Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 38)

a. Dân cƣ

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2009 đạt 565,7 nghìn người; năm 2011 quy mô dân số khoảng 568,9 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,48% năm 2005, 1,3% năm 2006, 1,27% năm 2007, 1,25% năm 2008, năm 2010 còn 1,2%. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số chung tăng dần từ 32,3% năm 2005 lên 34,5% năm 2008 và năm 2010 đạt khoảng 37-38%.

Cộng đồng dân cư của Ninh Thuận, ngoài người Kinh chiếm 78,5% tổng số dân, Ninh Thuận còn biết đến là tỉnh có tỷ lệ người Chăm cao nhất cả nước chiếm 12,7% dân số của tỉnh. Ngoài ra, sinh sống trên địa bàn tỉnh còn có người Raglai chiếm 8%; người K'Ho chiếm 0,5%; người Hoa 0,5% và một số dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2005 là 168 người/km2, năm 2007 là 172 người/km2

và năm 2008 là 174 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông. Vùng miền núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 25 người/km2.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều nét văn hóa riêng, là tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch văn hóa-lịch sử. Văn hóa dân gian với các lễ hội của người Chăm, di tích đền tháp, như tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), tháp PôKlong Garai (thế kỷ XIII), tháp PôRôme (thế kỷ XII). Người Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lưu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt thổ cẩm và gốm Bầu Trúc.

Bảng 2.2 : Dân số và lao động tỉnh Ninh Thuận

ĐVT: Ngàn người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2010 2011 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2006- 2008 2006- 2011 1. Dân số trung bình 547,9 551,4 555,8 560,7 568,2 568,9 0,8 0,9 - Dân số thành thị 177,2 178,4 179,9 202,9 204,5 205,2 4,6 3,2 - % so dân số 32,3 32,4 32,4 36,2 36,0 36,1

- Dân số nông thôn 370,7 373 375,9 357,8 363,6 363,7 -1,2 -0,3

% so tổng số 67,7 67,6 67,6 63,8 64 63,9 2. Dân số trong tuổi LĐ 341,7 350,6 356,2 359,4 365,7 365,9 1,7 1,4 - % so dân số 62,4 63,6 64,1 64,1 64,4 64,2 3. Dân số trong tuổi LĐ có khả năng LĐ 336 344 350 353 361 364 1,7 1,4 -% so dân số trong tuổi LĐ 61,3 62,4 63,0 63,0 63,5 64,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2006,2007 và báo cáo kế hoạch 5 năm 2006-2010.

b. Nguồn lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 có 341 nghìn người, chiếm 62,4% dân số, năm 2007 là 64,1%, năm 2010 là 63,8% và năm 2011 là 63,9% dân số của tỉnh. Theo đó, lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 254 nghìn người năm 2005 tăng lên 272 nghìn người năm 2007, năm 2010 có 296,2 nghìn người và năm 2011 là 305,7 nghìn người.

Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong tỷ trọng lao động hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân thì tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 57,1% năm 2005 xuống 53,5% năm 2008 và đến năm 2011 là 51%; và chuyển dịch lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp tăng dần từ 42,9% năm 2005 lên 46,5% năm 2008 và đến năm 2011 là 49%.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Thuận

ĐVT: Ngàn người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2010 2011 Dân số trong tuổi LĐ có khả năng

lao động 336 344 350 353 361 364

Lao động trong ngành KTQD 254 263,1 272,5 281,4 296,2 305,7

1-Công nghiệp-Xây dựng 33 36,8 38,2 40,2 44,4 49,1

- % so tổng số 13 14 14 14,3 15 16,1

2- Nông lâm ngư nghiệp 145 146 148,7 150,5 154 156,2

- % so tổng số 57,1 55,5 54,6 53,5 52 51,1

3. Khu vực dịch vụ 76 80,3 85,6 90,7 97,8 100,4

- % so tổng số 29,9 30,5 31,4 32,2 33 32,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 24% (trong đó đào tạo nghề là 14%), năm 2007 là 33,8% (trong đó đào tạo nghề là 18,2%), năm 2008 là 34,5% (đào tạo nghề là 19,36%), năm 2010 là 40% (đào tạo nghề 25%), phần đấu đến năm 2015 là 50%( đào tạo nghề là 33%). Chất lượng nguồn lao động với tỷ trọng 65,5% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và chủ yếu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật ở các ngành kinh tế quốc dân và các cơ sở sản xuất quan trọng và phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khi cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển

dịch nhanh sang phát triển công nghiệp theo hướng hội nhập quốc tế và đòi hỏi lao động có kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao, vấn đề đặt ra phải nâng cao chất lượng và tăng cường đào tạo lao động có tay nghề với nhiều ngành, lĩnh vực và ở trên các địa bàn.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)