Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 72)

2.3.3.1 Cơ sở vật chất

Các hoạt động đầu vào thuận lợi, phong phú, chất lượng cao về dịch vụ và chuyên nghiệp hóa nằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của du khách.

Hoạt động đầu tư du lịch trong thời gian này đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc thu hút dự án du lịch còn thấp, việc triển khai các dự án còn rất chậm, thiếu nguồn vốn.

Bảng 2.12 : Năng lực và điều kiện phục vụ các cơ sở ngành du lịch

STT Nội dung ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 1 Đầu tƣ 1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 1.1.1 Số dự án Dự án 8 2 3 12 5 5 25 1.1.2 Tổng số vốn Tỷ đồng 90 80 340 988 900 1.200 8.000 1.2 Hạ tầng du lịch 1.2.1 Số dự án Dự án 1 2 1 2 2 1 12 1.2.2 Tổng số vốn Tỷ đồng 5 16 15 30 24 30 4.354 2 Tổng số cơ sở lƣu trú Cơ sở 60 61 62 62 64 65 68 2.1 KS 1-5 sao KS 07 08 10 15 18 30 42 2.2 Số phòng Phòng 142 280 280 280 280 700 1.620 3 Công suất sử dụng phòng % 60,36 60 61 61 62 63 60 4 Lao động ngành(trực tiếp Người 851 1.136 1.294 1.496 1.594 2.000 2.215

2.3.3.2. Sản phẩm du lịch

Các hoạt động đầu ra có nhiều chuyển biến tích cực nhằm mở rộng và tăng cường chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm du lịch tập trung chủ yếu vào dịch vụ tham quan, dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.

Cơ sở dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống còn ít dịch vụ trọn gói, thiếu không gian, thiếu cơ sở lưu trú, giá cả tùy tiện đối lập tình trạng mất cân đối phòng vào các mùa làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh ngành cả năm.

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch thăm quan trên địa bàn hầu hết quy mô nhỏ, số lượng đầu xe ít, công suất nhỏ, thiếu loại ô tô hiện đại, chất lượng cao phục vụ khách du lịch cao cấp.

Các loại hình du lịch sinh thái chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, cắm trại,… chưa khai thác có hiệu quả, thiếu lục lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp… nên chỉ hoạt động khi có đơn đặt hàng của du khách.

Về du lịch nghỉ dưỡng mới khai thác ở lĩnh vực nghỉ thuần túy là chính, dịch vụ nghỉ dưỡng sức có chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe còn nhiều mới mẻ, sức hấp dẫn chưa cao.

Tính liên kết dịch vụ du lịch giữa ngành, địa phương, khu vực và các công ty còn yếu và chưa đi theo xu thế chung của toàn cầu hóa. Tính năng động của đơn vị du lịch còn chậm.

2.3.3.3. Hiệu quả kinh doanh

Mức đóng góp cho du lịch tỉnh Ninh Thuận còn thấp hơn du lịch lịch Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh so với tiềm năng của một trung tâm du lịch lớn trong khu vực.

Hiệu quả đầu tư vào du lịch còn thấp, chưa hấp dẫn. Các dự án du lịch đã đầu tư tại Ninh Thuận trong nhiều năm qua vẫn chưa hiệu quả, dự án đã đăng ký triển khai còn chậm.

Hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, cổ phần hóa còn kém.

Thu nhập lao động của ngành còn thấp gây tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực lớn, lao động du lịch ít gắn bó với nghề, chất lượng nguồn nhân lực rất yếu và thiếu.

2.3.3.4. Yếu tố con ngƣời

Nhận thức của các nhà kinh doanh du lịch đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng các dịch vụ, đội ngũ phục vụ.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực phụ vụ này hiện nay còn thiếu và yếu. Từ đội ngũ lao động cấp thấp đến đội ngũ lao động cấp cao có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp có kỹ năng trong phục vụ, kinh nghiệm và khả năng thích ứng giữa đào tạo thực tế chỉ có tại các doanh nghiệp du lịch 100% vốn nước ngoài, một số ít doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được đào tạo chuyên nghiệp. Năng lực chuyên môn của nhà quản lý chưa năng động, thích nghi với yêu cầu phát triển của ngành.

2.3.3.5. Các yếu tố khác

Các công tác marketing, R&D, về các chương trình khuyến mãi, quảng bá thị trường tuy đã được các cấp quan tâm rất nhiều nhưng việc tham gia của các đơn vị chưa tích cực, mờ nhạt, thậm chí chưa quan tâm, chưa có nguồn nhân lực thực hiện, chưa phát huy và khai thác đúng lợi thế kinh doanh vốn có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu Ninh Thuận vẫn du lịch được khách hàng lựa chọn và tín nhiệm.

Mô hình quản lý của du lịch gắn kết với tổ chức quản lý chung về văn hóa, thể thao thực chất là chưa xác định vai trò quản lý nhà nước về du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn hiện nay.

