Phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 43)

a. Mạng lƣới giao thông

- Đường bộ:

+ Quốc lộ: Chạy qua tỉnh có Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27 (66 km) và Quốc lộ 27 B (44 km). Tổng chiều dài các Quốc lộ là 174,5 km, được thảm bê tông nhựa và tráng nhựa.

+ Tỉnh lộ: Có 10 tuyến tỉnh lộ, gồm: 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền-Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài khoảng 238,3 km. Nhiều tuyến đường đang triển khai làm mới và nâng cấp mở rộng như mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Phan Rang-Tháp Chàm theo hình thức BOT dài 9,6 km, làm mới tuyến tránh Quốc lộ 27 dài 6,57 km qui mô đường cấp III đồng bằng, nâng cấp mở rộng đường đôi phía Bắc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm từ ngã ba Tân Hội đến ngã tư Trần Phú dài 1,825 km.

+ Mạng lưới đường đô thị được nâng cấp, mở rộng, nhất là trong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và được công nhận là đô thị loại III, Thủ tướng Chính phủ có Nghị định công nhận thị xã Phan Rang-Tháp Chàm thành thành phố trực thuộc tỉnh, đến nay có 159km đường bê tông nhựa, 72% tuyến đường liên thôn và giao thông nông thôn được bê tông hoá với chiều dài 107,5km; 76 trục đường chính với 78,2km, 18 tuyến đường nội bộ và khu dân cư 81,2km, tỷ lệ đường giao thông đô thị trên diện tích đất đạt 21,8%, mật độ đường chính rải nhựa đạt 4,07 km/km2.

Mật độ đường của tỉnh nhìn chung là thấp so với mức bình quân cả nước, bình

quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân. Hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh có

đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.

- Đường sắt: Đường sắt Thống Nhất qua tỉnh dài 67km. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt đi Đà Lạt nhưng hầu như bị phá huỷ.

- Sân bay: Tại khu vực Tháp Chàm có sân bay Thành Sơn, đủ điều kiện cho việc hạ cất cánh máy bay hiện đại (hiện nay chưa dành cho dân sự).

- Hệ thống cảng: Có cảng cá Đông Hải với cầu tàu dài 265 m, Cà Ná dài 200 m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120 m và Bến cá Mỹ Tân, đây là những nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500 CV.

b. Mạng lƣới cấp điện

Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thuỷ điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5x1,5MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3x2,7MW).

Đến năm 2010, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn và 96% điểm dân cư và hơn 90% số hộ trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

c. Bƣu chính - viễn thông

- Bưu chính:

+ Mạng lưới Bưu chính Ninh Thuận đã phát triển tương đối rộng khắp toàn tỉnh. Toàn tỉnh có tất cả 127 điểm phục vụ bao gồm Bưu cục cấp 1,2,3 và các kiôt, Bưu điện văn hóa xã (BĐVHX), đại lý bưu điện. Bán kính phục vụ bình quân của một điểm đạt 2,88 km/điểm và số dân phục vụ bình quân khoảng 4.500 người/điểm.

+ Dịch vụ bưu chính đã được cung cấp khá đầy đủ bao gồm các dịch vụ truyền thống (bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, PHBC) và các dịch vụ nâng cao (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, bưu chính ủy thác, chuyển điện hoa). Sản lượng và doanh thu tăng khá nhanh. Giai đoạn 2001-2006, tốc độ tăng doanh thu đạt mức bình quân hơn 15%/năm. Trung bình mỗi năm một người dân trong tỉnh nhận khoảng 0,34 bưu phẩm.

+ Mạng thông tin di động: Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, cơ sở hạ tầng mạng có tất cả 84 trạm BTS, tập trung ở các trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, trung tâm các huyện, các khu du lịch, khu đông dân. Mật độ phủ sóng chưa đồng đều giữa các huyện, các vùng do đó còn có vũng lõm sóng, sóng yếu. Đặc biệt tại huyện Bác Ái chỉ có 3 trạm BTS, bán kính phục vụ bình quân của 1 trạm quá xa, lên đến 10,5 km.

+ Mạng Internet: Hiện nay Ninh Thuận có 6.533 thuê bao Internet, đạt mật độ 1,54 thuê bao/100 dân. Lượng thuê bao Internet chủ yếu tập trung ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện đồng bằng ven biển như Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước.

- Dịch vụ viễn thông: Các loại hình dịch vụ viễn thông và Internet đang được cung cấp trên địa bàn tỉnh gồm có:

+ Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định như VoIP, dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài kỹ thuật số, ...

+ Dịch vụ điện thoại di động, và dịch vụ truy nhập WAP, SMS...

+ Internet và các dịch vụ trên nền Internet: Internet gián tiếp, Internet trực tiếp, Internet băng rộng, truy nhập vô tuyến...

