Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 96)

Chính sách tín dụng là một thành phần cốt lõi quyết định sự thành cơng của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng. Để chính sách tín dụng phát huy hiệu quả, cĩ 2 điểm cơ bản trong chính sách tín dụng mà ngân hàng phải quán triệt mạnh mẽ.

Thứ nhất, chính sách tín dụng của ngân hàng phải thể hiện một nguyên tắc căn bản là: cho vay phải dựa trên việc hiểu rõ khách hàng.

Khi cĩ một khách hàng vay, vấn đề đặt ra khơng phải là nên cho vay tín chấp hay thế chấp mà là ngân hàng cĩ hiểu rõ về khách hàng đĩ hay khơng.

Hiện nay đang cĩ tình trạng ngân hàng quá đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp mà quên rằng đây chỉ là nguồn thu nợ thứ hai. Khi đã xác định rõ điều này, ngân hàng sẽ thấy rằng việc thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ là quan trọng nhất chứ khơng phải là việc thẩm định và đánh giá tài sản thế chấp.

Thứ hai, chính sách tín dụng phải thể hiện quan điểm: “bảo thủ trong cho vay, tấn cơng trong tiếp thị”.

Nguyên tắc này địi hỏi Chi nhánh phải hết sức thận trọng, chặt chẽ trong xét duyệt cho vay, đồng thời phải thật năng động, mạnh dạn trong hoạt động tiếp thị. Việc cẩn trọng trong các quyết định cho vay là điều chúng ta đã nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên, tăng cường hoạt động tiếp thị là một khía cạnh rất quan trọng mà ngân hàng thường bỏ quên. Tiếp thị là để tiếp cận, hiểu rõ khách hàng ngay từ khi họ cịn chưa là khách hàng của ngân hàng. Lâu nay, cách làm của ngân hàng thường là ngược lại, họ “rất nhanh chĩng khi quyết định cho vay, nhưng lại rất thụ động, chậm chạp khi thực hiện cơng tác tiếp thị khách hàng”. Khơng tìm hiểu kỹ về khách hàng mà lại thiếu thận trọng khi cho vay, rủi ro xảy ra là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển kiên giang (Trang 96)