Đặc điểm tự nhiên – kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 29)

phát triển du lịch

2.1.1. Khái quát các yếu tố về môi trƣờng tự nhiên-văn hóa-xã hội tỉnh Ninh Thuận

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ, trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, có tọa độ địa lý từ 11018'14" đến 12009'15" vĩ độ Bắc và từ 109009'08" đến 109014'25" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105 km. Diện tích tự nhiên phần đất liền là 3358 km2 . Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam (thành lập năm 2009), đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó: 47 xã, 3 thị trấn và 15 phường.

Trong phạm vi trên, tỉnh Ninh Thuận có quốc lộ 1A, quốc lộ 27 và đường sắt Thống Nhất chạy qua; cách sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 60km. Trong tương lai gần, khi đường sắt Thống Nhất (đoạn thành phố Hồ Chí Minh đi Nha Trang) được nâng cấp và xây mới thành đường sắt cao tốc, tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được khôi phục và nâng cấp; cùng với các công trình, dự án có qui mô lớn được triển khai đầu tư trong giai đoạn 2008-2010 và sau năm 2010 như xây dựng cảng Dốc Hầm, tổ hợp luyện thép, nhà máy điện hạt nhân, các nhà máy điện gió, khu sản xuất muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ qui mô 2.500 ha, tạo điều kiện cho Ninh Thuận phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với cả nước; đẩy mạnh giao thương với quốc tế và các nơi khác trong cả nước.

Mặt khác, ở vào vị trí địa lý trên, Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất Việt Nam và có vùng nước trồi, đây là một đặc điểm mang tính đặc thù riêng của Ninh Thuận, vừa mang tính chất là khó khăn lại có ý nghĩa như một lợi thế, cần có

những phương hướng, giải pháp phát triển, sử dụng, khai thác hợp lý đặc điểm mang tính đặc thù.

Ngoài ra, Ninh Thuận được xác định có vị trí quan trọng về bảo vệ quốc phòng và an ninh của cả nước trong mối quan hệ với vùng Tây Nguyên và các tỉnh ở Miền Trung với nhiều cơ sở quân sự đóng trên địa bàn như sân bay Thành Sơn, Đoàn Đặc công.

2.1.1.2. Hiện trạng đất đai

2.1.1.2.1. Về thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm 2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất.

- Nhóm đất cát: Diện tích 10.401,3 ha, chiếm 3,1% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở các xã, phường ven biển thuộc huyện Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Nhóm đất này có 3 loại: đất cồn cát trắng, đất cát điển hình, đất cồn cát đỏ. Hướng sử dụng lâu dài là những vùng thấp có nước tưới có thể phát triển trồng rau, màu, hành tỏi, nuôi tôm kết hợp trồng rừng chắn gió và cát bay. Vùng đất cao vừa trồng điều vừa trồng cây ăn quả.

- Nhóm đất mặn: Có diện tích 5.532,8 ha, chiếm 1,65% diện tích toàn tỉnh, trong đó đất mặn sú vẹt ở đầm Nại huyện Ninh Hải; đất mặn nhiều ở Cà Ná - Ninh Phước; đất mặn ít và trung bình ở xã Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, đất mặn kiềm ở Ninh Hải. Đối với nhóm đất này, ở vùng chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thuỷ triều có thể trồng lúa và hoa màu, vùng không chủ động nước có thể sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản.

- Nhóm đất phù sa có diện tích 8.3040,6 ha, chiếm 2,45% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở hầu hết đồng bằng của các huyện, thị; đất phù sa ngoài suối phân bố rải rác ven các sông, suối ở vùng đồi núi. Nhóm đất này sử dụng trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác.

- Nhóm đất glây(Gleysols) có diện tích 7.755,6 ha, chiếm 2,3% diện tích đất toàn tỉnh, phân bố ở một số xã của Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Đất glây phân bố ở địa hình trũng nên thích hợp với thâm canh tăng vụ. Những nơi địa hình cao bố trí luân canh lúa với cây màu.

- Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9.049,8 ha, chiếm 2,7% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải. Nhóm đất này có tầng đất dày, tính chất lý hóa tương đối tốt, thích hợp với trồng hoa màu, cây ăn quả.

- Nhóm đất xám vùng bán khô hạn có diện tích 23.201,5 ha, chiếm 69% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước. Nhóm đất này gồm 3 loại: đất xám bạc màu phù sa cổ, đất xám bạc màu trên đá macma và đá cát, đất xám nâu bán khô cạn.

- Nhóm đất xám có diện tích 28.423,4 ha, chiếm 8,5% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Nhóm đất đỏ có diện tích 1.840 ha, phân bố ở Ninh Sơn, Ninh Phước, nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn thấp.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 17.274,4 ha, chiếm 5,1% diện tích toàn tỉnh. Đất bị rửa trôi bào mòn rất nhanh nên tầng đất mặt bị trôi hết, mất khả năng sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.2.2. Về quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất

Theo Nghị quyết số 39/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2007 về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006- 2010) tỉnh Ninh Thuận thì có:

Tổng quỹ đất của tỉnh có 335,8 nghìn ha, đến năm 2005 đất sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 77,9% và dự kiến đến năm 2010 là 84,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đến năm 2005, đất chưa sử dụng còn 52.778 ha, tương đương khoảng 15,7% diện tích toàn tỉnh; đến năm 2010 còn 15.351 ha, khoảng 4,6% diện tích toàn tỉnh. Số diện tích đất chưa sử dụng này chủ yếu là đất đồi núi, thứ đến là đất bằng và núi đá không có rừng cây. Việc khai thác các loại đất này cần phải có nguồn vốn đầu tư thỏa đáng.

