a. Trong giai đoạn 2011 – 2015: Đào tạo mới các cấp trình độ: - Cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người
- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5% triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (Đề án 1956).
- Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 2 triệu người - Mục tiêu đến năm 2015:
+ Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%).
+ Có khoảng: 190 trường cao đẳng nghề (60 trường ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%).
+ Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề.
+ Có 51.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 17.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó dạy cao đẳng nghề 13.000 người, trung cấp nghề 24.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 14.000 người.
+ Ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 300 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề và dưới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn.
+ Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia.
b. Trong giai đoạn 2016 – 2020: Đào tạo mới trình độ:
- Cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế),
- Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề theo Đề án 1956.
- Mục tiêu đến năm 2020:
+ Có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.
+ Có 77.000 giáo viên dạy nghề (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó dạy cao đẳng nghề 28.000 người, trung cấp nghề 31.000 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy nghề) là 18.000 người.
+ Bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp nghề và dưới 3 tháng để dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Tất cả các nghề trọng điểm quốc gia, nghề cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao, trung tâm dạy nghề kiểu mẫu được kiểm định chất lượng. Hình thành 3
trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề vùng ở 3 vùng và một số trung tâm kiểm định chất lượng dạy nghề do tổ chức và cá nhân thành lập.
+ Ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia.
+ Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 6 triệu người. + Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa dạy nghề và việc làm. 1.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia
Khung trình độ đào tạo nghề của Malaysia đang thực hiện theo 5 cấp trình độ đào tạo nghề từ ngắn hạn đến đào tạo trình độ CĐN, đại học nghề. Thể hiện qua sơ đồ 1.2
Trình độ 1: Có khả năng thực hiện được một số công việc khác nhau trong nghề, phần lớn các công việc này là công việc phụ và phải có sự chỉ dẫn.
Trình độ 2: Có khả năng thực hiện được một số công việc chính của nghề trong các hoàn cảnh khác nhau, đã có trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình và có thể làm việc đọc lập.
Sơ đồ 1.2: Khung trình độ cho chứng chỉ quốc gia Malaysia DEGREE PHÂN LOẠI NGHỀ NGHIỆP Cấp quản lý Cấp giám sát Cấp vận hành TRÌNH ĐỘ KIẾN THỨC TRÌNH ĐỘ 5 (SKM) Cao đẳng kỹ thuật TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG DIPLOMA TRÌNH ĐỘ 4 (SKM) Cao đẳng kỹ thuật TRÌNH ĐỘ 2 (SKM) TRÌNH ĐỘ 3 (SKM) TRÌNH ĐỘ 1 (SKM) CERTIFICATE
SKM: Chứng chỉ kỹ năng của Malaysia
Trình độ 3: Có khả năng làm được phần lớn công việc của nghề trong các hoàn cảnh khác nhau, phần lớn các công việc này là phức tạp và không phải là công việc phụ. Chịu trách nhiệm cá nhân và có khả năng làm việc độc lập.
Trình độ 4 (Cao đẳng kỹ thuật): Có khả năng làm được phần lớn công việc mang tính chuyên nghiệp hoặc kỹ thuật phức tạp trong các hoàn cảnh khác nhau, chịu trách nhiệm cá nhân cao và có khả năng làm việc độc lập. Chịu trách nhiệm về công việc của những người khác và phân bổ các nguồn lực để thực hiện công việc.
Trình độ 5 (Cao đẳng kỹ thuật): Có khả năng áp dụng các nguyên lý cơ bản và kỹ thuật tổng hợp trên phạm vi rộng trong các hoàn cảnh khác nhau mà không cần chỉ dẫn. Khả năng làm việc độc lập cao và thường phải chiu trách nhiệm về công việc của những người khác, thành thạo việc phân bổ các nguồn lực, chịu trách nhiệm cá nhân về phân tích, kiểm nghiệm, thiết kế, lập kế hoạch thực thi và đánh giá.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ ở Trung Quốc bao gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Với thời gian đào tạo từ 2 - 3 năm giáo dục cao đẳng nghề chủ yếu tuyển học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông và các trường trung cấp nghề. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã thiết lập hệ thống đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề. Mục tiêu đào tạo của cao đẳng nghề là cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật tổng hợp ở trình độ cao. Hiện nay, cơ sở giáo dục cao đẳng nghề chia theo 5 loại hình: hơn 30 trường cao đẳng công nghệ tuyển sinh hơn 149.000 học viên/năm; 101 trường đại học TH ngắn hạn mang tính địa phương; Các lớp đào tạo nghề 5 năm của các trường trung học chuyên nghiệp hoặc trung học nghề; Hơn 180 trường cao đẳng giáo dục và các học viện đào tạo nghề cho người lớn.
