Khái quát về kinh tế-xã hội của Ninh Thuận, giai đoạn 2006 –2012

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 41)

2.1.2.1. Phát triển Kinh tế – Xã hội

Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 2006 - 2012 đạt 10,3%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 19,1 triệu đồng, rút ngắn nhanh khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với cả nước, từ vị trí 50% năm 2008 đã tăng lên mức 62% vào năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành Nông nghiệp và Thủy sản giảm 0,79% so với năm 2005 còn 39,3%; Công nghiệp - Xây dựng tăng tăng 1,9% so với năm 2005, chiếm 22,3% GDP của tỉnh; Dịch vụ giảm 0,3% so với năm 2005, chiếm 38,4% trên GDP của tỉnh; công tác giải quyết việc làm đạt nhiều kết quả, bình quân trên 14.000 lao động mỗi năm. Các chính sách đối với người nghèo được thực hiện đầy đủ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 21,29 % năm 2005 xuống còn 11,2% vào năm 2012.

Thu ngân sách nhà nước những năm gần đây tăng khá, năm 2010 đạt 883,7 tỷ đồng, năm 2011 đạt 1.158,9 tỷ đồng và năm 2012 đạt 1.320 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm 2005 và đang tạo đà tăng nhanh cho các năm tới; tổng vốn huy động đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 4,1 nghìn tỷ đồng, gấp 7,9 lần so với năm 2005, trong đó vốn doanh nghiệp và dân cư đạt 4.100 tỷ đồng tăng 7,9 lần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhân dân.

Bảng 2.4:Tăng trƣởng GDP của tỉnh Ninh Thuận ( 2006 - 2012)

ĐVT: tỉ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (giá 1994) 2.002,5 2.352,3 2.549,9 2.729,4 3.017,5 3.331,7 3.674,8 Trong đó: Nông-Lâm-Thủy sản 958,3 1.061,2 1.113,6 1.116,9 1.123,5 1.178,2 1.233,8

Công nghiệp- Xây

dựng 447,9 502 584,7 662,7 781,1 883,8 984,8

Dịch vụ 706,3 789,1 851,6 949,8 1.112,9 1.269,7 1.456,2

Trong giai đoạn 2006 - 2012, Ninh Thuận đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ trong cũng như ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 đạt 5.909 tỷ đồng, tăng gần 3,2 lần so với năm 2006; cơ cấu vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước có chiều hướng tăng nhanh, chiếm 56,88% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012, tăng 18,3% so với năm 2006; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,57%, tăng 17,35% so với năm 2006.

Bảng 2.5:Tình hình thu hút vốn đầu tƣ của Ninh Thuận (2006 - 2012)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn 1.850 2.450 3.350 4.150 5.017 5.320 5.909 Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 1.132 1.211 1.194 1.718 2.231 2.224 1.510 Vốn ngoài Nhà nước 714 1.177 1.716 1.900 2.386 2.826 3.361 Vốn FDI 4 62 440 532 400 270 1.038

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, tình hình thu hút đầu tư trong những những năm trở lại đây cũng thu được những kết quả khả quan. Việc phát triển hai dự án Nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh là cơ hội thuận lợi để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, làm cho nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế biết đến Ninh Thuận và quan tâm đầu tư vào tỉnh nhiều hơn, tạo một làn sóng đầu tư mới thu hút nguồn lực đầu tư FDI, các doanh nghiệp trong nước, các nguồn tài trợ cho đầu tư hạ tầng của tỉnh....

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 229 dự án các thành phần kinh tế được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận địa điểm, tổng vốn đăng ký 98.361,6 tỷ đồng, trong đó:

- Có 192 dự án cấp Giấy chứng nhận đầu tư, vốn đăng ký 51.347,1 tỷ đồng (đầu tư trực tiếp nước ngoài 25 dự án, tổng vốn 20.243 tỷ đồng), 26 dự án đầu tư trong khu, cụm công nghiệp với vốn đăng ký 5.739 tỷ đồng.

- Chấp thuận địa điểm đầu tư 37 dự án, vốn đăng ký 47.014,5 tỷ đồng (đầu tư trực tiếp nước ngoài 04 dự án).

Trong đó, đầu tư trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng có 105 dự án, vốn đăng ký 78.110 tỷ đồng; đầu tư trong lĩnh vực Du lịch - Thương mại - Dịch vụ có 83 dự án

với vốn đăng ký 18.496 tỷ đồng; đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp có 4 dự án, với vốn đăng ký là 1.754 tỷ đồng.

Đáng chú ý là có nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng (điện gió, điện mặt trời), công nghiệp và du lịch mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong những năm gần đây trên cơ sở kết quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, đang được các nhà đầu tư triển khai thực hiện. Riêng lĩnh vực điện gió đến nay đã có cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án, công suất 566 MW, với tổng vốn đăng ký 21.124 tỷ đồng và chấp thuận địa điểm cho 10 dự án, với tổng vốn đăng ký 28.991 tỷ đồng.