Trong quỹ đất đã sử dụng: đất nông nghiệp còn 261,5 nghìn ha (77,9%) năm 2005 và năm 2010 là 284,9 nghìn ha (84,8%); đất phi nông nghiệp chiếm 6,4% và tăng lên 10,6% năm 2010. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sản xuất cụ thể theo biểu sau:

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận

STT Loại đất Năm 2005 Năm 2010

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 335.800 100,0 335.800 100,0 1 Đất nông nghiệp 261.488 77,9 284.929 84,8

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 69.909 79.124

1.2 Đất lâm nghiệp 187.779 198.851

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.009 2.455

1.4 Đất làm muối 1.363 3.878 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5 Đất nông nghiệp khác 428 603

2 Đất phi nông nghiệp 21.534 6,4 35.538 10,6

2.1 Đất ở 3.679 4.750

2.2 Đất chuyên dùng 9.658 18.029

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 96 101

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 818 891

2.5 Đất sông, suối và mặt nước chuyên

dùng 6.792 10.785

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 17 436

3 Đất chưa sử dụng 52.778 15,7 15.351 4,6

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 11.838 2.049

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 32.981 6.236

3.3 Núi đá không có rừng cây 7.959 7.066

Nguồn: Tài liệu báo cáo tại hội nghị công bố quy hoạch ngày 10/12/2011- Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

2.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm 270C. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 - 11; mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 75 - 77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/m2. Tổng lượng nhiệt 9.500 - 10.000o

C.

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung đầu tư các hồ đập tích nước trên địa bàn tỉnh để giữ nước và cấp nước mùa khô, điều tiết nước mùa mưa, trồng rừng và trồng cây xanh trong các đô thị nên những khó khăn như khô hạn, thiếu nước, nắng nóng từng bước đã được cải thiện, đã góp phần điều hoà nhiệt độ môi trường, cải thiện môi trường sinh thái, thời tiết khí hậu có nhiều thay đổi, mưa nhiều, thuận lợi cho

sản xuất nông nghiệp, lượng mưa trung bình qua các năm tăng dần, năm 2004: 540,1mm, năm 2005: 797,5 mm, năm 2007: 961,7 mm, riêng năm 2008: 1.550 mm, tăng gấp 2,78 so với năm 2004 (là năm bị hạn hán);

Do yếu tố đặc thù khí hậu khô hạn, tạo cho Ninh Thuận có những sản phẩm đặc thù như thuốc lá, bông, neem, nho..., và những sản phẩm chăn nuôi như dê, cừu, sản xuất giống thủy sản; du lịch đặc thù trên vùng cát. Tuy nhiên qui mô sản phẩm hàng hóa còn nhỏ chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung có qui mô lớn.

Ninh Thuận còn có tiềm năng phát triển điện gió. Tuy có khí hậu khô nóng, nhưng bù lại, Ninh Thuận là vùng có thế mạnh để phát triển điện gió. Theo các nhà nghiên cứu chuyên ngành, Ninh Thuận là một trong 6 tỉnh ở miền Nam có chế độ gió tốt nhất, rất thích hợp cho việc phát triển điện gió. Toàn tỉnh hiện có 15 vùng gió tiềm năng, khoảng 8.000 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Ninh Phước và Thuận Bắc. Tốc độ đo được bình quân trong năm đạt 7,1 m/giây, ở độ cao 65 m và mật độ gió từ 400- 500W/m2 trở lên, xem như cao nhất khu vực phía Nam. Ở các tỉnh Lâm Đồng 6,8 m/giây; Bình Thuận 6,7 m/giây; Nam bộ 6,3 m/giây. Điều đặc biệt là Ninh Thuận ít có bão và lượng gió thổi đều trong suốt 10 tháng với tốc độ từ 6,4-9,6 m/giây (trừ 2 tháng 9 và 10 tốc độ gió là 5, 4 và 4,6 m/giây), đảm bảo ổn định cho turbin gió phát điện.

2.1.1.4. Tài nguyên nƣớc

Ninh Thuận có 2 hệ thống sông chính chảy qua tỉnh với chiều dài 430 km và diện tích lưu vực 3.600 km2, gồm:

- Hệ thống sông Cái và các sông nhánh bao gồm sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu với tổng chiều dài là 246 km, diện tích lưu vực 1.929,5 km2. Trữ năng thuỷ điện trên hệ thống sông Cái khoảng 20 MW, có điều kiện để xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ và vừa, phát triển thuỷ điện tích năng.

- Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang gồm sông Trâu, suối Bà Râu - Kiền Kiền, suối Đồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ (Thuận Nam), suối Núi Một.

