Khách du lịch

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 55)

Lượt khách chung đến 2005 đạt 222.700 lượt khách, (trong đó khách quốc tế 14.067 khách) đạt mức tăng trưởng 20-23,7%/năm giai đoạn 2000-2005, tăng gấp 2,7- 2,86 so năm 2000 (chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 2-2,5 lần); trong đó khách quốc tế tăng 1,2 lần, khách nội địa tăng 3-3,2 lần so năm 2000. Công suất phòng nghỉ bình quân 5 năm đạt: 55-57% tăng 1,38 lần so năm 2000. Hệ số lưu trú trung bình 5 năm đạt 1,8 ngày khách (so giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 1-1,15 ngày). Năm 2006 lượt khách đạt 312.527 lượt, tăng 40,31% so năm 2005 ; năm 2007 lượt khách đạt 320.876 lượt tăng 22,18% so cùng kỳ 2006. Năm 2010, thu hút trên 650 ngàn lượt du khách tăng gấp 2,3 lần năm 2005, lượng khách tăng bình quân 18,1%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 39,6%/năm, thời gian lưu trú đạt 2 ngày/lượt- người (tăng 0,4 ngày so với năm 2005), doanh thu du lịch tăng bình quân 27,16%/năm. Năm 2011 thu hút 820.000 khách du lịch và đến cuối năm 2012 đã thu hút được 950.000 lượt du khách, tăng 16% so cùng kỳ năm 2011.

Bảng 2.9: Lƣợng khách du lịch đến Ninh thuận thời kỳ 2005 -2011

ĐVT: Ngàn người S LƢỢT KHÁCH 2005 2008 2009 2010 2011 Khách do các cơ sở lƣu trú phục vụ (Lƣợt khách 149.329 443.374 565.540 667.848 775.650 Khách trong nước 145.270 429.078 547.404 636.239 736.860 Khách quốc tế 4.059 14.296 18.136 31.609 38.790 Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ (Lƣợt khách 635 670 1.762 2.995 Khách trong nước 635 670 1.762 2.995 Khách quốc tế - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

- Khách nội địa: Do đời sống ngày nay được cải thiện và nâng lên nên lượng khách nội tỉnh tăng nhanh, khách các tỉnh lân cận tập trung vào các tỉnh phía Nam

chiếm phần lớn lượng khách của tỉnh có nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng nghiên cứu các vùng biển miền Trung trong đó có Ninh Thuận.

- Khách quốc tế: Do tình hình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các nước khu vực, xu thế toàn cầu hóa nên nguồn khách khối ASEAN, các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách Châu Âu và Bắc Mỹ là nguồn khách chủ lực của tỉnh, ngoài ra do yếu tố lịch sử với nhu cầu trở lại thăm nơi dừng chân trước đây của người Pháp, Mỹ là nguồn khách đáng kể và sau cùng là số Việt kiều về thăm quê hương cùng một số nước khác.

- Về thị trường khách nội địa: Phần lớn là khách các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Bộ và một số ít là các tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ….

- Về thị trường khách quốc tế: Chủ yếu khách Châu Âu chiếm 37,87%, Bắc Mỹ 10,31%, Châu Úc 5,43%, Bắc Á 21,02%, Đông Nam Á 15,74% và còn lại chủ yếu là Việt Kiều và một số nước khác chiếm 9,63%.

Hoạt động khách đến Ninh Thuận chủ yếu đến Ninh Thuận với mục đích nghỉ dưỡng tắm biển là chính, thưởng thức Văn hóa - Ẩm thực, một số ít là tham quan nghiên cứu khoa học, lịch sử văn hóa các dân tộc Chăm, Raglay...

2.2.3.5. Hoạt động tài chính

Qua bảng doanh thu thực tế theo thành phần kinh tế, ta thấy được doanh thu tăng đều qua các năm; trong đó doanh thu từ thành phần ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao với tỷ lệ trung bình là 97% trong tổng doanh thu du lịch. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của các cơ sở tư nhân tại địa phương.

