Giải pháp 4: Chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 101)

quản lý

Để phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang đến năm 2020, nhà trường cần có các kế hoạch cụ thể từ khâu tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đến các chính sách đãi ngộ trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

3.2.4.1. Xây dựng tiêu chuẩn trong tuyển dụng

Để đáp ứng quy mô đào tạo ngày càng tăng trong những năm tới, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo các mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có quy mô hợp lý, phù hợp với cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ mới. Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán về các lĩnh vực chuyên môn ở các khoa, tổ bộ môn.

- Về số lượng: đáp ứng cơ bản nhu cầu về giáo viên giảng dạy cho các khoa, tổ bộ môn cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Đảm bảo tỷ lệ trung bình 18 học sinh/1 giáo viên. Bổ sung đầy đủ số cán bộ quản lý cho các phòng khoa, các phó hiệu trưởng.

- Về chất lượng:

+ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn trình độ theo quy định của Luật Giáo dục và các chức danh yêu cầu, có phẩm chất đạo đức, yêu ngành, yêu nghề. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường có chuyên ngành phải tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế cần có trình độ tin học, ngoại ngữ để tương thích với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

+ Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về cơ cấu trình độ chuyên môn đào tạo theo các ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về giáo viên chuyên ngành của mỗi ngành nghề đào tạo.

3.2.4.2. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Để đạt được mục tiêu trên, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp đột phá về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

a. Về quy hoạch, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn để bổ sung dần lực lượng trẻ đảm bảo đủ về số lượng. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trẻ, muốn vậy nhà trường cần thực hiện:

- Giao các Khoa, tổ bộ môn tuyển chọn; - Xây dựng tiêu chí tuyển chọn;

- Xây dựng chính sách cho những giáo viên đưa vào diện quy hoạch của nhà trường để hỗ trợ kinh phí, nhưng phải có sự cam kết của những giáo viên này.

Muốn đủ số lượng và bảo đảm chất lượng đội ngũ giáo viên, trong những năm tới nhà trường cần đa dạng hoá đối tượng tuyển dụng, giảm nguồn tuyển từ sinh viên tốt nghiệp đại học và thu hút những người có kinh nghiệm, kỹ sư giỏi đã qua thực tế sản xuất, có nguyện vọng làm giáo viên. Đối với đối tượng này cần tập trung vào đào tạo sư phạm kỹ thuật và bổ sung kiến thức bồi dưỡng sau đại học.

b. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Đào tạo lại đội ngũ giáo viên để chuẩn hoá ngành nghề;

- Bồi dưỡng sư phạm, chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.

- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thiết kế bài giảng và kỹ năng sử dụng các phương tiện hiện đại để khai thác các thông tin đưa vào bài giảng….. Tiến tới quy định bắt buộc giáo viên giảng dạy sử dụng ngoại ngữ để ứng dụng vào việc nghiên cứu và biên dịch các giáo trình, tài liệu nước ngoài.

- Đào tạo giáo viên ở nước ngoài: Muốn theo kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lượng giáo viên được đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án...

- Tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đi thực tế tại các doanh nghiệp nhiều hơn nữa để nâng cao tay nghề.

- Tăng cường công tác đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua hình thức dự giờ, tổ chức hội giảng, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và học sinh về hoạt động dạy và học của giáo viên đối chiếu với kết quả học tập của học sinh.

- Phát triển hình thức mời giáo viên thỉnh giảng, đặc biệt là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác dạy nghề. Qua đó giúp đội ngũ giáo viên của trường học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và kỹ năng nghề.

- Đối với cán bộ quản lý các khoa, nhà trường cần đưa đi đào tạo các nghiệp vụ quản lý để phù hợp.

c. Hoàn thiện các chính sách đãi ngộ về vật chất và phi vật chất đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm giáo viên

- Có chính sách khuyến khích và thu hút những người có thâm niên công tác lâu năm, lao động có tay nghề cao, đã từng trực tiếp tham gia lao động sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên tham gia giảng dạy tại trường. Xem xét chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp cho giáo viên theo hướng tính đến đặc thù của ngành nghề, nhằm thu hút người có tài, có tâm huyết làm giáo viên.

- Xây dựng chính sách đào tạo giáo viên từ đại học lên thạc sỹ, từ thạc sỹ làm NCS, tiến sỹ.... Khuyến khích và có chế độ thỏa đáng động viên cán bộ giáo viên trong việc học tập nâng cao trình độ như: hỗ trợ học phí, tạo điều kiện về thời gian, tiêu chuẩn xét nâng lương, xét thi đua hàng năm.

