Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 35)

Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ ở Trung Quốc bao gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Với thời gian đào tạo từ 2 - 3 năm giáo dục cao đẳng nghề chủ yếu tuyển học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông và các trường trung cấp nghề. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã thiết lập hệ thống đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề. Mục tiêu đào tạo của cao đẳng nghề là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật tổng hợp ở trình độ cao. Hiện nay, cơ sở giáo dục cao đẳng nghề chia theo 5 loại hình: hơn 30 trường cao đẳng công nghệ tuyển sinh hơn 149.000 học viên/năm; 101 trường đại học TH ngắn hạn mang tính địa phương; Các lớp đào tạo nghề 5 năm của các trường trung học chuyên nghiệp hoặc trung học nghề; Hơn 180 trường cao đẳng giáo dục và các học viện đào tạo nghề cho người lớn.

Bên cạnh hệ thống các trường nói trên Trung Quốc còn có 2.800 trung tâm đào tạo nghề đào tạo hơn 3 triệu lượt người/năm và 20.000 trung tâm xúc tiến lao động đào tạo khoảng 30 triệu lượt người/năm, các doanh nghiệp cũng tham gia đào tạo nghề cho lao động của họ.

Sơ đồ 1.3: Hệ thống dạy nghề của Trung Quốc 1.4.3. Hệ thống ĐTN của Anh Quốc

Hệ thống cấp trình độ ĐTN của Anh được ban hành vào năm 1986, và có 5 bậc, trong đó 3 bậc đầu tương ứng với đào tạo công nhân, bậc 4 tương ứng với đào tạo kỹ thuật viên, bậc 5 tương ứng với trình độ đại học. Khung trình độ nghề nghiệp quốc gia của Anh được áp dụng trên phạm vi cả nước, mang tính tổng thể, chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ giữa các trình độ khác nhau và sự liên thông giữa các cấp trình độ với nhau. Đánh giá nghề nghiệp của Anh có hai hệ thống:

- Hệ thống NVQ (The National Vocational Qualifications) thiết lập các cấp độ tiêu chuẩn thực hiện cho các nghề nghiệp đặc trưng khác nhau.

Hệ thống này dựa trên sự khảo sát cái gì thực tế xuất hiện trong lao động, NVQ được thiết kế cân xứng một sự tiệm cận mở để đánh giá và tạo điều kiện thuận lợi cho học tập thông qua cuộc sống nghề nghiệp.

Hệ thống NVQ được sử dụng cho đánh giá năng lực nghề nghiệp thực tế của Anh, Hệ thống có 5 cấp đi dần từ cấp 1 đến cấp 5.

Bằng sau đại học Trình độ nghề quốc gia cấp 5

Bằng đại học Trình độ đào tạo cấp 4 (GNVQ 4) Trình độ nghề quốc gia cấp 4 (NVQ4) Trình độ đào tạo cấp 3 (GNVQ 3) Trình độ nghề quốc gia cấp 3 (NVQ3) Trình độ A/AS Trình độ đào tạo cấp 2 (GNVQ 2) Trình độ nghề quốc gia cấp 2 (NVQ2)

GSCE Trình độ đào tạo cấp 1 (GNVQ 1)

Trình độ nghề quốc gia cấp 1 (NVQ 1)

Sơ đồ 1.4: Khung trình độ nghề quốc gia của Vương Quốc Anh Đại học Trung học phổ thông Giáo dục bắt buộc 9 năm Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề

- Hệ thống GNVQ (The General National Vocational Qualifications) là hệ thống cho các cấp trình độ tùy theo nền cơ bản của nghề nghiệp liên quan tới kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong thời kỳ chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động, hoặc cho sự tiến bộ hướng tới một nền học vấn cao hơn.Hệ thống GNVQ sử dụng đánh giá cấp trình độ đào tạo trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp của Anh. Hệ thống GNVQ có 5 cấp đi dần từ cấp 1 đến cấp 5.