Các đơn vị kinh doanh du lịch tại Ninh Thuận đã tham gia Hiệp hội du lịch, nhưng tính chất cạnh tranh trong nội bộ ngành rất cao. Mức độ cạnh tranh không dựa trện cơ sở chất lượng dịch vụ, còn có yếu tố tác động của chính sách hoa hồng với đội ngũ chân rết làm cò du lịch.

Thủ tục trong quản lý du lịch đã có nhiều cải tiến, nhưng còn chưa năng động, còn chậm. Công tác xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn trong các đơn vị du lịch còn rất yếu. Hệ thống thông tin, xử lý số liệu thông tin của ngành du lịch còn thiếu. Số liệu của ngành mang tính thống kê, chưa hệ thống và mang tính tổng hợp cao.

2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với du lịch Ninh Thuận 2.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Bảng 2.13: Ma trận các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch Ninh Thuận STT Yếu tố Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Thu nhập xã hội tăng trưởng vững chắc.

Kinh tế ổn định và giảm thiểu lạm phát 0.08 1 0.08

2 Nhu cầu hưởng thụ gía trị tinh thần con

người gia tăng 0.13 2 0.26

3 Tình hình an ninh chính trị ổn định và được

đánh giá cao 0.09 2 0.18

4

Hệ thống văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện. Xác định vị trí và vai trò quan trọng của du lịch trong nền kinh tế.

0.07 2 0.14

5 Một số các chính sách tại địa phương chưa

phù hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 0.11 2 0.22

6 Chưa có chính sách đầu tư riêng biệt 0.03 1 0.03

7 Có giá trị văn hóa tinh thần phong phú và

được đánh giá cao 0.01 1 0.01

8 Ý thức xây dựng văn hóa kinh doanh ngày

càng một tăng cao 0.03 1 0.03

9 Tiềm lực tài nguyên du lịch phong phú, đa

dạng 0.11 3 0.33

10 Điều kiện tự nhiên về vị trí giao thông địa lý

không thuận lợi; lượng mưa nhiều và kéo dài 0.08 1 0.08

11

Sự phát triển công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong du lịch tạo sự thỏa mãn khách hàng ngày càng cao

0.07 1 0.07

theo yêu cầu

13

Đối thủ cạnh tranh về nguồn lực khách quốc tế trong vùng-khu vực rất mạnh mẽ và nhiều tiềm năng

0.07 1 0.07

14

Thu hút mạnh nguồn khách nội địa với đối tượng chủ yếu thuộc giới trẻ, trung niên, khách có thu nhập ổn định.

0.08 2 0.16

Tổng cộng 1.00 1.74

Dựa trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia về du lịch, qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài nhằm giúp ngành du lịch đánh giá lại các thông tin về các yếu tố chủ yếu liên quan đến môi trường bên ngoài tác động và ảnh hưởng đến hoạt động của ngành du lịch hiện nay.

Với tổng số điểm quan trọng cao nhất của ngành du lịch là 1.74. Điều này cho thấy sự ứng phó của ngành du lịch với tác động của môi trường bên ngoài ở mức thấp, phản ứng dưới mức trung bình với các cơ hội và các mối nguy cơ. Do vậy, các chiến lược xây dựng của du lịch Ninh Thuận cần tận dụng hiệu quả các cơ hội về kinh tế chính trị ổn định và phát triển, xu thế nâng cao giá trị con người, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, văn hóa địa phương, các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển du lịch, ưu đãi trong du lịch.

Tuy nhiên cần phải tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối nguy cơ từ bên ngoài như sự khó khăn về giao thông và điều kiện thời tiết, các chính sách của địa phương chưa thu hút đầu tư trong ngành du lịch, xu thế chuyển hướng qua công nghiệp hóa chưa rõ nét,…

2.4.2. Nhận định cơ hội (O , thách thức (T

Cơ hội (O Thách thức (T

- O1: Thu nhập xã hội tăng trưởng vững

chắc. Kinh tế ổ định và giảm thiểu lạm phát.

- O2: Nhu cầu hưởng thụ giá trị tinh

- T1: Một số các chính sách tại địa phương chưa phù hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.

thần con người gia tăng

- O3: Tình hình an ninh chính trị ổn định và được đánh giá cao.

- O4: Hệ thống văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện. Xác định vị trí và vai trò quan trọng của du lịch trong nền kinh tế.

- O5: Có giá trị văn hóa tinh thần phong phú.

- O6: Ý thức xây dựng văn hóa kinh doanh ngày một tăng cao.

- O7: Tiềm lực tài nguyên du lịch phong

phú, đa dạng.

- O8: Sự phát triển công nghệ, kỹ thuật

hiện đại trong du lịch tạo sự thỏa mãn khách hàng ngày càng cao.

- O9: Thu hút mạnh nguồn khách nội địa với đối tượng chủ yếu thuộc giới trẻ, trung niên, khách có thu nhập ổn định.

lợi, giao thông không thuận lợi; nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít.

- T3: Công nghệ, kỹ thuật và thông tin chưa đáp ứng theo yêu cầu.

- T4: Đối thủ cạnh tranh về nguồn lực khách quốc tế trong vùng, khu vực rất mạnh mẽ và nhiều tiềm năng.