- Xây dựng hệ số lương, hệ số giờ giảng, phụ cấp, thanh toát giờ vượt… theo trình độ chuyên môn..

- Đối với cán bộ giáo viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ cần được quan tâm đúng mức trong việc đề đạt, bố trí vào các vị trí phù hợp với năng lực và yêu cầu công tác. 3.2.5. Giải pháp 5: Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo nghề và tài liệu học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5.1. Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo nghề

Chương trình đào tạo nghề là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng tay nghề, cần được đầu tư thích đáng. Chương trình đào tạo nghề được xây dựng có phần cứng (trên cơ sở kiến thức khoa học công nghệ chung) và phần mềm (dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, của yêu cầu ở các cơ sở sử dụng lao động). Chương trình nên xây dựng có sự phối hợp góp ý giữa đào tạo gắn với việc làm.

Hiện nay, các chương trình đào tạo của nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa cân đối giữa số lý thuyết và thực hành; vẫn còn có sự trùng lập về nội dung trong một số môn học; có một số môn học thật không thật sự cần thiết của một ngành. Do vậy, nhà trường cần chú trọng đến việc cải tiến, hoàn thiện các chương trình hiện có và đang sử dụng để phù hợp với thực tiễn sản xuất. Nhà trường cần giảm thời gian giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng nghiên cứu và thực hành, ứng dụng trong phân bổ thời gian giữa các môn học lý thuyết và các môn thực hành của mỗi ngành đào tạo, phân bổ thời lượng giữa hướng dẫn lý thuyết và thực hành cho từng môn học.

Nhà trường nên đầu tư kinh phí để cải tiến và hoàn thiện các chương trình hiện có. Ngoài việc tập hợp các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và xây dựng chương trình, nhà trường nên mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong thực tế tham gia để xác định kiến thức và kỹ năng nào là cần thiết cho học viên của mỗi ngành học. Từ đó xác định môn học cần thiết và nội dung chi tiết của từng môn học để xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành.

Mặt khác, nhà trường cần xác định nhu cầu của thị trường hiện nay cần lao động ở lĩnh vực nào, từ đó xây dựng các chương trình đào tạo mới phù hợp để mở rộng quy mô đào tạo.

Để xây dựng một chương trình đào tạo cần tuân theo quy trình sau: Bước 1: Công tác chuẩn bị:

- Thành lập hội đồng khoa học

- Chuẩn bị nhân sự: Giáo viên có kinh nghiệm, lãnh đạo trường, chuyên gia từ các doanh nghiệp.

Bước 2: Phân tích công việc

- Khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức mà người học cần có, tìm hiểu hệ thống trang thiết bị, quy trình phục vụ tại các loại hình doanh nghiệp..

- Xác định mục tiêu đào tạo của nghề, hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần có sau khi hoàn thành khóa học.

Bước 3: Xây dựng chương trình đào tạo

- Thiết kế chương trình: Thiết kế danh mục các môn học/môđun, cơ cấu môn học lý thuyết, môn học thực hành, môn cơ sở, môn chuyên ngành soa cho nội dung giữa các học phần khoa học, phù hợp với yêu cầu thực tiển, không chồng chéo, vừa đủ với người học. Quy định thời gian cho khóa học, phương pháp đánh giá kết quả của người học.

- Biên soạn chương trình đào tạo:

+ Nêu vị trí, tính chất; mục tiêu mô đun/môn học; nội dung mô đun/môn học; điều kiện thực hiện mô đun/môn học; phương pháp và nội dung đánh giá…

+ Xin ý kiến chuyên gia về chương trình. Bước 4: Thẩm định và hoàn thiện chương trình

- Hội đồng khoa học tiến hành thẩm định chương trình, đồng thời lấy ý kiến từ các nhà quản lý giáo dục, những chuyên gia trong ngành, nhứng nhà quản lý doanh nghiệp.

- Dựa vào những ý kiến đóng góp tiến hành sữa chữa, hoàn thiện nội dung chương trình.

- Tổ chức nghiệm thu chương trình Bước 5: Phê duyệt chương trình đào tạo

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu của hội đồng khoa học, Hiệu trưởng quyết định phê duyệt các chương trình đòa tạo đã được xây dựng cho từng nghề và từng cấp đào tạo.

