Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Ninh Thuận

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 50)

Quy hoạch tổng thể 2003 đã xác định hệ thống các cụm du lịch bao gồm 5 cụm du lịch là Cụm du lịch Ninh Chữ-Bình Sơn, Cụm du lịch Cà Ná, Cụm Bình Tiên-Vĩnh Hy, Cụm du lịch suối Thương-thác Tiên, Cụm du lịch văn hóa tháp Pôklong Garai, nhưng cho đến thời điểm này công tác quy họach chi tiết được hoàn thành được 3 cụm là Ninh Chữ-Bình Sơn, Bình Tiên-Vĩnh Hy, Cụm du lịch văn hóa tháp Pôklong Garai, lượng nhà đầu tư tham gia khai thác ở Bình Tiên-Vĩnh Hy chủ yếu đang trong giai đọan lập dự án và chuẩn bị khởi công, riêng Ninh Chữ-Bình Sơn thì việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ đạt trên 50% diện tích đất quy hoạch, Cụm du lịch văn hóa tháp Pôklong Garai đã đưa vào khai thác. Phần lớn tài nguyên du lịch được khai thác chính từ các địa bàn ven biển có chỉ tiêu về doanh số và lượt khách chiếm trên 90%

tổng số. Đây có thể nói là lợi thế về du lịch biển của Ninh Thuận là rất lớn có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Còn nhiều khu vực khác chưa được khai thác và đầu tư: các khu vực quanh vùng lòng hồ Sông Trâu-huyện Thuận Bắc, hồ Tân Giang, biển Mũi Dinh-huyện Ninh Phước, khu công viên Đại Dương và Bãi Rùa đẻ thôn Thái An-huyện Ninh Hải, biển Hòn Chông, biển Nam Cương-Phú Thọ, Vườn Quốc gia Phước Bình; thác Sakai, đèo Ngoạn Mục-huyện Ninh Sơn...

Trong những năm gần đây tỉnh ta có các chính sách khuyến khích ưu đãi trong mời gọi đầu tư và ký kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh bạn đã mở ra cho du lịch Ninh Thuận bước tiến mới trong việc quảng bá điểm đến và sản phẩm dịch vụ, tour tuyến du lịch Ninh Thuận. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của khách sạn, nhà nghỉ và một số khách sạn mới đi vào họat động khai thác như Sài Gòn- Ninh Chữ, Phùng Hưng, Phương Đông, Hồ Phong, Hữu Nghị, Hưng Thịnh, Mai Linh... Chủ trương cổ phần hóa của nhà nước được tiến hành nhanh mạnh tại một số công ty du lịch 100% vốn nhà nước đã tạo đà khởi sắc cho ngành du lịch phát triển, đặc biệt là kinh doanh lưu trú và nhà hàng tăng nhanh như khách sạn Sài Gòn-Ninh Chữ, Công ty Cổ phần Thương mại-Du lịch Thống Nhất, Công ty Cổ phần Du lịch Hải Sơn...

Tính đến năm 2010 có 65 cơ sở lưu trú có giá trị đầu tư 900 tỷ đồng (nếu tính theo giá hiện hành) với tổng số trên 1.208 buồng có sức chứa trên 3.000 khách/ngày, tăng 85,29% so với năm 2000 (33 khách sạn) trong đó có 1 khách sạn đạt 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 2 khách sạn l sao. Tính đến năm 2012 Ninh Thuận có 42 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ một đến bốn sao và đến đầu năm 2013 trên đại bàn tỉnh có 68 cơ sở lưu trú với khoảng 1.620 buồng, trong đó trên 30% số buồng đạt chuẩn 3 sao, công suất sử dụng buồng đạt 60%.

Đến cuối năm 2009 toàn tỉnh có 4.225 phương tiện vận tải, khối lượng luân chuyển hành khách tăng bình quân 12,7 %/năm, luân chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,4%/năm. Đến cuối năm 2010 đạt 4.896 phương tiện vận tải, trong đó bao gồm: 3.004 ô tô tải, 1.847 ô tô khách và 45 xe buýt; tăng 16% so với năm 2009.

Với việc tập trung khai thác thế mạnh về du lịch biển với nhiều dự án qui mô lớn được triển khai, mở thêm nhiều tuyến du lịch, kết hợp du lịch biển với điểm du lịch văn hóa (tháp Pokrong Grai, làng nghề) nên cuối đến năm 2012, thu hút trên 950

ngàn lượt du khách tăng 16% so với năm 2011, lượng khách tăng bình quân 18,1%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 39,6%/năm, thời gian lưu trú đạt 2 ngày/lượt- người, doanh thu du lịch tăng bình quân 27,16%/năm.