2.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE

Sử dụng ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu quan trọng của ngành.

Bảng 2.14 :Ma trận các yếu tố bên trong ngành du lịch Ninh Thuận

STT Các nhân tố bên trong

Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Tăng cường chất lượng và chuyên nghiệp

hóa các hoạt động đầu vào 0.08 1 0.08

2

Nhận thức của các nhà kinh doanh du lịch, nhà quản lý du lịch đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt

0.09 1 0.09

3

Trình độ chuyên môn của lao động du lịch ngày càng được chú trọng và được huấn luyện đào tạo

0.07 3 0.21

4 Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo

nàn, ít phát triển 0.1 3 0.3

5 Tính năng động của cán bộ ngành du lịch

còn hạn chế 0.07 1 0.07

6 Thiếu nguồn nhân lực về du lịch. Thu nhập

lao động du lịch thấp. 0.08 2 0.16

7 Thương hiệu của ngành du lịch được khẳng

định và được khách hàng quan tâm, tin cậy. 0.04 1 0.04

8

Công tác quảng bá đã được quan tâm. Hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và củng cố.

0.11 2 0.22

9 Tính cạnh tranh nội bộ trong ngành rất cao 0.06 1 0.06

10

Đã có tổ chức Hiệp hội du lịch tạo mối quan hệ và tương tác giữa các đơn vị trong ngành ngày càng hiệu quả.

0.02 1 0.02

đóng vị trí quan trọng chủ lực trong nền kinh tế và chưa năng động.

12

Công tác xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của các đơn vị trong ngành còn rất yếu

0.05 1 0.05

13

Tính hỗ trợ, tương tác, gắn kết nội bộ trong các cơ sở của ngành chưa cao, liên kết dịch vụ còn yếu.

0.11 4 0.44

14

Hiệu quả đầu tư và khai thác tài nguyên du lịch thấp, chưa hấp dẫn, chưa thu hút và khởi động các dự án.

0.12 3 0.36

Tổng cộng 1.00 2.11

Với tổng số điểm quan trọng là 2.11 cho thấy thực tế năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Ninh Thuận còn ở vị trí thấp. Vì vậy, ngành du lịch cần phải tập trung xem xét thêm các yếu tố có nguy cơ làm giảm năng lực của ngành về vị thế hiện nay trong khu vực, tính nhanh nhạy của các nhà quản lý du lịch, tính liên kết cùng phát triển trong ngành và ngoài ngành.

2.4.4. Nhận định điểm mạnh(S , điểm yếu(W

Điểm mạnh (S Điểm yếu (W

- S1: Tăng cường chất lượng và

chuyên nghiệp hóa các hoạt động đầu vào. - S2 : Nhận thức của các nhà kinh doanh du lịch, nhà quản lý du lịch đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt

- S3 : Trình độ chuyên môn của lao

động du lịch ngày càng được chú trọng và được huấn luyện đào tạo .

- S4 : Thương hiệu của ngành được

khẳng định và được khách hàng quan tâm, tin cậy.

- S5: Công tác quảng bá đã được

quan tâm. Hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và củng cố.

- S6 : Đã có Hiệp hội du lịch tạo mối

quan hệ và tương tác giữa các đơn vị trong ngành ngày càng hiệu quả.

- W1: Các sản phẩm du lịch còn đơn

điệu, nghèo nàn, ít phát triển.

- W2 : Tính năng động của cán bộ

quản lý ngành du lịch còn hạn chế.

- W3 : Thiếu nguồn nhân lực về du lịch.

- W4 : Tính cạnh tranh nội bộ trong

ngành rất cao.

- W5 : Mô hình quản lý hiện nay của

ngành chưa đóng vị trí quan trọng chủ lực trong nền kinh tế và chưa năng động.

- W6: Công tác xây dựng các chiến

lược ngắn hạn và dài hạn của các đơn vị trong ngành rất yếu.

- W7: Tính hỗ trợ, tương tác, gắn kết

nội bộ trong các cơ sở của ngành chưa cao, liên kết dịch vụ còn yếu

- W8: Hiệu quả đầu tư và khai thác tài nguyên du lịch thấp, chưa hấp dẫn, chưa thu hút và khởi động các dự án.

- W9: Chưa có chính sách đầu tư

Tóm tắt Chƣơng 2

Chương 2 tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006- 2012. Cụ thể:

- Giới thiệu khái quát về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến du lịch và phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

- Phân tích thực trạng du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2012.

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Ninh Thuận, nêu lên những kết quả đạt được; những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của những hạn chế. Sử dụng các ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE để đánh giá thực tế các tác động trọng yếu lên những kết quả đó.

CHƢƠNG 3

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Dự báo phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu

Phát triển du lịch nằm trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, gắn liền với mục tiêu kinh tế- xã hội và đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh. Các chỉ tiêu dự báo phát triển du lịch đến năm 2015, 2020 nhằm mục đích đạt được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Ninh Thuận.

3.1.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch

Việc dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu đến năm 2020 căn cứ vào thực

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)