Những tác động của môi trƣờng đến hoạt động du lịch Ninh Thuận

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 63)

2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô

2.3.1.1. Yếu tố kinh tế

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông - Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt cho du lịch nước ta phát triển.

Theo dự báo của WTTC (Hội đồng du lịch và Lữ hành thế giới) về sự phát triển của ngành du lịch tại 174 nước trên thế giới, tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ đạt khoảng 4,6% trong giai đoạn 2006-2015 và đến năm 2015, ngành du lịch thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 5,4%, doanh thu ước tính 6.200 tỉ USD. Điểm lại tình hình phát triển của du lịch thế giới từ đầu thập niên vừa qua, WTTC cho rằng bất chấp những khó khăn (như nạn khủng bố, dịch bệnh SARS, chiến tranh Iraq...), trong giai đoạn tới, ngành du lịch thế giới sẽ lấy lại đà tăng trưởng vì nhu cầu khám phá của con người qua các chuyến du lịch đó đây sẽ không giảm đi, có chăng chỉ là thay đổi điểm đến mà thôi. WTTC cũng đưa ra những đánh giá về thiệt hại do nạn sóng thần hồi cuối năm ngoái gây ra cho ngành du lịch của các quốc gia Nam Á và ven bờ Ấn Độ Dương, với thiệt hại xấp xỉ 3 tỉ USD, cùng với đó là 25 triệu người mất việc làm; tuy nhiên vẫn không làm giảm tốc độ tăng trưởng du lịch thế giới.

WTTC đưa ra dự đoán Việt Nam sẽ là một trong 10 nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong giai đoạn 2006-2015, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2% đến 9,9%. Chín địa danh khác có tên trong danh sách này của WTTC - một tổ chức quy tụ đại diện của khoảng 100 hiệp hội lớn nhất trong Ngành du lịch thế giới là Môntênêgrô, Trung Quốc, Ấn Độ, đảo Rêuyniông, Crôatia, Xu Đăng, Lào, Cộng hòa Séc và Goađơlúp.

Từ chỗ chưa có vị thế trên trường quốc tế, Du lịch Việt Nam đã vươn lên tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 27 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông -Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Đã ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh quảng bá và hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hóa, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Tất cả những cố gắng và thành tựu nêu trên đã tạo ra thế và lực cho du lịch nước ta. Nhờ thế, ngành du lịch đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong tổ chức đón ngày càng nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài về thăm Tổ quốc và nhân dân đi du lịch trong và ngoài nước, Ninh Thuận không nằm ngoài sự ảnh hưởng này.

2.3.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật

Đối với tình hình chính trị quốc tế, với chủ trương thực hiện đường lối độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao quốc tế và đóng góp nhiều vai trò trong nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Tình hình an ninh chính trị ổn định nhiều năm nay, tạo điều kiện hoạt động du lịch phát triển và tạo tiền đề ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng được hoàn thiện, đã tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm, tạo sự bứt phá đối với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Các chủ trương, quan điểm của nhà nước được ban hành nhằm tăng cường phát triển du lịch, đa dạng hóa xã hội trong đầu

tư du lịch nhằ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách du lịch, thuận lợi cho nhà sản xuất, nhà đầu tư, địa phương.

Việc triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ của ngành du lịch ngày càng được tăng cường và hoàn thiện từng bước theo Luật Du lịch, Tiêu chuẩn quốc gia về Du lịch và các dịch vụ có liên quan, các quy định, văn bản hướng dẫn của các đơn vị chức năng có liên quan.

Các giải pháp kinh tế, chống lạm phát có hiệu quả. Đời sống nhân dân, người nghèo, đối tương chính sách, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thiết thực giảm bớt khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thông tin, bảo vệ môi trường được chú trọng; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng có những chuyển biến tích cực; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững,…

Tuy nhiên bên cạnh đó, một số chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch tại Ninh Thuận cần phải nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp.

2.3.1.3. Yếu tố văn hóa và xã hội

Đối với ngành du lịch, yếu tố văn hóa rất quan trọng để thu hút và giữ chân khách phải xây dựng được môi trường du lịch cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc, văn hóa bản địa, văn hóa kinh doanh, … cho thật tốt nhằm hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị tự nhiên vốn có của từng vùng, miền địa phương.

