Yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 68)

Công nghệ và kỹ thuật du lịch hiện nay được phát triển không chỉ về chất mà cả về lượng nhằm đáp ứng sự hài lòng của du khách tối đa. Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đã tăng cường mọi điều kiện tiên tiến, hiện đại về cơ sở vật chất, lực lượng lao động phục vụ qua đào tạo, nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng các sản phẩm có công nghệ mới, học tập kinh nghiệm của các đơn vị kinh doanh khác… Số cơ sở lưu trú năm 2005 là 60, năm 2006 là 61, năm 2007 và 2008 ổn định mức 62, năm 2012 là 68. Điều đó, chứng tỏ số lượng cơ sở lưu trú tăng qua các năm, nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng triển khai các thông tin hướng dẫn và tập huấn ứng dụng kỹ thuật cho các đơn vị, đưa công nghệ thông tin vào quản lý và cung cấp thông tin của đơn vị đến khách hàng nhanh nhất.

Việc đưa công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến, cải thiện môi trường hành chính … để khắc phục những trở ngại mà khách hàng và đối tác quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tại các đơn vị tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm và yếu.

2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

- Du lịch tỉnh Quảng Nam đặc biệt thuận lợi về giao thông nằm giữa hai trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1B nối với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quảng Nam nổi tiếng với 5 bãi biển du lịch sinh thái, các di tích lịch sử, di sản văn hóa như Ngũ Hành Sơn, Hội An, các đình đền thành quách. Đến năm 2008, trên địa bàn có 45 dự án du lịch được đồng ý chủ trương cho phép đầu tư, trong đó có 33 dự án trong nướcvới tổng vốn đầu tư lên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital,... đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp.

- Du lịch Đà Nẵng cũng thuận lợi về giao thông khi nằm giữa hai trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1B nối với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đà Nẵng có cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên phục vụ

các đường bay nội địa và các số tuyến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có giao thông đường biển với hai cảng lớn là sông Hàn và cảng Tiên Sa. Bên cạnh vừa là một trung tâm kinh tế- chính trị lớn của miền Trung, Đà Nẵng còn nổi tiếng về du lịch như du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Bà Nà, du lịch biển ... đặc biệt là việc tổ chức thành công các sự kiện như lễ hội bắn pháo hoa, chương trình du lịch Bà Nà, du lịch biển... đã tạo nên thương hiệu du lịch riêng cho du lịch Đà Nẵng. Ngoài ra Đà Nẵng còn được biết đến là nơi đảm bảo an toàn, an ninh và hạn chế rủi ro cho khách du lịch. Với khẩu hiệu hành động trở thành hiện thực, “thành phố năm không ba có” đã trở thành “bản sắc” riêng, làm cho du khách du lịch cảm nhận được sự an toàn trước khi du lịch. Việc Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống nhất cả nước đã tạo được ấn tượng cho khách du lịch. Những yếu tố trên góp phần tạo được thế mạnh vượt trội trong việc phát triển du lịch tại Đà Nẵng.

- Du lịch Khánh Hòa cũng nằm trong vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi về giao thông nối liền Nam Bắc, Tây Nguyên như du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng . Cảng sân bay nội địa và cảng Cam Ranh với vị trí chiến lược về kinh tế và chính trị. Bờ biển Khánh Hòa dài hơn 200km và gần hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững. Năm 2012, Khánh Hòa đón hơn 2,3 triệu lượt khách lưu trú (đạt 106,28% so với cùng kỳ), trong đó, có hơn 530 ngàn lượt khách quốc tế (đạt hơn 120% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch cả năm đạt gần 2.570 tỷ đồng. Các hình thức du lịch của Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch thăm quan- vãn cảnh, du lịch văn hóa,…

- Du lịch Bình Thuận cũng có bước phát triển đột phá. Kể từ năm 2000, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận. Với vị trí địa lý thuận lợi là nằm trong vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi về giao thông nối liền Nam Bắc, nối liền các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Toàn tỉnh có 192km bờ biển trải dài từ Cà Ná (giáp ranh Ninh Thuận) đến Bình Châu (giáp ranh tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu). Vịnh Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người Châu Âu ưa thích. Lợi thế Bình Thuận không chỉ là biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc- lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian và hiện đại. Bình Thuận

chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm… Thời gian lưu trú của khu khách tương đối ngắn chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển nhưng Bình Thuận hiện nay là điểm đến rất hấp dẫn du khách quốc tế.

- Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh : tọa lạc trên miền đất Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.091 km2 và dân số hơn 6 triệu người; thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch lớn của Việt Nam, là cửa ngõ của phương Nam, là trung tâm các trục giao thông chính đi về phía Bắc, các tỉnh Đông Nam Bộ, Trung Bộ, Tây Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có cảng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi tất cả sân bay các nước và nội địa đi các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh về du lịch dịch vụ như mua sắm, du lịch vui chơi giải trí, ăn uống,…với loại hình vận chuyển lữ hành quốc tế và nội địa rất phong phú. Lượng khách quốc tế đến TPHCM đạt trên 3,1 triệu người năm 2009, chiếm 82% lượng khách đến Việt Nam. Doanh thu du lịch đạt 37.200 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 50% GDP của thành phố. Đến năm 2012, lượng khách quốc tế đạt 3,8 triệu người, chiếm 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam với doanh thu du lịch đạt 71.279 tỷ đồng, đóng góp 11%GDP của thành phố.

- Du lịch Lâm Đồng : Là tỉnh miền núi, nằm ở phía Nam Tây Nguyên và phía Bắc vùng Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, Đông và Đông Bắc giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, tây nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, tây và tây bắc giáp tỉnh Đắk Nông. Lâm Đồng không có biển, không có đường sắt. Tuyến đường bộ gồm: các quốc lộ 20, 27, 28, 55 và các tỉnh lộ 721, 723 nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Khánh Hòa. Hiện Lâm Đồng có sân bay Liên Khương với quy mô nhỏ, hiện chỉ mới khai thác tuyến bay nội địa Đà Lạt đi đến các thành phố lớn. Với vị trí nằm trên 3 cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt; xen kẽ giữa núi cao, bình nguyên và thung lũng; mưa nhiều và khí hậu mát lạnh quanh năm tạo cho Lâm Đồng có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như núi Lang Bian, rừng quốc gia Nam cát Tiên, Hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, thác Cam ly, thác Prenn, hồ Tuyền Lâm, Festival hoa, lễ hội hoa hằng năm,... Đây là lợi thế để Lâm Đồng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan.

Qua đó thấy được các tỉnh, thành phố trên đã tận dụng các thế mạnh của mình để triển du lịch; trong khi đó Ninh Thuận có lợi thế phát triển về du lịch văn hóa, đó là văn hóa Chăm, đây là thế mạnh của Ninh Thuận so với các tỉnh khác. Tuy nhiên Ninh Thuận chưa tập trung khai thác và phát triển thế mạnh đặc thù này của mình.

Bảng 2.11 : So sánh các chỉ tiêu thực hiện của du lịch các tỉnh năm 2012

Du lịch Lƣợng khách quốc tế (ngƣời % so sánh với Ninh Thuận Lƣợng khách nội địa(ngƣời % so sánh với Ninh Thuận Ngày lƣu trú bình quân (ngày/khách) Việt Nam 6.847.678 117 32.500.000 2,68 TP HCM 3.800.000 2,1 2,6 Quảng Nam 1.383.000 5,8 1.433.900 60,7 2,4 Bình Thuận 341.160 23,45 2.799.840 31,3 2,3 Đà Nẵng 630.000 12,7 1.970.000 44,16 2,3 Lâm Đồng 233.400 34,3 2.500.000 34,8 2,4 Khánh Hòa 530.000 15,1 1.770.000 49,15 2,25 Ninh Thuận 80.000 1 870.000 1 1,9

Nguồn: Website của Tổng cục du lịch; Website của Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng.

2.3.2.2. Khách hàng

Khách quốc tế đến từ các nước Châu Âu như : Pháp, Đức, Nga,... Bên cạnh đó còn lượng khách từ các nước Đông Á như : Hàn Quốc, Nhật bản,… chiếm tỷ lệ cao trong số khách quốc tế đến Ninh Thuận.

Khách nội địa : nguồn chủ yếu khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên,…

Nguồn khách đến Ninh Thuận chủ yếu là giới trẻ và trung niên, thuộc tầng lớp có thu nhập. Du khách đến Ninh Thuận chủ yếu vào mùa hè, vào dịp lễ hội Katê của người Chăm,…

2.3.3. Các nhân tố khác 2.3.3.1 Cơ sở vật chất 2.3.3.1 Cơ sở vật chất

Các hoạt động đầu vào thuận lợi, phong phú, chất lượng cao về dịch vụ và chuyên nghiệp hóa nằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của du khách.

Hoạt động đầu tư du lịch trong thời gian này đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc thu hút dự án du lịch còn thấp, việc triển khai các dự án còn rất chậm, thiếu nguồn vốn.

Bảng 2.12 : Năng lực và điều kiện phục vụ các cơ sở ngành du lịch

STT Nội dung ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2012 1 Đầu tƣ 1.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 1.1.1 Số dự án Dự án 8 2 3 12 5 5 25 1.1.2 Tổng số vốn Tỷ đồng 90 80 340 988 900 1.200 8.000 1.2 Hạ tầng du lịch 1.2.1 Số dự án Dự án 1 2 1 2 2 1 12 1.2.2 Tổng số vốn Tỷ đồng 5 16 15 30 24 30 4.354 2 Tổng số cơ sở lƣu trú Cơ sở 60 61 62 62 64 65 68 2.1 KS 1-5 sao KS 07 08 10 15 18 30 42 2.2 Số phòng Phòng 142 280 280 280 280 700 1.620 3 Công suất sử dụng phòng % 60,36 60 61 61 62 63 60 4 Lao động ngành(trực tiếp Người 851 1.136 1.294 1.496 1.594 2.000 2.215

2.3.3.2. Sản phẩm du lịch

Các hoạt động đầu ra có nhiều chuyển biến tích cực nhằm mở rộng và tăng cường chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm du lịch tập trung chủ yếu vào dịch vụ tham quan, dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.

