Các dịch vụ cho người học hiện chưa được thực hiện tốt, nhà trường chưa cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người học.
- Hoàn thiện khu KTX, căng tin đưa vào phục vụ để đảm bảo điều kiện ăn ở cho học sinh sinh viên.
- Tuyển nhân viên y tế, đưa dịch vụ khám phát thuốc vào trường phục vụ cho học sinh và cán bộ giáo viên.
- Thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên để cuang cấp các dịch vụ cho người học như: + Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đời sống, học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên (giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc về hệ thống ngành nghề, chương trình đào tạo cho đối tượng tuyển sinh; tư vấn lựa chọn ngành học, tư vấn và hỗ trợ các vấn đề trong học tập, cuộc sống, tìm kiếm học bổng, hỗ trợ nghiên cứu khoa học;…).
+ Cung cấp thông tin cập nhật về tuyển dụng và thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên.
+ Thực hiện liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho học sinh sinh viên đi thực tập, tìm kiếm việc làm.
- Thành lập các câu lạc bộ: thể thao, khiêu vũ, ngoại ngữ.. tạo điều kiện cho học sinh sinh viên vui chơi, giải trí từ đó phát triển các kỹ năng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của luận văn trình bày các căn cứ khoa học để xây dựng giải pháp là quan điểm, mục tiêu, định hướng đào tạo nghề của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo nghề, thực trạng chất lượng công tác đào tạo nghề của Trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang…. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 8 nhóm giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng tạo nghề tại trường. Việc thực hiện các giải pháp nêu trên hoàn toàn mang tính khả thi, và đó cũng là yêu cầu bức bách đối với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, mang lại lợi ích cho nhà trường, cho người học, cho người sử dụng lao động và xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề, qua nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, tác giả xin đưa ra một số kết luận sau:
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang trong những năm qua đã có sự quan tâm nhất định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề đồng bộ và hiện đại, phù hợp với thực tiễn sản xuất; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cải tiến chương trình, giáo trình, đa dạng các phương thức và hình thức đào tạo theo hướng “Cung cấp những gì xã hội cần chứ không phải những gì mình có”…. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang cho thấy còn nhiều bất cập, qui mô đào tạo còn thấp so với khả năng đào tạo, chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa cung cấp được các dịch vụ hỗ trợ cho người học; phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực của người học, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo chưa khoa học….Vì vậy, chất lượng đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.
Luận văn đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề. Từ đó tìm hiểu, phân tích làm rõ thực trạng chất lượng công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Khánh Hòa, Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020, Dự báo nhu cầu đào tạo nghề đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hòa, Quan điểm, mục tiêu, định hướng đào tạo nghề của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020. Xuất phát từ các nguồn lực, tiềm năng của nhà trường hiện nay, trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề của nhà trường, tác giả đã đề xuất 8 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới.
Luận văn được thực hiện với sự cố gắng của bản thân tác giả và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề của nhà trường nói riêng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung của tỉnh Khánh Hòa. Với năng lực còn hạn chế của tác giả, tuy đã có nhiều cố gắng tiếp cận những phương pháp thu thập và xử lý các số liệu thống kê, cũng như bám sát thực tiển công tác đào tạo của nhà trường, nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được sự
thông cảm và ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và độc giả để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của TS. Phạm Xuân Thủy, Ths. Võ Hải Thủy, các phòng ban chức năng nhà trường và phòng quản lý nghề thuộc Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này.
B. KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Đối với TCDN Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống chuẩn danh mục nghề sao cho bao quát được hết các nghề cần đào tạo cho đến năm 2020. Có thể sử dụng chuẩn nghề nghiệp của các nước phát triển ở châu Âu, châu Úc cho một số nghề công nghệ cao.
- Ban hành các chương trình liên thông giữa các bậc đào tạo, sơ cấp nghề, TCN, CĐN, đại học nghề và liên thông với các cấp học cao đẳng, đại học của hệ thống giáo dục - đào tạo.
- Phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tham mưu cho Chính phủ sớm xây dựng và ban hành hệ thống khung lương tương ứng với từng hệ đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề và đại học nghề để các doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động thực hiện.
- Tham mưu cho Chính phủ xây dựng và ban hành hệ thống thang lương, ngạch, bậc lương đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề và chính sách cho cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phân luồng HS sau THCS và THPT, quy hoạch lại ngành nghề đào tạo. Bộ GD-ĐT nên phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện phân luồng HS sau THCS
- Tham mưu cho Chính phủ xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học các truờng nghề như: miễn giảm học phí, cấp học bổng, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tạo việc làm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hồng Đào (2011), Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ngải giai đoạn 2010 – 2020, Trường Đại học Đà Nẵng.