Bên cạnh hệ thống các trường nói trên Trung Quốc còn có 2.800 trung tâm đào tạo nghề đào tạo hơn 3 triệu lượt người/năm và 20.000 trung tâm xúc tiến lao động đào tạo khoảng 30 triệu lượt người/năm, các doanh nghiệp cũng tham gia đào tạo nghề cho lao động của họ.
Sơ đồ 1.3: Hệ thống dạy nghề của Trung Quốc 1.4.3. Hệ thống ĐTN của Anh Quốc
Hệ thống cấp trình độ ĐTN của Anh được ban hành vào năm 1986, và có 5 bậc, trong đó 3 bậc đầu tương ứng với đào tạo công nhân, bậc 4 tương ứng với đào tạo kỹ thuật viên, bậc 5 tương ứng với trình độ đại học. Khung trình độ nghề nghiệp quốc gia của Anh được áp dụng trên phạm vi cả nước, mang tính tổng thể, chặt chẽ, thể hiện mối quan hệ giữa các trình độ khác nhau và sự liên thông giữa các cấp trình độ với nhau. Đánh giá nghề nghiệp của Anh có hai hệ thống:
- Hệ thống NVQ (The National Vocational Qualifications) thiết lập các cấp độ tiêu chuẩn thực hiện cho các nghề nghiệp đặc trưng khác nhau.
Hệ thống này dựa trên sự khảo sát cái gì thực tế xuất hiện trong lao động, NVQ được thiết kế cân xứng một sự tiệm cận mở để đánh giá và tạo điều kiện thuận lợi cho học tập thông qua cuộc sống nghề nghiệp.
Hệ thống NVQ được sử dụng cho đánh giá năng lực nghề nghiệp thực tế của Anh, Hệ thống có 5 cấp đi dần từ cấp 1 đến cấp 5.
Bằng sau đại học Trình độ nghề quốc gia cấp 5
Bằng đại học Trình độ đào tạo cấp 4 (GNVQ 4) Trình độ nghề quốc gia cấp 4 (NVQ4) Trình độ đào tạo cấp 3 (GNVQ 3) Trình độ nghề quốc gia cấp 3 (NVQ3) Trình độ A/AS Trình độ đào tạo cấp 2 (GNVQ 2) Trình độ nghề quốc gia cấp 2 (NVQ2)
GSCE Trình độ đào tạo cấp 1 (GNVQ 1)
Trình độ nghề quốc gia cấp 1 (NVQ 1)
Sơ đồ 1.4: Khung trình độ nghề quốc gia của Vương Quốc Anh Đại học Trung học phổ thông Giáo dục bắt buộc 9 năm Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề
- Hệ thống GNVQ (The General National Vocational Qualifications) là hệ thống cho các cấp trình độ tùy theo nền cơ bản của nghề nghiệp liên quan tới kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong thời kỳ chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động, hoặc cho sự tiến bộ hướng tới một nền học vấn cao hơn.Hệ thống GNVQ sử dụng đánh giá cấp trình độ đào tạo trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp của Anh. Hệ thống GNVQ có 5 cấp đi dần từ cấp 1 đến cấp 5.