2.1.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng a. Mạng lƣới giao thông a. Mạng lƣới giao thông

- Đường bộ:

+ Quốc lộ: Chạy qua tỉnh có Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27 (66 km) và Quốc lộ 27 B (44 km). Tổng chiều dài các Quốc lộ là 174,5 km, được thảm bê tông nhựa và tráng nhựa.

+ Tỉnh lộ: Có 10 tuyến tỉnh lộ, gồm: 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền-Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài khoảng 238,3 km. Nhiều tuyến đường đang triển khai làm mới và nâng cấp mở rộng như mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Phan Rang-Tháp Chàm theo hình thức BOT dài 9,6 km, làm mới tuyến tránh Quốc lộ 27 dài 6,57 km qui mô đường cấp III đồng bằng, nâng cấp mở rộng đường đôi phía Bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm từ ngã ba Tân Hội đến ngã tư Trần Phú dài 1,825 km.

+ Mạng lưới đường đô thị được nâng cấp, mở rộng, nhất là trong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và được công nhận là đô thị loại III, Thủ tướng Chính phủ có Nghị định công nhận thị xã Phan Rang-Tháp Chàm thành thành phố trực thuộc tỉnh, đến nay có 159km đường bê tông nhựa, 72% tuyến đường liên thôn và giao thông nông thôn được bê tông hoá với chiều dài 107,5km; 76 trục đường chính với 78,2km, 18 tuyến đường nội bộ và khu dân cư 81,2km, tỷ lệ đường giao thông đô thị trên diện tích đất đạt 21,8%, mật độ đường chính rải nhựa đạt 4,07 km/km2.

Mật độ đường của tỉnh nhìn chung là thấp so với mức bình quân cả nước, bình

quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân. Hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh có

đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.

- Đường sắt: Đường sắt Thống Nhất qua tỉnh dài 67km. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt đi Đà Lạt nhưng hầu như bị phá huỷ.

- Sân bay: Tại khu vực Tháp Chàm có sân bay Thành Sơn, đủ điều kiện cho việc hạ cất cánh máy bay hiện đại (hiện nay chưa dành cho dân sự).

- Hệ thống cảng: Có cảng cá Đông Hải với cầu tàu dài 265 m, Cà Ná dài 200 m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120 m và Bến cá Mỹ Tân, đây là những nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500 CV.

b. Mạng lƣới cấp điện

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thuỷ điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5x1,5MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3x2,7MW).

Đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn và 96% điểm dân cư và hơn 90% số hộ trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

c. Bƣu chính - viễn thông

- Bưu chính:

+ Mạng lưới Bưu chính Ninh Thuận đã phát triển tương đối rộng khắp toàn tỉnh. Toàn tỉnh có tất cả 127 điểm phục vụ bao gồm Bưu cục cấp 1,2,3 và các kiôt, Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), đại lý bưu điện. Bán kính phục vụ bình quân của một điểm đạt 2,88 km/điểm và số dân phục vụ bình quân khoảng 4.500 người/điểm.

+ Dịch vụ bưu chính đã được cung cấp khá đầy đủ bao gồm các dịch vụ truyền thống (bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, PHBC) và các dịch vụ nâng cao (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, bưu chính ủy thác, chuyển điện hoa). Sản lượng và doanh thu tăng khá nhanh. Giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng doanh thu đạt mức bình quân hơn 15%/năm. Trung bình mỗi năm một người dân trong tỉnh nhận khoảng 0,34 bưu phẩm.

+ Mạng thông tin di động: Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, cơ sở hạ tầng mạng có tất cả 84 trạm BTS, tập trung ở các trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, trung tâm các huyện, các khu du lịch, khu đông dân. Mật độ phủ sóng chưa đồng đều giữa các huyện, các vùng do đó còn có vũng lõm sóng, sóng yếu. Đặc biệt tại huyện Bác Ái chỉ có 3 trạm BTS, bán kính phục vụ bình quân của 1 trạm quá xa, lên đến 10,5 km.

+ Mạng Internet: Hiện nay Ninh Thuận có 6.533 thuê bao Internet, đạt mật độ 1,54 thuê bao/100 dân. Lượng thuê bao Internet chủ yếu tập trung ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện đồng bằng ven biển như Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước.

- Dịch vụ viễn thông: Các loại hình dịch vụ viễn thông và Internet đang được cung cấp trên địa bàn tỉnh gồm có:

+ Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định như VoIP, dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài kỹ thuật số, ...

+ Dịch vụ điện thoại di động, và dịch vụ truy nhập WAP, SMS...

