Về thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 30)

Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm 2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất.

- Nhóm đất cát: Diện tích 10.401,3 ha, chiếm 3,1% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở các xã, phường ven biển thuộc huyện Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Nhóm đất này có 3 loại: đất cồn cát trắng, đất cát điển hình, đất cồn cát đỏ. Hướng sử dụng lâu dài là những vùng thấp có nước tưới có thể phát triển trồng rau, màu, hành tỏi, nuôi tôm kết hợp trồng rừng chắn gió và cát bay. Vùng đất cao vừa trồng điều vừa trồng cây ăn quả.

- Nhóm đất mặn: Có diện tích 5.532,8 ha, chiếm 1,65% diện tích toàn tỉnh, trong đó đất mặn sú vẹt ở đầm Nại huyện Ninh Hải; đất mặn nhiều ở Cà Ná - Ninh Phước; đất mặn ít và trung bình ở xã Hộ Hải, Phương Hải, Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, đất mặn kiềm ở Ninh Hải. Đối với nhóm đất này, ở vùng chủ động nước, không bị ảnh hưởng của thuỷ triều có thể trồng lúa và hoa màu, vùng không chủ động nước có thể sản xuất muối và nuôi trồng thuỷ sản.

- Nhóm đất phù sa có diện tích 8.3040,6 ha, chiếm 2,45% diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở hầu hết đồng bằng của các huyện, thị; đất phù sa ngoài suối phân bố rải rác ven các sông, suối ở vùng đồi núi. Nhóm đất này sử dụng trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác.

- Nhóm đất glây(Gleysols) có diện tích 7.755,6 ha, chiếm 2,3% diện tích đất toàn tỉnh, phân bố ở một số xã của Ninh Phước, Ninh Hải và thành phố Phan Rang Tháp Chàm. Đất glây phân bố ở địa hình trũng nên thích hợp với thâm canh tăng vụ. Những nơi địa hình cao bố trí luân canh lúa với cây màu.

- Nhóm đất mới biến đổi có diện tích 9.049,8 ha, chiếm 2,7% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở một số xã thuộc các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải. Nhóm đất này có tầng đất dày, tính chất lý hóa tương đối tốt, thích hợp với trồng hoa màu, cây ăn quả.

- Nhóm đất xám vùng bán khô hạn có diện tích 23.201,5 ha, chiếm 69% diện tích toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước. Nhóm đất này gồm 3 loại: đất xám bạc màu phù sa cổ, đất xám bạc màu trên đá macma và đá cát, đất xám nâu bán khô cạn.

- Nhóm đất xám có diện tích 28.423,4 ha, chiếm 8,5% diện tích toàn tỉnh, phân bố ở Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Nhóm đất đỏ có diện tích 1.840 ha, phân bố ở Ninh Sơn, Ninh Phước, nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng mùn thấp.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 17.274,4 ha, chiếm 5,1% diện tích toàn tỉnh. Đất bị rửa trôi bào mòn rất nhanh nên tầng đất mặt bị trôi hết, mất khả năng sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)