Hệ thống sông suối phần lớn có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn; vùng đầu nguồn chủ yếu là rừng thưa rụng lá mùa khô, rừng nghèo nên nguồn nước không được phong phú, nhiều sông và suối mùa khô không có nước. Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam tỉnh, vùng trung tâm, còn

vùng phía Bắc và vùng ven biển thiếu nước. Trên các sông này đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi như đập Nha Trinh, Lâm Cấm, đập Cà Tiêu, Chà Vin, đập Kía để khai thác nguồn nước tưới cho cây trồng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.

- Hệ thống các hồ chứa được xây dựng với tổng dung tích chứa nước hiện nay

khoảng 140-150 triệu m3 (gồm 11 hồ chứa, chưa kể nguồn chứa của đập Đơn Dương

165 triệu m3) là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh. Dự báo đến năm 2010, sau khi các công trình hồ chứa nước đang đầu tư hoàn thành như hệ thống thuỷ lợi nhỏ và vừa, hồ Lanh Ra, hồ Ô Căm, hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ giai đoạn I, dung tích chứa của các hồ đập sẽ đạt 350 triệu m3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm: theo kết quả điều tra Quy hoạch tài nguyên nước vùng cực Nam Trung bộ (năm 2008) cho thấy: nguồn nước mặt cung cấp chính từ nguồn nước sông Cái Phan Rang có chiều dài 120 km, diện tích lưu vực sông là 3.000 km2 gần bằng diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận, trong đó 81,8% diện tích lưu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận, còn lại hơn 18% thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hoà, tổng lượng dòng chảy mặt trung bình hàng năm khoảng 2,51 tỷ m3

/năm, trong đó

lượng nước phát sinh trong tỉnh khoảng 1,44 tỷ m3/năm (chiếm 70%), lượng nước bổ

sung từ hồ thuỷ điện Đa Nhim khoảng 0,54 tỷ m3/năm (chiếm 15%), và lượng nước từ

thượng nguồn các sông nhánh của sông Cái Phan Rang thuộc các tỉnh lân cận đổ vào khoảng 0,53 m3/năm (chiếm 15%); Về trữ lượng nguồn nước dưới đất chủ yếu tập trung ở 2 tầng chứa nước có khả năng cấp nước nhu cầu cấp nước vừa và nhỏ, đó là tầng nước lổ hỏng trong trầm tích Holocen và Pleitocen đạt khoảng 563,3 nghìn

m3/ngày-đêm, trong đó trữ lượng động của Ninh Thuận khoảng 333,3 m3 /ngày đêm,

trữ lượng khai thác nước ngầm trong toàn vùng chủ yếu là nước nhạt, ở các vùng ven biển nước thường bị mặn do sự xâm nhập của nước biển như tại thôn Tân An, xã Tri Hải độ khoáng hoá của nước lên tới 3,6g/lít.

Nhìn chung, Ninh Thuận là tỉnh có tài nguyên nước mặt hạn chế, lượng mưa ít nhưng lượng bốc hơi lớn, công tác thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế - xã hội khác. Vấn đề sử dụng tổng hợp nước cần có đầu tư xây mới các hồ chứa, tu sửa nâng cấp các công trình thủy lợi để tăng hiệu quả tưới, giảm diện tích chiếm đất nông nghiệp.

2.1.1.5. Tài nguyên r ng

Theo Quyết định số 241/2007/QĐ -UBND ngày 14/9/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 - 2015 thì đến 31/12/2006, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là: 239,3 nghìn ha; trong đó:

- Phân theo 3 loại rừng: rừng phòng hộ 176,7 nghìn ha; rừng đặc dụng 42,3 nghìn ha và rừng sản xuất 20,3 nghìn ha.

- Phân cấp mức độ xung yếu: cấp phòng hộ rất xung yếu 46,8 nghìn ha, chiếm 19,6%, cấp phòng hộ xung yếu 134,4 nghìn ha, chiếm 56,3%, cấp phòng hộ ít xung yếu 57,3 nghìn ha, chiếm 24,1%.

Dự kiến trong thời kỳ 2006-2015, diện tích đất lâm nghiệp điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để chuyển sang quy hoạch sử dụng cho các mục đích khác là 40.184,3 ha, trong đó:

- Chuyển 22.361,2 ha (rừng tự nhiên 1.612,8 ha, rừng trồng 13,9 ha, đất chưa có rừng 20.734,5 ha) để sử dụng theo yêu cầu về quy hoạch sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (xây dựng hồ, đập, khu định cư, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giao thông, …), trong đó:

- Chuyển 17.823,1 ha đất chưa có rừng (đất chưa có rừng thuộc rừng phòng hộ 9.899,7 ha; đất chưa có rừng thuộc rừng sản xuất 7.923,4 ha) thuộc diện tích đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân các xã quản lý vào quỹ đất dự phòng cho phát triển lâm nghiệp.

Ninh Thuận có diện tích rừng đặc dụng với 42,3 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở 2 Vườn quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa:

- Vườn Quốc gia Phước Bình có diện tích 19,8 nghìn ha, trong đó phân khu bảo

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 29)