2.2.3. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận 2006-2012

Lượt khách đến Ninh Thuận tăng cao, 444.000 lượt khách/năm vào năm 2008. Năm 2009, doanh thu ngành du lịch đóng góp 10 triệu USD vào GDP của tỉnh và tạo ra 17.000 công ăn việc làm cho tỉnh. Đến cuối 2012 thì tổng thu du lịch đạt 440 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2011.

Vào năm 2010 đạt 650.000 khách du lịch; năm 2011 đạt 820.000 khách du lịch và đến cuối năm 2012, Ninh Thuận đã thu hút 950.000 lượt du khách, tăng 16% so cùng kỳ năm 2011, trong đó khách quốc tế đạt 80.000 lượt ( tăng 29% so với năm 2011). Đặc biệt là đầu tháng 11/2012 đã có trên 550 du khách người Nga đến Ninh Thuận tham quan nghỉ dưỡng từ 10 - 13 ngày. Đây là lần đầu tiên Ninh Thuận đón tiếp số lượng khách du lịch nước ngoài đến tham quan nghỉ dưỡng dài ngày tại Ninh Thuận với số lượng lớn. Có được kết quả này là do du lịch Ninh Thuận đã sôi động hơn, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch, kích cầu giảm giá và nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp khai thác tốt các tour du lịch, nổi bật là đã khai thác một số tour khách nước ngoài dài ngày từ các nước Nga và Nhật Bản.

Bảng 2.8 :Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Ninh Thuận

ĐVT:Triệu đồng.

DOANH THU 2005 2008 2009 2010 2011

Doanh thu của các cơ sở lưu trú 237.562 516.698 632.947 798.068 973.367

Doanh thu của các cơ sở lữ hành 660 1.052 2.194 2.670

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

2.2.3.1. Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch

Tỉnh đã đầu tư và tập trung mạnh cho công tác tuyên truyền quảng bá trên cơ sở kết hợp các nguồn vốn (Ngân sách Trung ương, địa phương và các Doanh nghiệp) giao trách nhiệm cho ngành du lịch thường xuyên tích cực phối hợp với các báo, đài Truyền hình Trung ương (VTV) và địa phương thực hiện chương trình Du Lịch qua màn ảnh nhỏ về "Việt Nam-Đất nước-Con người" dành riêng chuyên trang về Ninh thuận được

phát sóng trên các kênh đài Truyền hình Trung ương. Tổ chức cho các đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh và các nghệ nhân dân tộc Chăm tham gia các kỳ Liên hoan du lịch được tổ chức tại các thành phố lớn nhằm phổ biến tuyên truyền, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Ninh Thuận, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống gốm Bầu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp; những thành tựu phát triển kinh tế -xã hội, tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh tại liên hoan. Đồng thời phối hợp với các đơn vị du lịch trên địa bàn tỉnh phát hành trên 50.000 tập sách, tập gấp, 3.000 bản đồ du lịch đến với du khách và các tổ chức, các đơn vị hoạt động du lịch trong và ngoài nước, bước đầu đã nâng cao hình ảnh của ngành du lịch địa phương trong lòng du khách và nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết trong kinh doanh. Ngoài ra, công tác cung cấp thông tin quảng bá trên mạng Internet cũng luôn được cập nhật và đẩy mạnh, phổ biến chủ yếu trên các trang web lớn của Việt Nam. Đặc biệt sự kiện liên hoan văn hóa du lịch ( Festival Ninh Thuận 2007) lần đầu tiên được tổ chức thành công đã khẳng định thêm thương hiệu du lịch Ninh Thuận trên thị trường trong nước và quốc tế, tạo được tiếng vang lớn và ấn tượng đẹp trong lòng du khách, thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh đó trong năm 2011 Ninh Thuận cũng đã tổ chức thành công Liên hoan Làng biển Việt Nam tại Ninh Thuận từ ngày 1- 4/8/2011, đây là sự kiện văn hóa thể thao và du lịch hưởng ứng năm Du lịch lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ-Phú Yên năm 2011, do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức với chủ đề “ Ninh Thuận điểm đến văn hóa biển Việt Nam” với sự tham gia của 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và 2 khách mời là TP.HCM và Bà Rịa- Vũng Tàu, ..., làm tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch, tác động rất lớn đến đời sống thu nhập dân cư được nâng lên rõ rệt.