Bảng 2.10: Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm

Doanh thu 2005 2008 2009 2010 2011

Doanh thu của các cơ sở lƣu

trú 237.562 516.698 632.947 798.068 973.367

- Nhà nước 21.805 8.047 6.186 14.297 15.574

- Ngoài Nhà nước 215.757 508.651 626.761 783.771 957.793

+ Tư nhân 17.365 72.667 91.181 113.734 136.271

+ Cá thể 198.392 435.984 535.580 670.037 821.522

Doanh thu của các cơ sở lữ

hành 660 1.052 2.194 2.670

- Nhà nước 636 616 - -

- Ngoài Nhà nước 30 436 2.194 2.670

Cơ cấu (%) Doanh thu của các cơ sở lƣu

trú 100 100 100 100 100

- Nhà nước 9,2 1,6 1,0 1,8 1,6

- Ngoài Nhà nước 90,8 98,4 99,0 98,2 98,4

+ Tư nhân 7,3 14,0 14,4 14,2 14,0

+ Cá thể 83,5 84,4 84,6 84,0 84,4

Doanh thu của các cơ sở lữ

hành 100 100 100 100

- Nhà nước 96,4 70,0

- Ngoài Nhà nước 4,6 30,0 100 100

+ Tư nhân 4,6 30,0 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

2.2.3.6. Hoạt động đầu vào

Song song với sự phát triển nhanh của ngành du lịch Ninh Thuận là lực lượng lao động trực tiếp kinh doanh tại các khu, điểm du lịch cũng có sự phát triển khá nhanh về số lượng đối với nhiều ngành nghề có liên quan đến phục vụ khách du lịch.

Lượng lao động quản lý và lao động trực tiếp tại doanh nghiệp du lịch:

- Số lao động tính đến năm 2012 là 2.215 người; trong đó:

+ Số lao động chưa được đào tạo là 443 người, chiếm 20% tổng lao động toàn ngành; chủ yếu là lực lượng bảo vệ và vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh.

+ Số lao động được đào tạo ở các trình độ là 1.772 người chiếm 80% tổng số lao động toàn ngành.

Lượng lao động quản lý nhà nước về du lịch:

Nhìn chung, lượng cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực họat động du lịch rất ít chủ yếu tập trung ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 5 người, ngoài ra các phòng kinh tế 07 huyện, thành phố hầu như không có cán bộ chuyên trách. Số lượng này được đào tạo chủ yếu từ các chuyên ngành khác nên kinh nghiệm cũng như kỹ năng quản lý chưa đáp ứng đòi hỏi yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch. Tuy nhiên trong những năm qua ngành du lịch ngòai việc bồi dưỡng các nghiệp vụ về chính trị, đã tích cực cử cán bộ tham gia tập huấn các lớp ngắn hạn, trung hạn về quản lý du lịch do Tổng cục Du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tổ chức phi chính phủ các

nước tại Việt nam tổ chức... phần nào cũng nâng cao được trình độ chuyên môn của từng cán bộ theo dõi nghiệp vụ quản lý du lịch.

Các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển du lịch:

a)Hoạt động các loại hình cuộc thi thể thao, liên hoan văn hoá, nghệ thuật

Cũng như cả nước, phong trào thể thao ở Ninh Thuận ngày càng phát triển, thu hút nhiều người tham gia luyện tập với các môn thể thao yêu thích như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, cầu lông, điền kinh, bóng rổ, võ cổ truyền, tennis.... Các cuộc thi thể thao cũng vì thế tăng dần cả về số lượng và chất lượng.

