiên- Bình Tiên và Tháp Hoà Lai, lấy khu du lịch Bình Tiên làm Trung tâm.

- Cụm du lịch sinh thái Ninh Phước: Gắn với các điểm du lịch hồ Tân Giang, sinh thái Đa Mây, nước khoáng Nhị Hà, các điểm văn hoá Tháp Pôrômê, và các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ, gốm Bàu Trúc, lấy khu du lịch Cà Ná làm trung tâm.

- Cụm du lịch văn hoá Phan Rang- Tháp Chàm: Gắn với các điểm du lịch văn hoá tháp PôKlong- Garai, Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm; các đền, chùa, cụm di tích chùa núi Đá Chồng, bảo tàng tỉnh và du lịch biển Bình Sơn- Ninh Chữ kết hợp với du lịch mua sắm các Trung tâm thương mại, siêu thị, lấy Khu du lịch Bình Sơn-Ninh Chữ làm trung tâm.

Quy hoạch phát triển khu du lịch gắn với sân Golf:

Định hướng đến năm 2020, hình thành và phát triển 3 sân Golf ở các Khu du lịch trọng điểm theo định hướng quy hoạch phát triển sân Golf của cả nước đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó giai đoạn đến năm 2015 gồm 2 sân Golf là Bình Tiên và Ma Trai (sông Trâu) và giai đoạn 2016-2020 phát triển thêm sân Golf ở Mũi Dinh đáp ứng nhu cầu các chuyên gia, và cán bộ làm việc các khu công nghiệp- khu đô thị mới ở Cụm công nghiệp Dốc Hầm, Nhà máy điện hạt nhân.

3.4. Kiến nghị

3.4.1.Về phía địa phƣơng

- Thực hiện quy hoạch đô thị, chỉnh trang đô thị với nội dung trọng tâm phát triển cảnh quan, môi trường, nơi ở trong tỉnh, thành phố xanh, sạch, đẹp. Cương quyết thực hiện trong công tác đầu tư xây dựng đúng quy hoạch được duyệt và thực thi nghiêm pháp luật.

- Phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hỗ trợ về công cụ nhà nước cho phát triển du lịch trên thị trường du lịch trong và ngoài nước với mục tiêu phát triển bền vững.

- Nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch đường tỉnh lộ; giao thông nội thành, nội thị; hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch. Phân luồng, tuyến giao thông trong nội thành thành phố Phan Rang-Tháp Chàm một cách

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)