Việc xây dựng văn hóa trong cạnh tranh du lịch hiện nay để học tập, phát huy và đẩy mạnh sự phối hợp và gắn kết một cách hiệu quả và thiết thực giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các doanh nghiệp du lịch hàng đầu trong nước, tạo ra sức mạnh tổng hợp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các tổ chức quản lý về du lịch, hiệp hội du lịch có nhiều nghiên cứu và linh hoạt vận dụng các quy chế, thể chế luật pháp của các quốc gia đã phát triển du lịch trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thailand,.. Hoàn thiện các thể chế hiện hành, đưa ra những biện pháp chế tài mang tính răn đe mạnh mẽ hơn.

Ninh Thuận là tỉnh mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Nền văn hoá Chăm được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian, những di tích tháp Chăm nổi tiếng và toàn bộ những di sản văn hoá Chămpa.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch tại Ninh Thuận hiện tại cũng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các yếu tố liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, liên kết trong hoạt động hoặc định vị trong vị trí của mình hoạt động chung. Trong đó, việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tích cực, năng động, thân thiện với môi trường, gắn bó với cộng đồng,… luôn được đặt lên hàng đầu.

2.3.1.4. Yếu tố dân số

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2009 đạt 565,7 nghìn người; năm 2010 quy mô dân số khoảng 573 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,48% năm 2005, 1,3% năm 2006, 1,27% năm 2007, 1,25% năm 2008, năm 2010 còn 1,2%. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số chung tăng dần từ 32,3% năm 2005 lên 34,5% năm 2008 và năm 2010 đạt khoảng 37-38%.

Cộng đồng dân cư của Ninh Thuận, ngoài người Kinh chiếm 78,5% tổng số dân, Ninh Thuận còn biết đến là tỉnh có tỷ lệ người Chăm cao nhất cả nước chiếm 12,7% dân số của tỉnh. Ngoài ra, sinh sống trên địa bàn tỉnh còn có người Raglai chiếm 8%; người K'Ho chiếm 0,5%; người Hoa 0,5% và một số dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2005 là 168 người/km2, năm 2007 là 172 người/km2 và năm 2008 là 174 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông. Vùng miền núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 25 người/km2.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều nét văn hóa riêng, là tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch văn hóa-lịch sử. Văn hóa dân gian với các lễ hội của người Chăm, di tích đền tháp, như tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), tháp PôKlong Garai (thế kỷ XIII), tháp PôRômê (thế kỷ XII). Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt thổ cẩm và gốm Bầu Trúc.

2.3.1.5. Yếu tố tự nhiên

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng biển Ninh Thuận những lợi thế để phát triển ngành du lịch. Với 105km bờ biển thoai thoải, sạch đẹp, với nhiều vùng biển sâu, nhiều chân núi đâm ra biển kiến tạo nên những vũng, vịnh, cồn tuyệt đẹp, Ninh Thuận rất thích hợp trong việc xây dựng cảnh quan du lịch sinh thái. Vịnh Vĩnh Hy là bức tranh hoang sơ của núi và biển kêu gọi khách du lịch ưa thích mạo hiểm tìm đến khám phá. Đây là một quần thể hài hoà bao gồm những bãi cát trắng sạch, đẹp, những dãy núi đá xếp

chồng lên nhau, những hang động, núi rừng với môi trường và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên thủy.

Những dải đồi cát đủ màu nối nhau chạy dài đến hút tầm mắt phản chiếu ánh nắng mặt trời tiếp giáp với màu xanh thẳm của biển cả, những bãi đá nhấp nhô là nơi loài xương rồng gai mọc xen kẽ, chen chúc nhau khoe những chùm hoa trái sặc sỡ. Trong đó, dải cồn cát Nam Cương bao quanh những xóm dân chài ở Ninh Phước có một sức thu hút khách dã ngoại vô cùng mạnh mẽ.

Bãi biển Ninh Chữ có vị trí thuận lợi nằm giữa trục tam giác du lịch Đà Lạt - Phan Thiết - Nha Trang, với bờ cát trắng hình cung dài 10km, là một trong 9 bãi biển đẹp nhất nước, nơi đây hoàn toàn yên tĩnh và không khí trong lành, tinh sạch, thích hợp cho du khách tìm đến nghỉ dưỡng.