Cơ sở dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống còn ít dịch vụ trọn gói, thiếu không gian, thiếu cơ sở lưu trú, giá cả tùy tiện đối lập tình trạng mất cân đối phòng vào các mùa làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh ngành cả năm.

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch thăm quan trên địa bàn hầu hết quy mô nhỏ, số lượng đầu xe ít, công suất nhỏ, thiếu loại ô tô hiện đại, chất lượng cao phục vụ khách du lịch cao cấp.

Các loại hình du lịch sinh thái chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, cắm trại,… chưa khai thác có hiệu quả, thiếu lục lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp… nên chỉ hoạt động khi có đơn đặt hàng của du khách.

Về du lịch nghỉ dưỡng mới khai thác ở lĩnh vực nghỉ thuần túy là chính, dịch vụ nghỉ dưỡng sức có chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe còn nhiều mới mẻ, sức hấp dẫn chưa cao.

Tính liên kết dịch vụ du lịch giữa ngành, địa phương, khu vực và các công ty còn yếu và chưa đi theo xu thế chung của toàn cầu hóa. Tính năng động của đơn vị du lịch còn chậm.

2.3.3.3. Hiệu quả kinh doanh

Mức đóng góp cho du lịch tỉnh Ninh Thuận còn thấp hơn du lịch lịch Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh so với tiềm năng của một trung tâm du lịch lớn trong khu vực.

Hiệu quả đầu tư vào du lịch còn thấp, chưa hấp dẫn. Các dự án du lịch đã đầu tư tại Ninh Thuận trong nhiều năm qua vẫn chưa hiệu quả, dự án đã đăng ký triển khai còn chậm.

Hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, cổ phần hóa còn kém.

Thu nhập lao động của ngành còn thấp gây tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực lớn, lao động du lịch ít gắn bó với nghề, chất lượng nguồn nhân lực rất yếu và thiếu.

2.3.3.4. Yếu tố con ngƣời

Nhận thức của các nhà kinh doanh du lịch đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng các dịch vụ, đội ngũ phục vụ.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực phụ vụ này hiện nay còn thiếu và yếu. Từ đội ngũ lao động cấp thấp đến đội ngũ lao động cấp cao có trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp có kỹ năng trong phục vụ, kinh nghiệm và khả năng thích ứng giữa đào tạo thực tế chỉ có tại các doanh nghiệp du lịch 100% vốn nước ngoài, một số ít doanh nghiệp nhà nước và tư nhân được đào tạo chuyên nghiệp. Năng lực chuyên môn của nhà quản lý chưa năng động, thích nghi với yêu cầu phát triển của ngành.

2.3.3.5. Các yếu tố khác

Các công tác marketing, R&D, về các chương trình khuyến mãi, quảng bá thị trường tuy đã được các cấp quan tâm rất nhiều nhưng việc tham gia của các đơn vị chưa tích cực, mờ nhạt, thậm chí chưa quan tâm, chưa có nguồn nhân lực thực hiện, chưa phát huy và khai thác đúng lợi thế kinh doanh vốn có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu Ninh Thuận vẫn du lịch được khách hàng lựa chọn và tín nhiệm.

Mô hình quản lý của du lịch gắn kết với tổ chức quản lý chung về văn hóa, thể thao thực chất là chưa xác định vai trò quản lý nhà nước về du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn hiện nay.

Các đơn vị kinh doanh du lịch tại Ninh Thuận đã tham gia Hiệp hội du lịch, nhưng tính chất cạnh tranh trong nội bộ ngành rất cao. Mức độ cạnh tranh không dựa trện cơ sở chất lượng dịch vụ, còn có yếu tố tác động của chính sách hoa hồng với đội ngũ chân rết làm cò du lịch.

Thủ tục trong quản lý du lịch đã có nhiều cải tiến, nhưng còn chưa năng động, còn chậm. Công tác xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn trong các đơn vị du lịch còn rất yếu. Hệ thống thông tin, xử lý số liệu thông tin của ngành du lịch còn thiếu. Số liệu của ngành mang tính thống kê, chưa hệ thống và mang tính tổng hợp cao.

2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với du lịch Ninh Thuận 2.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

Bảng 2.13: Ma trận các yếu tố bên ngoài của ngành du lịch Ninh Thuận

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)