2.2.3.2. Xây dựng hình ảnh điểm đến

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Xây dựng mới các tuyến đường 704, 702, quốc lộ 27, đường Bác Ái, đường 16/4, đường Bình Tiên-Hiệp Kiết, đường Văn Lâm-Sơn Hải (Mũi Dinh), đường Yên Ninh-Ninh Chữ có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng (trong đó nguồn Trung ương Phát triển các dự án đầu tư - cơ sở vật chất ngành du lịch - hỗ trợ 25 tỷ đồng).Tính trong giai đoạn 5 năm có 32 dự án (gồm 63 cơ sở lưu trú) đang hoạt động với giá trị đầu tư khoảng 800 tỷ đồng và gần 15 dự án đang hình thành, trong đó 4 đã, đang chuẩn bị khởi công và còn lại đang trong quá trình lập báo

cáo khả thi với tổng vốn đầu tư ước tính trên 2.000-2.500 tỷ đồng. Chủ yếu là các dự án lớn như: khu du lịch Sơn Long Thuận (60 tỷ đồng), sân golf 18 lỗ của Sài Gòn tourist (200 tỷ); nâng cấp Khách sạn Sài Gòn -Ninh Chữ đạt tiêu chuẩn 4 sao (115 tỷ), khu du lịch Hoàn Mỹ (30 tỷ), Khu du lịch Bình Tiên (500 tỷ), Khu du lịch Núi Chúa (400 tỷ đồng), Khu du lịch biển mũi Dinh ( 500 tỷ)...chủ yếu tập trung đầu tư các vùng ven biển và Khu du lịch thác Sakai-Đèo Ngoạn Mục (150 tỷ đồng)... Ngoài ra còn có các dự án công cộng như dự án cụm du lịch văn hóa tháp Pô Klong Garai đã được khai thác trong năm 2005 và trùng tu tôn tạo tháp Hòa Lai đang khởi công.

Phát triển và đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:Ngành du

lịch đã tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch sinh thái, văn hoá và du lịch biển. Đặc biệt nghiên cứu văn hoá dân tộc Chăm, thông qua tham quan tìm hiểu, nghiên cứu công trình kiến trúc các Tháp cổ Chăm, các làng nghề như gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp; tổ chức nhiều tour tuyến du lịch trong tỉnh hết sức hấp dẫn cho khách du lịch tham quan, đặt biệt là tuyến tham quan Vịnh Vĩnh Hy-Vườn Quốc gia Núi Chúa, tắm suối nước nóng Mỹ Á, khu du lịch biển Bình Tiên, Ninh Chữ-Cà Ná, Mũi Dinh. Đặc biệt là thu hút luợng lớn thị trường khách nội địa là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ. Gắn với việc phát triển tour các doanh nghiệp không ngừng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính dân gian như tổ chức có định kỳ hội chợ ẩm thực 3 miền, hội chợ ẩm thực- thời trang- du lịch, các hoạt động biễu diễn văn nghệ dân gian và văn hóa Chăm diễn ra thường xuyên tại các khu tuyến điểm du lịch. Đặc biệt là ngành du lịch rất thành công trong việc phát triển du lịch MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo) được đông đảo các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước ủng hộ.

Bên cạnh đó tỉnh còn kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án du lịch trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào năm 2011 và cho đến thời điểm cuối năm 2012 thì tỉnh Ninh Thuận đã chấp nhận chủ trương đầu tư và cấp giấy phép cho nhiều dự án du lịch, trong đó có 25 dự án du lịch cao cấp với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng.

2.2.3.3. Thông tin du lịch

Tuyên truyền các văn bản của Bộ, các Nghị quyết phát triển du lịch chất lượng cao của tỉnh trên phương tiện thông tin đại chúng và cho các doanh nghiệp du lịch.

Cung cấp các thông tin của ngành phục vụ nghiên cứu, các đề án phát triển du lịch các cấp từ Trung ương, địa phương .

Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu, hình ảnh của đơn vị trên mạng thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, quảng bá về du lịch Ninh Thuận.

Thông tin từ khách du lịch đến Ninh Thuận chủ yếu từ sách báo trong và ngoài nước, bạn bè người thân và từ khách hàng.

2.2.3.4. Khách du lịch

Lượt khách chung đến 2005 đạt 222.700 lượt khách, (trong đó khách quốc tế 14.067 khách) đạt mức tăng trưởng 20-23,7%/năm giai đoạn 2000-2005, tăng gấp 2,7- 2,86 so năm 2000 (chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 2-2,5 lần); trong đó khách quốc tế tăng 1,2 lần, khách nội địa tăng 3-3,2 lần so năm 2000. Công suất phòng nghỉ bình quân 5 năm đạt: 55-57% tăng 1,38 lần so năm 2000. Hệ số lưu trú trung bình 5 năm đạt 1,8 ngày khách (so giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 1-1,15 ngày). Năm 2006 lượt khách đạt 312.527 lượt, tăng 40,31% so năm 2005 ; năm 2007 lượt khách đạt 320.876 lượt tăng 22,18% so cùng kỳ 2006. Năm 2010, thu hút trên 650 ngàn lượt du khách tăng gấp 2,3 lần năm 2005, lượng khách tăng bình quân 18,1%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 39,6%/năm, thời gian lưu trú đạt 2 ngày/lượt- người (tăng 0,4 ngày so với năm 2005), doanh thu du lịch tăng bình quân 27,16%/năm. Năm 2011 thu hút 820.000 khách du lịch và đến cuối năm 2012 đã thu hút được 950.000 lượt du khách, tăng 16% so cùng kỳ năm 2011.

Bảng 2.9: Lƣợng khách du lịch đến Ninh thuận thời kỳ 2005 -2011

ĐVT: Ngàn người S LƢỢT KHÁCH 2005 2008 2009 2010 2011 Khách do các cơ sở lƣu trú phục vụ (Lƣợt khách 149.329 443.374 565.540 667.848 775.650 Khách trong nước 145.270 429.078 547.404 636.239 736.860 Khách quốc tế 4.059 14.296 18.136 31.609 38.790 Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ (Lƣợt khách 635 670 1.762 2.995 Khách trong nước 635 670 1.762 2.995 Khách quốc tế - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2011.

- Khách nội địa: Do đời sống ngày nay được cải thiện và nâng lên nên lượng khách nội tỉnh tăng nhanh, khách các tỉnh lân cận tập trung vào các tỉnh phía Nam

chiếm phần lớn lượng khách của tỉnh có nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng nghiên cứu các vùng biển miền Trung trong đó có Ninh Thuận.

- Khách quốc tế: Do tình hình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với các nước khu vực, xu thế toàn cầu hóa nên nguồn khách khối ASEAN, các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách Châu Âu và Bắc Mỹ là nguồn khách chủ lực của tỉnh, ngoài ra do yếu tố lịch sử với nhu cầu trở lại thăm nơi dừng chân trước đây của người Pháp, Mỹ là nguồn khách đáng kể và sau cùng là số Việt kiều về thăm quê hương cùng một số nước khác.

- Về thị trường khách nội địa: Phần lớn là khách các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Bộ và một số ít là các tỉnh Nam Trung Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ….

- Về thị trường khách quốc tế: Chủ yếu khách Châu Âu chiếm 37,87%, Bắc Mỹ 10,31%, Châu Úc 5,43%, Bắc Á 21,02%, Đông Nam Á 15,74% và còn lại chủ yếu là Việt Kiều và một số nước khác chiếm 9,63%.

Hoạt động khách đến Ninh Thuận chủ yếu đến Ninh Thuận với mục đích nghỉ dưỡng tắm biển là chính, thưởng thức Văn hóa - Ẩm thực, một số ít là tham quan nghiên cứu khoa học, lịch sử văn hóa các dân tộc Chăm, Raglay...

2.2.3.5. Hoạt động tài chính

Qua bảng doanh thu thực tế theo thành phần kinh tế, ta thấy được doanh thu tăng đều qua các năm; trong đó doanh thu từ thành phần ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao với tỷ lệ trung bình là 97% trong tổng doanh thu du lịch. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của các cơ sở tư nhân tại địa phương.

Bảng 2.10: Doanh thu du lịch theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm

Doanh thu 2005 2008 2009 2010 2011

Doanh thu của các cơ sở lƣu

trú 237.562 516.698 632.947 798.068 973.367

- Nhà nước 21.805 8.047 6.186 14.297 15.574

- Ngoài Nhà nước 215.757 508.651 626.761 783.771 957.793

+ Tư nhân 17.365 72.667 91.181 113.734 136.271

+ Cá thể 198.392 435.984 535.580 670.037 821.522

Doanh thu của các cơ sở lữ

hành 660 1.052 2.194 2.670

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)