Nhìn chung các nước trong khu vực và trên thế giới đều tổ chức nhiều cấp trình độ đào tạo từ đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ đến đào tạo dài hạn cấp bằng nghề, cao đẳng nghề và cả đại học nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời tổ chức đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ, tạo điều kiện cho người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của mỗi quốc gia và quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề như: khái niệm về nghề, đào tạo nghề, vai trò của đào tạo nghề, nội dung của đào tạo nghề; những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo nghề và đánh giá chất lượng đào tạo nghề như: các khái niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo nghề, các phương pháp và hệ thống tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo được đảm bảo thông qua các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu như phát triển đội ngũ giáo viên, phát triển các chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và nâng cao năng lực quản lý... Đồng thời, chương 1 luận văn còn trình bày các nhân tố chủ yếu tác động ảnh hưởng tới công tác đào tạo nghề để phát huy khai thác mặt mạnh, tích cực, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và những tác động xấu đến chất lượng đào tạo nghề để phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế của đơn vị, địa phương, góp phần tham gia vào công cuộc phát triển xã hội. Ngoài ra luận văn còn trình bày các kinh nghiệm đào tạo nghề của các nước trong khu vực và trên thế giới theo các cấp trình độ để đối chiếu với việc thực hiện các cấp trình độ của nhà trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
DU LỊCH NHA TRANG
2.1. Giới thiệu về tình hình đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang 2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang 2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Tourism College
Logo:
Địa chỉ: số 02 – đường Điện Biên Phủ - Phường Vĩnh Hòa – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3551.777, 058.3551.567 ; Fax: 058.3551.938 Email: daotao@ntc.edu.vn Website: http://ntc.edu.vn
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang nằm trên một mặt bằng khu đất rộng 4 ha trên trục đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, cách bờ biển 500 mét, đây là vị trí đẹp của thành phố biển Nha Trang và là một môi trường học lý tưởng, trong lành, có vị trí tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế xã hội cũng như mạng lưới giao thông của thành phố biển.
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang được nâng cấp từ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang, quá trình hình thành và phát triển được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang (2006 – 2010)
+ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang được thành lập ngày 19/6/2006, do Tổng Cục du lịch quản lý nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến năm 2008 trường mới đi vào hoạt động và tuyển sinh khóa đầu tiên với số lượng 150 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và 100 học sinh hệ trung cấp nghề. Trong những năm này trường chưa có cơ sở riêng phải thuê địa điểm để phục vụ công tác giảng dạy tại Trường Đại Học Dự Bị số 46 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang.
+ Đến tháng 10/2009 trường đã đưa vào sử dụng một số hạng mục như khối nhà thực hành 4 tầng (Nhà B) với các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, khối giảng đường 02 tầng (Nhà C) với quy mô hơn 400 chỗ ngồi và khối hiệu bộ 05 tầng (Nhà A) là nơi làm việc của các phòng/khoa chức năng điều hành trường.
Ngay từ năm học 2009 - 2010 trường đã tổ chức nhiều hội thảo cấp trường để phát huy trí tuệ tập thể phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang (từ sau năm 2011).
+ Đến ngày 21/11/2011 trường nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, theo quyết định số: 1518/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Trong năm 2011 trường đã hoàn thành khối nhà D, dùng làm thư viện và trung tâm ngoại ngữ tin học. Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng khối giảng đường và ký túc xá. Tháng 11 năm 2012 khối giảng đường (Nhà E) với 50 phòng học lý thuyết đã hoàn thành và đưa vào giảng dạy trong năm học 2012 – 2013. Đến nay khu ký túc xá của trường với 500 chỗ, Trung tâm thẩm định Kỹ năng nghề Du lịch Viêt Nam với các trang thiết bị dạy thực hành đạt chuẩn do dự án EU tài trợ trị giá 115,5 ngàn EURO đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
+ Năm học 2012 – 2013 nhà trường bắt đầu tuyển sinh hệ cao đẳng nghề đầu tiên, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Nhà trường coi quốc tế hoá là một con đường
cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Đào tạo giảng viên về chuyên môn, ngoại ngữ và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy được coi là hai giải pháp chiến lược quan trọng nhất. Nhà trường đang tích cực và chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng, các dự án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế sử dụng giáo trình quốc tế với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường a. Chức năng
- Đào tạo bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng, kế toán doanh nghiệp, thương mại và các nghề dịch vụ kinh doanh khác có liên quan.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ,