Xây dựng hình ảnh điểm đến

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 53)

Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Xây dựng mới các tuyến đường 704, 702, quốc lộ 27, đường Bác Ái, đường 16/4, đường Bình Tiên-Hiệp Kiết, đường Văn Lâm-Sơn Hải (Mũi Dinh), đường Yên Ninh-Ninh Chữ có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng (trong đó nguồn Trung ương Phát triển các dự án đầu tư - cơ sở vật chất ngành du lịch - hỗ trợ 25 tỷ đồng).Tính trong giai đoạn 5 năm có 32 dự án (gồm 63 cơ sở lưu trú) đang hoạt động với giá trị đầu tư khoảng 800 tỷ đồng và gần 15 dự án đang hình thành, trong đó 4 đã, đang chuẩn bị khởi công và còn lại đang trong quá trình lập báo

cáo khả thi với tổng vốn đầu tư ước tính trên 2.000-2.500 tỷ đồng. Chủ yếu là các dự án lớn như: khu du lịch Sơn Long Thuận (60 tỷ đồng), sân golf 18 lỗ của Sài Gòn tourist (200 tỷ); nâng cấp Khách sạn Sài Gòn -Ninh Chữ đạt tiêu chuẩn 4 sao (115 tỷ), khu du lịch Hoàn Mỹ (30 tỷ), Khu du lịch Bình Tiên (500 tỷ), Khu du lịch Núi Chúa (400 tỷ đồng), Khu du lịch biển mũi Dinh ( 500 tỷ)...chủ yếu tập trung đầu tư các vùng ven biển và Khu du lịch thác Sakai-Đèo Ngoạn Mục (150 tỷ đồng)... Ngoài ra còn có các dự án công cộng như dự án cụm du lịch văn hóa tháp Pô Klong Garai đã được khai thác trong năm 2005 và trùng tu tôn tạo tháp Hòa Lai đang khởi công.

Phát triển và đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch:Ngành du

lịch đã tích cực hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch sinh thái, văn hoá và du lịch biển. Đặc biệt nghiên cứu văn hoá dân tộc Chăm, thông qua tham quan tìm hiểu, nghiên cứu công trình kiến trúc các Tháp cổ Chăm, các làng nghề như gốm Bàu Trúc, dệt Mỹ Nghiệp; tổ chức nhiều tour tuyến du lịch trong tỉnh hết sức hấp dẫn cho khách du lịch tham quan, đặt biệt là tuyến tham quan Vịnh Vĩnh Hy-Vườn Quốc gia Núi Chúa, tắm suối nước nóng Mỹ Á, khu du lịch biển Bình Tiên, Ninh Chữ-Cà Ná, Mũi Dinh. Đặc biệt là thu hút luợng lớn thị trường khách nội địa là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường khách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ. Gắn với việc phát triển tour các doanh nghiệp không ngừng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính dân gian như tổ chức có định kỳ hội chợ ẩm thực 3 miền, hội chợ ẩm thực- thời trang- du lịch, các hoạt động biễu diễn văn nghệ dân gian và văn hóa Chăm diễn ra thường xuyên tại các khu tuyến điểm du lịch. Đặc biệt là ngành du lịch rất thành công trong việc phát triển du lịch MICE (Du lịch hội nghị, hội thảo) được đông đảo các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước ủng hộ.

Bên cạnh đó tỉnh còn kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án du lịch trong hội nghị xúc tiến đầu tư vào năm 2011 và cho đến thời điểm cuối năm 2012 thì tỉnh Ninh Thuận đã chấp nhận chủ trương đầu tư và cấp giấy phép cho nhiều dự án du lịch, trong đó có 25 dự án du lịch cao cấp với tổng vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch ninh thuận đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)