Vườn quốc gia Núi Chúa với diện tích 28 nghìn ha, phần lớn là núi rừng nguyên sinh với nhiều loại động, thực vật quý hiếm; có rạn san hô đa dạng, phong phú. Đặc biệt, biển Ninh Thuận còn được Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã của Liên hợp quốc (WWF) xác định là vùng trú ngụ thuận lợi của rùa biển, một loại động vật quý hiếm trên thế giới. Bãi biển Cà Ná thơ mộng nằm sát quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc- Nam, là địa điểm dừng chân của du khách thích các tour du lịch xuyên Việt. Tại đây, du khách được tắm biển, tham quan rừng, leo núi, thăm các hang động cực kỳ ngoạn mục: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục, núi Bạc... Ngoài ra, một số vùng bình nguyên nằm giữa khu vực núi rừng với các hồ nước ngọt lớn như: hồ Sông Trâu, Sông Sắt, Tân Giang,... sẽ là những điểm du lịch sinh thái có triển vọng trong tương lai.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận là tỉnh mang đậm màu sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Nền văn hoá Chăm được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, những làng nghề thủ công mỹ nghệ, lễ hội văn hoá dân gian, những di tích tháp Chăm nổi tiếng và toàn bộ những di sản văn hoá Chămpa.

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đã trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Trong nhịp sống công nghiệp sôi động hiện nay xu thế trở lại với thiên nhiên, với những khám phá thế giới tự nhiên vốn rất gần gũi và giản dị đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu và có mức độ đòi hỏi ngày càng cao. Với nguyên tắc phát triển là khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng, Ninh Thuận đang khai thác thế mạnh của hệ sinh thái tự nhiên rừng và biển. Du lịch sinh thái được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm

đẩy mạnh phát triển du lịch trên qui mô rộng lớn nói chung và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng dân cư tại các vùng du lịch nói riêng, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên cho sự nghiệp phát triển lâu bền ở Ninh Thuận.

2.3.1.6. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật

Công nghệ và kỹ thuật du lịch hiện nay được phát triển không chỉ về chất mà cả về lượng nhằm đáp ứng sự hài lòng của du khách tối đa. Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đã tăng cường mọi điều kiện tiên tiến, hiện đại về cơ sở vật chất, lực lượng lao động phục vụ qua đào tạo, nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng các sản phẩm có công nghệ mới, học tập kinh nghiệm của các đơn vị kinh doanh khác… Số cơ sở lưu trú năm 2005 là 60, năm 2006 là 61, năm 2007 và 2008 ổn định mức 62, năm 2012 là 68. Điều đó, chứng tỏ số lượng cơ sở lưu trú tăng qua các năm, nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng triển khai các thông tin hướng dẫn và tập huấn ứng dụng kỹ thuật cho các đơn vị, đưa công nghệ thông tin vào quản lý và cung cấp thông tin của đơn vị đến khách hàng nhanh nhất.

Việc đưa công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến, cải thiện môi trường hành chính … để khắc phục những trở ngại mà khách hàng và đối tác quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tại các đơn vị tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm và yếu.

2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vi mô 2.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

- Du lịch tỉnh Quảng Nam đặc biệt thuận lợi về giao thông nằm giữa hai trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1B nối với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quảng Nam nổi tiếng với 5 bãi biển du lịch sinh thái, các di tích lịch sử, di sản văn hóa như Ngũ Hành Sơn, Hội An, các đình đền thành quách. Đến năm 2008, trên địa bàn có 45 dự án du lịch được đồng ý chủ trương cho phép đầu tư, trong đó có 33 dự án trong nướcvới tổng vốn đầu tư lên 15.000 tỷ đồng và 12 dự án nước ngoài với tổng vốn 763 triệu USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital,... đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp.

- Du lịch Đà Nẵng cũng thuận lợi về giao thông khi nằm giữa hai trục quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1B nối với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đà Nẵng có cảng hàng không quan trọng nhất cho cả miền Trung và Tây Nguyên phục vụ

các đường bay nội địa và các số tuyến quốc tế như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có giao thông đường biển với hai cảng lớn là sông Hàn và cảng Tiên Sa.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 63)