Trung bình mỗi năm tỉnh tổ chức được khoảng 21 giải thể thao cấp tỉnh, đó là: Giải bóng chuyền cúp truyền hình truyền thống (tổ chức vào tháng 4 hàng năm, thu hút trên 200 vận động viên); Giải bóng đá mini lao động (tổ chức vào tháng 5, thu hút trên 600 vận động viên); Giải việt dã truyền thống (tổ chức vào tháng 5, thu hút trên 3.000 vận động viên); Giải bóng đá, bóng chuyền phong trào (tổ chức vào tháng 7, thu hút khoảng 1.000 vận động viên); Giải cầu lông công nhân viên chức lao động (tổ chức vào tháng 7, thu hút trên 500 vận động viên); Giải bóng bàn Ninh Thuận (tổ chức vào tháng 12, thu hút trên 400 vận động viên); Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi (thu hút trên 400 vận động viên); Hội thi thể thao vùng biển (thu hút trên 600 vận động viên); Hội trại thể thao thanh niên (thu hút trên 1.000 vận động viên); Cuộc thi tiếng hát truyền hình tỉnh Ninh Thuận (thu hút gần 300 thí sinh)... Ngoài ra hàng năm tỉnh còn đăng cai tổ chức và khả năng trong thời gian đến sẽ tổ chức các giải thể thao toàn quốc như: Đăng cai tổ chức vòng chung kết giải bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2012; vòng chung kết giải bóng đá U.21 Quốc gia Báo Thanh niên lần thứ 16 năm 2012; ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận 2012, giải bóng rổ đội mạnh toàn quốc, giải bóng chuyền nữ hạng A toàn quốc, giải bóng đá thiếu niên, taekwondo toàn quốc, quần vợt nữ tòan quốc, giải leo núi, hội thi thể thao các dân tộc trên tòan quốc, hội thi thể thao các dân tộc trên địa bàn tỉnh, giải đua xe đạp cúp truyền hình, đua thuyền rồng truyền thống, nhảy dù trên biển...

Các hoạt động thể thao nói trên đã đem đến cho du lịch một lượng khách đáng kể từ nguồn vận động viên và khán giả đến xem, thúc đẩy doanh thu khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các dịch vụ khác tăng lên.

b)Hoạt động hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ do các ngành tỉnh tổ chức tại địa phương

Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ, kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển chậm so với các thành phố lớn trong cả nước nên việc thu hút các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội tham gia thực hiện các hội thảo, hội nghị, triển lãm, hội chợ lớn... rất khó khăn. Nhưng thời gian qua, với sự quan tâm của tỉnh và các ngành chức năng Ninh Thuận đã tổ chức thành công một số loại hình hoạt động như du lịch hội thảo hội nghị (Du lịch MICE), triển lãm tranh ảnh và hội chợ với quy mô nhỏ và vừa. Các hoạt động này đã thu hút đông đảo nhân dân trong tỉnh và du khách đến tham quan, giao lưu kinh tế thương mại. Đồng thời thông qua các hoạt động trên, các tổ chức, cá nhân có cơ hội giao lưu văn hoá, giới thiệu sản phẩm với du khách và tìm kiếm các đối tác đầu tư.

c)Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, giao lưu văn hóa của các đoàn thể với tỉnh bạn, các lễ hội truyền thống của địa phương

*Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Hàng năm Ninh Thuận có nhiều hoạt động nhằm ôn lại truyền thống của dân tộc, với các loại hình được tổ chức như: Hội vui xuân mừng Đảng, mừng xuân vào dịp Tết cổ truyền (Tết Nguyên đán); Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tháng 2); Hoạt động văn hoá văn nghệ kỷ niệm ngày giải phóng Ninh Thuận (16 tháng 4) và giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30 tháng 4); Ngày Quốc tế lao động (1 tháng 5); Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19 tháng 5); Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh (2 tháng 9); Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12); Hoạt động văn hoá văn nghệ phục vụ thiếu nhi (1 tháng 6) và Tết trung thu (15 tháng 8 - Âm lịch)... đã thu hút CBCNV, nhân dân trong tỉnh, khách các tỉnh bạn, du khách nước ngoài, những khách mời danh dự - những người đã cống hiến và có những kỷ niệm sâu sắc về mảnh đất này đến tham dự các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn nói trên. Các hoạt động này nhìn chung đã tạo nên một sân chơi lớn phục vụ cho mọi đối tượng du khách và nhân dân.

*Lễ hội truyền thống: Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, có ngư trường đánh bắt lớn, đồng thời là một trong những tỉnh có đồng bào Chăm và Răglay sinh sống đông nhất nên có thể nói nơi đây còn giữ được nền văn hoá truyền thống của người kinh, của vùng biển và văn hoá truyền thống của 2 dân tộc Chăm, Răglay.

