Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 108)

Từ ngày 5-10-2001, Thủ tướng Chính phủ đã cĩ quyết định 149 phê duyệt đề án cơ cấu lại tình hình tài chính, xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại thơng qua các tổ chức xử lý nợ. Trong thời gian tới, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao liên tục, địi hỏi một lượng vốn lớn cần được huy động cho đầu tư phát triển. Các khoản nợ sẽ tăng nhanh và thị trường mua bán nợ hình thành là một tất yếu khách quan. Đây là một trong những nội dung rất cần thiết để giúp các NHTM cĩ thể giải quyết tình trạng nợ xấu để từng bước đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel II về an tồn vốn tối thiểu, tăng khả năng quản trị rủi ro tín dụng. Cơng ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) là một trong những thể chế quan trọng nhất trong việc xử lý các mĩn nợ tồn đọng, nợ xấu của các TCTD Việt Nam . Thực tế này địi hỏi mơi trường pháp lý cần được Chính phủ hồn thiện theo hướng xây dựng hồn chỉnh hệ thống văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trên thị trường mua bán nợ.

Các bước đi cụ thể là phải rà sốt lại và xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ mua bán nợ giữa DATC với các tổ chức tín dụng, giữa DATC với các tổ chức kinh tế và cá nhân. Các quan hệ nào thiếu sẽ được bổ sung, quan hệ nào mâu thuẫn, chồng chéo sẽ được chỉnh sửa cho thống nhất. Đồng thời, nâng cao quyền tự chủ hơn nữa trong kinh doanh cho DATC.

Sau đĩ, cần phải cĩ cơ chế pháp lý mới để khắc phục được những vướng mắc phát sinh và tạo điều kiện để tạo lập thị trường, thúc đẩy hoạt động của DATC và các tổ chức xử lý nợ.

Về xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường mua bán nợ, trước mắt, khi thị trường đang trong giai đoạn hình thành, chỉ nên xây dựng, ban hành nghị định về mua bán nợ. Nghị định mới xây dựng cần làm rõ các nội dung như: đảm bảo lợi ích của các

bên tham gia hoạt động mua bán nợ, như lợi ích của chủ nợ, khách nợ, các cơng ty mơi giới, kinh doanh nợ; xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ; các ưu đãi của Chính phủ đối với hoạt động mua bán nợ, ví dụ như truy cập hệ thống dữ liệu tài chính doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đĩ, Chính phủ cũng nên sớm cĩ những định chế tài chính để thành lập các cơng ty dịch vụ thu hồi nợ.

Đồng thời, Chính phủ cần ban hành một văn bản pháp lý đủ mạnh làm cơ sở thiết lập thị trường và áp dụng các hình thức xử lý tiến bộ theo kinh nghiệm quốc tế đã được triển khai thành cơng để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xử lý nợ cũng như thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân hay thậm chí cả các nhà đầu tư nước ngồi.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 108)