Nhìn chung các nước trong khu vực và trên thế giới đều tổ chức nhiều cấp trình độ đào tạo từ đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ đến đào tạo dài hạn cấp bằng nghề, cao đẳng nghề và cả đại học nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời tổ chức đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ, tạo điều kiện cho người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của mỗi quốc gia và quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề như: khái niệm về nghề, đào tạo nghề, vai trò của đào tạo nghề, nội dung của đào tạo nghề; những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo nghề và đánh giá chất lượng đào tạo nghề như: các khái niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo nghề, các phương pháp và hệ thống tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo được đảm bảo thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu như phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển các chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao năng lực quản lý... Đồng thời, chương 1 luận văn còn trình bày các nhân tố chủ yếu tác động ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề để phát huy khai thác mặt mạnh, tích cực, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và những tác động xấu đến chất lượng đào tạo nghề để phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế của đơn vị, địa phương, góp phần tham gia vào công cuộc phát triển xã hội. Ngoài ra luận văn còn trình bày các kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước trong khu vực và trên thế giới theo các cấp trình độ để đối chiếu với việc thực hiện các cấp trình độ của nhà trường.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

DU LỊCH NHA TRANG

2.1. Giới thiệu về tình hình đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang 2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang 2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Tourism College

Logo:

Địa chỉ: số 02 – đường Điện Biên Phủ - Phường Vĩnh Hòa – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 058.3551.777, 058.3551.567 ; Fax: 058.3551.938 Email: daotao@ntc.edu.vn Website: http://ntc.edu.vn

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang nằm trên một mặt bằng khu đất rộng 4 ha trên trục đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, cách bờ biển 500 mét, đây là vị trí đẹp của thành phố biển Nha Trang và là một môi trường học lý tưởng, trong lành, có vị trí tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế xã hội cũng như mạng lưới giao thông của thành phố biển.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang được nâng cấp từ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang, quá trình hình thành và phát triển được chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang (2006 – 2010)

+ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang được thành lập ngày 19/6/2006, do Tổng Cục du lịch quản lý nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến năm 2008 trường mới đi vào hoạt động và tuyển sinh khóa đầu tiên với số lượng 150 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và 100 học sinh hệ trung cấp nghề. Trong những năm này trường chưa có cơ sở riêng phải thuê địa điểm để phục vụ công tác giảng dạy tại Trường Đại Học Dự Bị số 46 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang.

+ Đến tháng 10/2009 trường đã đưa vào sử dụng một số hạng mục như khối nhà thực hành 4 tầng (Nhà B) với các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, khối giảng đường 02 tầng (Nhà C) với quy mô hơn 400 chỗ ngồi và khối hiệu bộ 05 tầng (Nhà A) là nơi làm việc của các phòng/khoa chức năng điều hành trường.

Ngay từ năm học 2009 - 2010 trường đã tổ chức nhiều hội thảo cấp trường để phát huy trí tuệ tập thể phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang (từ sau năm 2011).

+ Đến ngày 21/11/2011 trường nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, theo quyết định số: 1518/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Trong năm 2011 trường đã hoàn thành khối nhà D, dùng làm thư viện và trung tâm ngoại ngữ tin học. Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng khối giảng đường và ký túc xá. Tháng 11 năm 2012 khối giảng đường (Nhà E) với 50 phòng học lý thuyết đã hoàn thành và đưa vào giảng dạy trong năm học 2012 – 2013. Đến nay khu ký túc xá của trường với 500 chỗ, Trung tâm thẩm định Kỹ năng nghề Du lịch Viêt Nam với các trang thiết bị dạy thực hành đạt chuẩn do dự án EU tài trợ trị giá 115,5 ngàn EURO đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

+ Năm học 2012 – 2013 nhà trường bắt đầu tuyển sinh hệ cao đẳng nghề đầu tiên, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Nhà trường coi quốc tế hoá là một con đường

cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Đào tạo giảng viên về chuyên môn, ngoại ngữ và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy được coi là hai giải pháp chiến lược quan trọng nhất. Nhà trường đang tích cực và chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng, các dự án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế sử dụng giáo trình quốc tế với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường a. Chức năng

- Đào tạo bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng, kế toán doanh nghiệp, thương mại và các nghề dịch vụ kinh doanh khác có liên quan.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh và phục vụ theo ngành đào tạo phù hợp với chính sách và pháp luật hiện hành.

- Thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp và cao đẳng nghề du lịch theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước cho hệ thống giáo dục và dạy nghề.

b. Nhiệm vụ:

- Tiến hành xây dựng mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung đào tạo các nghề trình Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo theo đúng chương trình kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện theo qui định của Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề.

- Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, thường xuyên phổ cập kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

- Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, của ngành để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức biên soạn giáo trình giảng dạy, dịch thuật các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường.

- Tổ chức liên kết, hợp tác, giao lưu quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, đơn vị trong nước theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức quản lý đào tạo, kết hợp giảng dạy với thực hành sản xuất kinh doanh để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giảng viên và sinh viên, học sinh; đồng thời tạo nguồn thu cho trường theo quy chế hoạt động sự nghiệp đào tạo có thu.

2.1.2. Tình hình đào tạo nghề của trường trong giai đoạn 2010 – 2012.

2.1.2.1. Kết quả đào tạo nghề theo bậc đào tạo.

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010-2012

ĐVT: người Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) 1. Bậc sơ cấp 50 22,73 150 58,89 15 16,48 100 200 -135 (90,00) 2. Bậc trung cấp 170 77,27 106 41,41 76 83,52 -64 (37,65) -30 (28,30) 3. Tổng số HS, SV đã tốt nghiệp 220 100 256 100 91 100 36 16,36 -165 (64,45)

(Nguồn phòng đào tạo)

Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy, số học viên tốt nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 36 học sinh tương đương tăng 16,36%, trong đó bậc sơ cấp tăng 100 học sinh tương đương tăng 200% nguyên nhân do năm 2011 có chính sách nhà nước ban hành khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải có chứng chỉ, trong khi đó bậc trung cấp lại giảm 64 học sinh tương đương giảm 37,65%

là do công tác tuyển sinh của trường chưa được thực hiện tốt. Tổng số học sinh tốt nghiệp năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 165 học sinh tương đương giảm 64,45%, trong đó bậc sơ cấp giảm 135 học sinh tương đương giảm 90%, bậc trung cấp lại giảm 30 học sinh tương đương giảm 28,30%. Điều này cho thấy công tác tuyển sinh chưa tốt, số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường ngày càng giảm. Mặt khác, số sinh viên bỏ học ở năm thứ hai là khá cao, dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp hơn nhiều so với sinh viên nhập học. Điều này chứng tỏ trong quá trình đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh.

Biểu đồ 2.1. Quy mô học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010- 2012

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010 – 2012

50 170 220 150 106 256 15 76 91 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 Bậc sơ cấp Bậc trung cấp Tổng cộng Năm Số HS

2.1.2.2. Kết quả đào tạo nghề theo ngành nghề đào tạo

Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu học sinh tốt nghiêp theo ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010-2012

ĐVT: người Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) 1. Nghiệp vụ lễ tân 33 19,41 29 27,36 16 21,05 -4 -12,12 -13 -44,83 2. Kế toán DN 73 42,94 21 19,81 15 19,74 -52 -71,23 -6 -28,57 3. Nghiệp vụ LHHD 31 18,24 15 14,15 16 21,05 -16 -51,61 1 6,67 4. Nghiệp vụ KS 33 19,41 14 13,21 0 - -19 -57,58 -14 -100,00 5. Quản trị nhà hàng 0 0 27 25,47 29 38,16 27 2 7,41 Tổng số HS, SV đã tốt hệ trung cấp 170 100 106 100 76 100 -64 -37,65 -30 -28,30

(Nguồn phòng đào tạo 2010 - 2012)

Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, số học viên tốt nghiệp hệ trung cấp năm 2011 giảm so với năm 2010 là 64 học sinh tương đương giảm 37,65%, trong đó ngành giảm mạnh nhất là ngành kế toán doanh nghiệp giảm 52 học sinh tương đương giảm 71,23%

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)