Dịch vụ điện thoại cố định và di động: Đã phát triển khá rộng khắp, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có máy điện thoại; tất cả các huyện đều được phủ sóng di động. Hiện tại tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 408.055 thuê bao (trong đó có 89.902 thuê bao cố định và 15.015 thuê bao di động trả sau, đạt mật độ thuê bao bình quân gần 18 máy/100 dân.

d. Thuỷ lợi và cấp nƣớc sinh hoạt

- Thủy lợi:

+ Công trình hồ chứa: Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng được 7 hồ chứa và đang thi công 2 hồ chứa khác, nâng tổng số đến nay có 11 hồ chứa với dung tích chứa 137 triệu m3. Diện tích tưới thiết kế và khả năng thực tế của các hồ chứa là 35.150 ha.

+ Các công trình tưới bằng các đập dâng: Hiện tại trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 76 đập dâng lớn nhỏ, trong đó: 13 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập trên 50 ha; 58 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập nhỏ hơn 50 ha; 5 đập dâng thuộc khu tưới hồ

Tân Giang. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng là 18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228 ha.

+ Các công trình tưới bằng trạm bơm: Trong hệ thống thuỷ nông Nha Trinh - Lâm Cấm có một số khu vực cao cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng bơm. Đến nay số trạm bơm lấy nước từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Nha Trinh – Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết kế là 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao nhất đạt được 840 ha.

- Công trình cấp nước sinh hoạt:

+ Công trình cấp nước đô thị:Hiện tại có 3 hệ thống công trình sau:

(1) Nhà máy nước Phan Rang – Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái tại vị trí

thượng lưu đập Lâm Cấm, có quy mô 52.000 m3/ngày đêm. Nhiệm vụ của nhà máy là

cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Phan Rang- Tháp Chàm.

(2) Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước mặt từ sông Ông để cấp nước cho thị

trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 1.000 m3

/ngày-đêm.

(3) Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trung với quy mô 1.000 m3/ngày-đêm, cung cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch được nâng lên từ 65% năm 2006 lên khoảng 85% năm 2008 và lên 90% vào năm 2010.

+ Công trình cấp nước sạch nông thôn:

Thực hiện chương trình Môi trường quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 135, chương trình 174, và các nguồn vốn hỗ trợ khác, từ năm

2001-2008 đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo, mở rộng hơn 60 hệ thống cấp nước từ

nguồn nước mặt hoặc nước ngầm với quy mô từ 50-500 m3/ngày và các công trình nước tự chảy phục vụ cho khoảng 148 ngàn người, đến nay tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch được nâng lên từ 50% năm 2006 lên khoảng 74% vào năm 2008 và 85% vào năm 2010.

Năm 2008, đã hoàn thành công trình cấp nước Cà Ná - Phước Nam có công suất 30.000 m3 /ngày- đêm cấp nước cho Khu công nghiệp Phước Nam và các vùng phụ cận thuộc huyện Ninh Phước.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu về cấp nƣớc ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại đô

thị. 65 85 90

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước

sinh hoạt hợp vệ sinh. 50 74 85

Nguồn: Báo cáo số 3292/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận.

đ. Vệ sinh - môi trường

Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện, các dự án đầu tư công nghiệp, du lịch xây dựng đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, thực hiện các quy định về môi trường tại các khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí chất thải rắn, nước thải đô thị. Mô hình thu gom xử lý rác thải sản xuất ra sản phẩm mới phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Công ty Nam Thành đã phát huy hiệu quả rất tích cực, nhiều mô hình xử lý rác thải ở nông thôn có hiệu quả, một số dự án thoát nước thành phố, thị trấn và xây dựng nghĩa trang đã và đang được quan tâm đầu tư.

Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đã tăng từ 80% tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và khoảng 50-60% tại các đô thị khác năm 2006 lên 85% năm 2008. Tỷ lệ hộ nông thôn có công trình vệ sinh đến năm 2008 đạt 49% và năm 2010 đạt 60%.

Về các cơ sở sản xuất, kinh doanh có công trình xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, đối với cơ sở sản xuất quy mô vừa trở lên: 13/13 cơ sở đã đầu tư công trình xử lý chất thải, chỉ có 7/13 (đạt 54%) cơ sở có công trình xử lý chất thải đạt yêu về bảo vệ môi trường, đối cơ sở sản xuất quy mô nhỏ: đến nay, có khoảng 50% số cơ sở sản xuất, kinh doanh có công trình xử lý môi trường.