Hàng năm Ninh Thuận tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Katé của đồng bào Chăm, tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, tháng 10 dương

lịch); Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Hồi, tổ chức vào tháng 9 Hồi lịch (khoảng trước, trong hoặc sau Tết Nguyên Đán của người kinh); Lễ bỏ mả của người Răglay, tổ chức vào khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau (Dương lịch), tức là vào mùa khô, mùa rảnh rỗi; Lễ cầu ngư, xuất quân nghề biển tại một số làng vùng biển thuộc xã Phước Diêm, Phước Dinh, Đông Hải, Mỹ Hải, Khánh Hải, Tri Hải, Nhơn Hải...; Lễ hội Xuân kỳ, Thu tế (tế đình, miếu, miểu...) tại các đình làng của người kinh trong tỉnh. Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài... trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thưởng thức và đưa tin, bài viết về lễ hội, đặc biệt là lễ hội Katé của đồng bào Chăm.

d)Hoạt động bảo vệ giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các làng nghề truyền thống

Trong thời gian qua việc bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, các làng nghề truyền thống phần nào đã được tỉnh và Trung Ương quan tâm. Tính đến nay đã có 12 di tích được tỉnh và Trung Ương ra Quyết định bảo vệ. Trong đó, có 9 di tích Quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh. Một số di tích lớn đã được sửa chữa, tôn tạo bằng nguồn kinh phí do Trung Ương hỗ trợ như Tháp PoKlong Garai, tháp Hoà Lai, Tháp Pôrômê, bẫy đá Pinăng Tắc...; một số di tích khác như đình, chùa, miếu,... được tôn tạo bằng nguồn kinh phí do tỉnh hỗ trợ hoặc do nhân dân địa phương tự quyên góp sửa chữa, tôn tạo; nhưng nhìn chung nguồn kinh phí này còn khiêm tốn trong khối lượng lớn việc cần làm trong công tác trùng tu, tu bổ di tích. Riêng một số làng nghề truyền thống như làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, làng Gốm Bầu Trúc (huyện Ninh Phước) đã và đang được giữ gìn, phục hồi và phát triển.

Riêng đối với Tháp PoKlong Garai nhờ được sự hỗ trợ vốn từ Trung Ương, hiện nay đã hoàn tất Cụm du lịch văn hóa dưới chân Tháp. Chính nhờ cụm văn hóa du lịch này, số lượng du khách đến tham quan cũng như nghiên cứu ngày một đông hơn.

đ)Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội tại các khu, tuyến, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu đông dân cư

Tình hình và công tác an ninh trật tự xã hội trong những năm qua đã được cấp Đảng, thủ trưởng các doanh nghiệp và các ngành các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo, trong đó đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08/BCT của Bộ Chính Trị về “Chiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới”, Nghị quyết

số 09/CP của Chính Phủ và Kế hoạch số 1780/KH, Kế hoạch 364/KH-BCĐ của UBND tỉnh về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm-ma túy-mại dâm; Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và Chỉ thị số 02/2003/CT của Chủ tịch UBND tỉnh về giữ gìn trật tự an tòan các khu du lịch-danh lam thắng cảnh đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và khách du lịch hoan ngênh đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên tình trạng trộm cắp, gây rối đe dọa, ăn xin chèo kéo và đeo bám du khách gây mất an ninh trật tự và mỹ quan các khu du lịch vẫn còn xảy ra; các biện pháp về công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu du lịch vẫn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

e)Các hoạt động vệ sinh môi trường, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc bảo vệ môi trường không chỉ trở thành vấn đề cấp bách của mỗi địa phương hay của Việt Nam mà là của cả thế giới. Riêng trong lĩnh vực du lịch, môi trường và du lịch có mối liên hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, du lịch đã trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu của các quốc gia trên thế giới, xu thế du lịch đang là du lịch thiên nhiên, du lịch xanh. Do đó, việc bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm trong kinh doanh du lịch là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch.

Đối với Ninh Thuận, có chiều dài 105 km bờ biển, cùng nhiều danh lam thắng cảnh như: Bãi tắm Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Vịnh Vĩnh Hy, Thác Tiên, Suối Tiên,

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)