Tài nguyên biển

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 36)

Theo báo cáo của Viện Hải Dương học Nha Trang (tháng 4/1994) đã khẳng định: Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, lãnh hải nội

thuỷ rộng khoảng 1.800 km2, nằm trong vùng nước trồi, có các cửa ra biển là Đông

Hải, Cà Ná, Ninh Chữ, Vĩnh Hy nên rất phong phú các chủng loại sinh vật phù du ở 2 tầng nổi và đáy. Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài, nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200 m trở vào có khoảng 100 loài hải sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và cá; tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn, trong đó cá đáy là 70-80 ngàn tấn, cá nổi khoảng 30-40 ngàn tấn, trữ lượng cho phép khai thác hàng năm từ 50-60 ngàn tấn hải sản các loại.

Đặc thù vùng biển Ninh Thuận là không có đảo, có nhiều núi đá nhô ra biển tạo điều kiện để hình thành cảng như ở Mũi Dinh, có các cửa biển nước sâu làm nơi trú ẩn cho các tàu thuyền có công suất lớn trên 1.000 CV trong mùa mưa bão như Cảng Cà Ná, Ninh Chữ, Đông Hải (trong đó cảng Ninh Chữ được quy hoạch thành nơi tránh trú bão cấp vùng) và phát triển cảng biển như Dốc Hầm (Phước Diêm) đang triển khai dự án đầu tư nhà máy luyện thép và cảng biển, Cảng cá Ninh Chữ phát triển thành cảng hàng hoá và một số cửa biển đã được đầu tư từng bước trở thành trung tâm nghề cá của khu vực như Cà Ná, Ninh Chữ, Đông Hải.

Tài nguyên dưới lòng biển: Có nguồn lợi san hô đa dạng, phong phú về thành phần loài, theo kết quả nghiên cứu của dự án nghiên cứu hệ sinh thái vùng cửa sông tỉnh Ninh Thuận do Giáo sư Bùi Lai, Viện Sinh học nhiệt đới thực hiện năm 1998- 1999 cho thấy: ven biển Ninh Thuận có 120 loài san hô cứng, có 65 giống, kiểu cấu trúc rạng san hô có 2 dạng điển hình là rạng san hô Sơn Hải và rạng san hô Mỹ Hoà. Ngoài ra, ven biển Ninh Thuận còn tìm thấy tập hợp san hô không tạo rạng ở ven biển Ninh Chữ và cửa biển Vĩnh Hy. Đây là nguồn lợi quý không tái tạo được cần có giải pháp bảo tồn, bảo vệ, và khai thác phát triển các loại hình du lịch biển (bơi lặn, tham quan rạng san hô) phục vụ lợi ích phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhờ có rạng san hô ven biển giúp cho việc che chắn xói lở ven bờ, mặt khác có khả năng xử lý chất

thải và phân huỷ chúng nhờ có hoạt động của vi khuẩn và các thành phần khác của hệ, và phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.

Vùng biển Ninh Thuận có một vùng "nước trồi" và là một trong 4 ngư trường giàu nguồn lợi, điều kiện tạo phù du, thu hút các luồng cá, cơ sở để phát triển ngành khai thác và đánh bắt hải sản.

Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn là điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp và hoá chất sau muối, diện tích đất có khả năng mở rộng để sản xuất muối từ 4.000-5.000 ha, sản lượng 400-500 ngàn tấn, tập trung ở vùng Đầm Vua- Nhơn Hải, Tri Hải, Khánh Hải, Cà Ná và Quán Thẻ .

Tài nguyên ven bờ: Có điều kiện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho từng loại hình mặt nước như nuôi biển, nuôi nước lợ, trên cát, nuôi nước ngọt và sản xuất giống thuỷ sản. Toàn tình có khoảng 3.000-4.000 ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các đầm, vịnh thuận lợi cho việc đưa vào nuôi trồng thuỷ sản tập trung qui mô lớn như Đầm Nại, An Hải, Sơn Hải, Phú Thọ, phát triển loại hình nuôi lồng, bè ở các đầm vịnh ven biển như đầm Vĩnh Hy có độ sâu ổn định từ 1-5 m có thể nuôi các loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú, nuôi rong sụn, nhuyễn thể. Nhờ có nhiệt độ ổn định từ 28-30oC, độ mặn cao và ổn định từ 32-35%, môi trường biển sạch đáp ứng điều kiện sản xuất giống tập trung qui mô lớn. Hiện nay đã quy hoạch xây dựng khu sản xuất giống tập trung An Hải có qui mô lớn nhất 6 tỷ con giống/năm.

Bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, gắn với các công trình văn hoá Chăm nổi tiếng và nhiều cảnh quan tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ. Địa hình Ninh Thuận có các dãy núi sát biển, gắn với Vườn Quốc gia Núi Chúa có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp.

Tài nguyên biển của tỉnh là một trong những điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển (công nghiệp, du lịch biển và thủy sản), đưa những ngành này trở thành những ngành có vị trí quan trọng, hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)