Bên cạnh đó hạn chế nổi lên như chất thải công nghiệp và chất thải y tế chưa được quản lí đúng mức, chương trình vệ sinh môi trường và xử lý chất thải vùng nông thôn, miền núi, đạt kết quả thấp, công tác quản lý môi trường các vùng ven biển trọng điểm và các khu du lịch biển chưa được triển khai có hiệu quả; công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường của các cơ sở sản xuất chưa thường xuyên.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về môi trƣờng ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Tỉ lệ dân cư được sử dụng nước sạch tại

đô thị 65 85 90

Tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước

sinh hoạt hợp vệ sinh 50 74 85

Tỉ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải

100 100 100

Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế đúng

quy định. 40 50 60

Thu gom và xử lý chất thải rắn công

nghiệp. 100 100 100

Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố, thị trấn - Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: đạt 80%. - Các thị trấn: đạt từ 50 đến 60%. 85 90

Nguồn: Báo cáo số 3292/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận.

e. Mạng lưới cơ sở trường, lớp học

- Giáo dục phổ thông: Toàn tỉnh có 212 trường/2.505 phòng học phổ thông các cấp học, trong đó có 16 trường THPT /338 phòng học (1 trường chuyên Lê Quý Đôn đã đi vào hoạt động năm học 2008-2009) và 11 trường đạt chuẩn quốc gia ( đạt tỷ lệ 5%), trong đó có 1.300 phòng học kiên cố, 7/7 huyện, thành phố đều có trường phổ thông Trung học, 100% xã phường có trường Tiểu học, 82,3% số xã phường có Trường Trung học cơ sở. Tiếp tục triển khai chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, xây mới 1.600 phòng học bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.

- Giáo dục mầm non: Toàn tỉnh có 99 trường/563 phòng học, trong đó có 70 trường mẫu giáo, 29 trường mầm non, trong đó 60 trường công lập và 13 trường ngoài công lập, với 497 phòng học.

- Nhà ở cho giáo viên miền núi: Có 28 nhà ở, trong đó huyện Thuận Bắc có 5 nhà, huyện Ninh Phước có 7 nhà, huyện Ninh Sơn 3 nhà, huyện Bác Ái 13 nhà.

- Mạng lưới đào tạo: Có 9 trường và Trung tâm đào tạo: Trường Cao đẳng Sư phạm, Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TPHCM tại Ninh Thuận, Trường Chính

trị tỉnh, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp y Ninh Thuận, Trung tâm giáo dục thường xuyên và 3 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp : Phan Rang, Ninh Sơn, Ninh Phước.

f. Mạng lưới cơ sở y tế

Toàn tỉnh có 80 cơ sở y tế khám chữa bệnh với 1.565 giường bệnh, trong đó: * Tuyến tỉnh có 7 cơ sở - 810 giường bệnh.

- Bệnh viện đa khoa tỉnh – 500 giường bệnh. - Bệnh viện khu vực Ninh Sơn – 130 giường bệnh. - Bệnh viện Lao và bệnh phổi – 50 giường bệnh

- Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng - 60 giường bệnh. - 03 Trung tâm có giường bệnh - 70 giường bệnh.

* Tuyến huyện, xã có 73 cơ sở - 875 giường bệnh. - Bệnh viện huyện Ninh Phước – 110 giường bệnh. - Bệnh viện huyện Ninh Hải - 70 giường bệnh.

- Trung tâm y tế huyện Thuận Bắc – 50 giường bệnh.

- 08 Phòng khám khu vực và nhà hộ sinh – 220 giường bệnh. - 63 Trạm y tế xã phường - 305 giường bệnh.

Tổng số y bác sỹ 709 người, trong đó bác sỹ 288 người chiếm 40,6 %. Số trạm y tế có bác sỹ 28/63 đạt 44,4 %; số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi 59/63 đạt 93,6 %; số xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60%.

Hiện đã đưa vào sử dụng bệnh viện mới của tỉnh có quy mô 500 giường bệnh; nâng cấp bệnh viện huyện Ninh Phước, bệnh viện khu vực Ninh Sơn và các phòng khám đa khoa khu vực; xây dựng Trường Trung cấp y tế và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, bệnh viện huyện Thuận Nam.

g. Văn hóa - Thể thao - Phát thanh truyền hình

- Thiết chế văn hóa thể thao cấp tỉnh: Có Trung tâm Văn hóa-thông tin, Quảng trường, Bảo tàng, Thư viện, Nhà thiếu nhi, 2 rạp chiếu bóng, 2 đoàn ca múa nhạc, đội thông tin lưu động, Trung tâm huấn luyện thể thao, nhà tập đa môn, sân vận động tỉnh; cấp huyện có 4 trung tâm văn hóa thể thao (có 2 đầu tư xây mới), 5 thư viện, 8 phòng đọc cơ sở, 5 đội thông tin lưu động và chiếu bóng, 3 sân vận động huyện, 19 sân bóng đá xã, 6 trung tâm thể thao xã phường, 121 làng văn hóa.

- Phát thanh truyền hình: có Đài Phát thanh-truyền hình tỉnh, 5 đài phát thanh huyện, thành phố, 7 trạm tiếp phát lại truyền hình (Vĩnh Hải, Phước Diêm, Phước Chiến, Ninh Sơn, Vĩnh Hy, Phước Đại, Phước Bình) và 28 trạm truyền thanh xã, phường.

Hiện nay đang tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chăm, xây mới công trình Nhà triển lãm, Tượng đài và Nhà thi đấu thể thao đa năng quy mô 2.000 chỗ.

h. Lao động và dịch vụ xã hội

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)