3.2.5.2. Hoàn thiện giáo trình và tài liệu học tập a. Xây dựng cải tiến giáo trình

- Hiện công tác biên soạn giáo trình phục vụ giảng dạy được nhà trường quan tâm và đầu tư, tuy nhiên số giáo trình biên soạn chưa nhiều, đặc biệt là các giáo trình chuyên ngành chưa đầy đủ. Do vậy cần phải tăng cường công tác biên soạn giáo trình. Công tác biên soạn giáo trình của nhà trường vẫn chưa thật hợp lý, chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể hoàn thiện giáo trình của trường theo quy trình sau:

+ Trước tiên phải xác định nhu cầu của các doanh nghiệp.

+ Lập các nhóm chuyên môn phân tích đánh giá nhu cầu, trên cơ sở đó xác định kỹ năng cần có của học viên.

+ Tập hợp những giáo viên có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề; giáo viên có kinh nghiệm trong việc biên soạn giáo trình thực hiện biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn cần phải tham khảo các tài liệu có liên quan.

+ Thành lập hội đồng khoa học để đánh giá và góp ý kiến cho giáo trình, hội đồng gồm giáo viên liên quan đến chuyên môn, các chuyên gia ngoài doanh nghiệp, chuyên gia trong biên soạn giáo trình.

+ Dựa trên các ý kiến đánh giá hoàn thiện giáo trình và tiến hành nghiệm thu. - Hiện nhà trường có nhiều giáo trình chuyên ngành bằng tiếng Anh chưa được giáo viên khai thác sử dụng. Nhà trường có chế độ khuyến khích giáo viên biên dịch các giáo trình này sang tiếng Việt để giáo viên của trường sử dụng phục vụ công tác giảng dạy.

b. Xây dựng tài liệu học tập

- Nhà trường cần dành một phần ngân sách đầu tư các đầu sách cần thiết, tài liệu chuyên ngành để phục vụ công tác nghiên cứu của giáo viên, tìm hiểu học tập của học sinh.

Để tránh việc sách, tài liệu mua về không phù hợp với chương trình đào tạo, gây lãng phí, việc cung cấp sách, tài liệu tham khảo cho thư viện như sau thực hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các khoa cung cấp tên sách, tài liệu…, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản.. phù hợp với ngành nghề mà khoa đào tạo cho Phòng đào tạo trình ban giám hiệu duyệt.

+ Sau khi được phê duyệt sẽ chuyển danh mục các đầu sách, tài liệu cần mua cho Phòng tài chính kế toán.

+ Nhân viên Phòng tài chính kế toán liên hệ với nhà xuất bản, cửa hàng sách để mua theo danh mục được duyệt

+ Chuyển sách, tài liệu cho cán bộ quản lý thư viện, tiến hành mã hóa và đư vào sử dụng.

- Xây dựng hệ thống thư viện điện tử, đưa hệ thống máy vi tính vào quản lý đầu sách, tra cứu sách.

- Trong thư viện, gắn bảng hướng dẫn việc tra cứu và tìm tài liệu.

3.2.6. Giải pháp 6: Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho thực hành nghề thực hành nghề

Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường, không những thế cơ sở vật chất còn quyết định sự thành công hay thất bại của các tiết giảng, nhất là đối với các giờ thực hành. Chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo. Do vậy, việc đầu tư và hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.

Để hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nhà trường cần đầu tư cho các khu vực sau:

- Phòng học lý thuyết: lắp ráp các trang thiết bị hiện đại, hệ thống âm thanh, ánh sáng … nhằm cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư để xây dựng Khách sạn trong khuôn viên trường theo dự án đầu tư, giúp các em học sinh có điều kiện tiếp cận thực tế nhiều hơn trong các giờ thực hành.

3.2.7. Giải pháp 7: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính

- Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các nội qui, qui định sử dụng trang thiết bị của các phòng thực hành nghề nhằm sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm.

- Đẩy mạnh công tác liên kết, đào tạo với các tổ chức, cá nhân để tăng nguồn thu cho nhà trường.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác đào tạo nghề của nhà trường.

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ các nguồn kinh phí để tiết kiệm cho nhà trường trong công tác chi thường xuyên và tiết kiệm cho nhà nước trong công tác đầu tư mua sắm từ nguồn kinh phí đầu tư phát triển, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

- Xác định rõ nguồn thu từ học phí của học sinh theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể đến 2015, và các năm sau cho đến 2020.

- Xác định các nguồn thu từ ngân sách theo số lượng cán bộ giáo viên trong trường theo từng giai đoạn phát triển.

- Khai thác triệt để các hoạt động đào tạo ngoài niên chế, các hoạt động kinh doanh dịch vụ tận thu và các nguồn thu khác.

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 101)