+ Internet và các dịch vụ trên nền Internet: Internet gián tiếp, Internet trực tiếp, Internet băng rộng, truy nhập vô tuyến...

Dịch vụ điện thoại cố định và di động: Đã phát triển khá rộng khắp, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có máy điện thoại; tất cả các huyện đều được phủ sóng di động. Hiện tại tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 408.055 thuê bao (trong đó có 89.902 thuê bao cố định và 15.015 thuê bao di động trả sau, đạt mật độ thuê bao bình quân gần 18 máy/100 dân.

d. Thuỷ lợi và cấp nƣớc sinh hoạt

- Thủy lợi:

+ Công trình hồ chứa: Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 7 hồ chứa và đang thi công 2 hồ chứa khác, nâng tổng số đến nay có 11 hồ chứa với dung tích chứa 137 triệu m3. Diện tích tưới thiết kế và khả năng thực tế của các hồ chứa là 35.150 ha.

+ Các công trình tưới bằng các đập dâng: Hiện tại trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 76 đập dâng lớn nhỏ, trong đó: 13 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập trên 50 ha; 58 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập nhỏ hơn 50 ha; 5 đập dâng thuộc khu tưới hồ

Tân Giang. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng là 18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228 ha.

+ Các công trình tưới bằng trạm bơm: Trong hệ thống thuỷ nông Nha Trinh - Lâm Cấm có một số khu vực cao cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay số trạm bơm lấy nước từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh – Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao nhất đạt được 840 ha.

- Công trình cấp nước sinh hoạt:

+ Công trình cấp nước đô thị:Hiện tại có 3 hệ thống công trình sau:

(1) Nhà máy nước Phan Rang – Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái tại vị trí

thượng lưu đập Lâm Cấm, có quy mô 52.000 m3/ngày đêm. Nhiệm vụ của nhà máy là

cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.

(2) Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông để cấp nước cho thị

trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 1.000 m3

/ngày-đêm.

(3) Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trung với quy mô 1.000 m3/ngày-đêm, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch được nâng lên từ 65% năm 2006 lên khoảng 85% năm 2008 và lên 90% vào năm 2010.

+ Công trình cấp nước sạch nông thôn:

Thực hiện chương trình Môi trường quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 135, chương trình 174, và các nguồn vốn hỗ trợ khác, từ năm

2001-2008 đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo, mở rộng hơn 60 hệ thống cấp nước từ

nguồn nước mặt hoặc nước ngầm với quy mô từ 50-500 m3/ngày và các công trình nước tự chảy phục vụ cho khoảng 148 ngàn người, đến nay tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch được nâng lên từ 50% năm 2006 lên khoảng 74% vào năm 2008 và 85% vào năm 2010.

Năm 2008, đã hoàn thành công trình cấp nước Cà Ná - Phước Nam có công suất 30.000 m3 /ngày- đêm cấp nước cho Khu công nghiệp Phước Nam và các vùng phụ cận thuộc huyện Ninh Phước.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về cấp nƣớc ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại đô

thị. 65 85 90

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước

sinh hoạt hợp vệ sinh. 50 74 85

Nguồn: Báo cáo số 3292/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận.

đ. Vệ sinh - môi trường

Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện, các dự án đầu tư công nghiệp, du lịch xây dựng đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, thực hiện các quy định về môi trường tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí chất thải rắn, nước thải đô thị. Mô hình thu gom xử lý rác thải sản xuất ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Công ty Nam Thành đã phát huy hiệu quả rất tích cực, nhiều mô hình xử lý rác thải ở nông thôn có hiệu quả, một số dự án thoát nước thành phố, thị trấn và xây dựng nghĩa trang đã và đang được quan tâm đầu tư.

Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đã tăng từ 80% tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và khoảng 50-60% tại các đô thị khác năm 2006 lên 85% năm 2008. Tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh đến năm 2008 đạt 49% và năm 2010 đạt 60%.

Về các cơ sở sản xuất, kinh doanh có công trình xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, đối với cơ sở sản xuất quy mô vừa trở lên: 13/13 cơ sở đã đầu tư công trình xử lý chất thải, chỉ có 7/13 (đạt 54%) cơ sở có công trình xử lý chất thải đạt yêu về bảo vệ môi trường, đối cơ sở sản xuất quy mô nhỏ: đến nay, có khoảng 50% số cơ sở sản xuất, kinh doanh có công trình xử lý môi trường.

Bên cạnh đó hạn chế nổi lên như chất thải công nghiệp và chất thải y tế chưa được quản lí đúng mức, chương trình vệ sinh môi trường và xử lý chất thải vùng nông thôn, miền núi, đạt kết quả thấp, công tác quản lý môi trường các vùng ven biển trọng điểm và các khu du lịch biển chưa được triển khai có hiệu quả; công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường của các cơ sở sản xuất chưa thường xuyên.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)