2. Nguyễn Đình Lâm (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An, Trường Đại học Nha Trang.
3. Luật dạy nghề, 29/11/2006.
4. Nguyễn Lê Minh (2004), Đào tạo nghề tại cộng hòa Pháp, Tạp chí Lao Động - Xã Hội - số 241/2004.
5. Võ Xuân Hùng (2010), Định hướng phát triển dạy nghề Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Vụ Chính sách - Pháp chế Tổng Cục Dạy Nghề.
6. Vũ Thị Phương Oanh (2008), Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự liên kết giữa nhà trường dạy nghề với doanh nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Tuấn, Võ Thị Xuân, Bài giảng phát triển chương trình đào tạo nghề, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.
8. Trần Duy Thành (2012), Giải pháp phát triển đào tạo nghề ở Tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Trường Đại học Nha Trang.
9. Phạm Thị Thanh Thuỷ (2007), Qui hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Bến Tre, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
10. Mạc Văn Tiến (2009), Giải pháp cho đào tạo nghề, Tổng cục Dạy nghề, http://w.w.w.tongcucdaynghe.
11. Bộ Lao động – TB và XH, Hệ thống các quy định mới về công tác dạy nghề và tiêu chuẩn chất lượng trường nghề năm 2009, NXB LĐXH.
12. Bộ Lao động – TB và XH, Thông tư 42/2011/TT – BLĐTBXH ngày 29/12/2011 quy định về Quy trình thực hiện điểm định chất lượng dạy nghề. 13. Bộ Lao động – TB và XH, Quyết định số 02/2008/QĐ – BLĐTBXH ngày
17/1/2008 ban hành Quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề.
14. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2009), đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020.
15. Sở Lao động – TB và XH Khánh Hòa – Báo cáo Định hướng phát triển lĩnh vực Đào tạo - Dạy nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
16. Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, Báo cáo tổng kết công tác đào tạo 2008 – 2012.
17. UBND tỉnh Khánh Hòa (2005) Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
PHỤ LỤC 01 PHIẾU HỎI 1
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO SINH VIÊN ĐANG HỌC KỲ CUỐI Để đánh giá đúng chất lượng đào tạo nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho ngành du lịch nói chung hiện nay, và chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Nha Trang nói riêng, mong bạn dành chút thời gian để điền vào bảng phỏng vấn này bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu “X” vào ô mình chọn cho câu trả lời tương ứng với mức độ đánh giá của bạn theo từng nội dung:
Câu 1: Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
1.1. Giới tính: Nam Nữ
1.2. Ngành/nghề Bạn đang theo học tại trường: ………...
Câu 2: Đánh giá của bạn về nội dung, phương pháp giảng dạy đối với các hoạt động học tập trên lớp.(mức độ đánh giá theo 5 mức, trong đó: Mức 1 – Rất không hài lòng; Mức 2: Không hài lòng; Mức 3: Tương đối hài lòng; Mức 4: Hài lòng; Mức 5 – Rất hài lòng) Mức độ đánh giá TT Nội dung Rất không HL Không HL Tương đối HL HL Rất HL
1 Phương pháp giảng dạy của giáo viên 1 2 3 4 5 2 Nội dung kiến thức trong các buổi học 1 2 3 4 5
3 Trình tự sắp xếp môn học 1 2 3 4 5
4 Các phương tiện hỗ trợ dạy học 1 2 3 4 5
5 Mức độ cập nhật thông tin mới trong bài
học 1 2 3 4 5
6 Môi trường học tập, chất lượng giảng
đường 1 2 3 4 5
7 Mục tiêu đào tạo của trường có phù hợp
với khả năng nhận thức của người học 1 2 3 4 5 8 Chất lượng giáo trình và tài liệu học tập 1 2 3 4 5
Câu 3: Đánh giá của bạn đối với các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành nghề tại các phòng thực hành của trường.(mức độ đánh giá theo 5 mức, trong đó: Mức 1 – Rất không hài lòng; Mức 2: Không hài lòng; Mức 3: Tương đối hài lòng; Mức 4: Hài lòng; Mức 5 – Rất hài lòng) Mức độ đánh giá TT Nội dung Rất không HL Không HL Tương đối HL HL Rất HL
1 Sự cân đối giữa số giờ học lý thuyết và số
giờ học thực hành 1 2 3 4 5
2 Những kĩ năng cơ bản về nghề bạn nhận
được 1 2 3 4 5
3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành 1 2 3 4 5 4 Sự phù hợp giữa nội dung thực hành nghề
và mục tiêu đào tạo nghề 1 2 3 4 5
Câu 4: Trong quá trình đào tạo, Bạn có được tham gia thực tập hay tham quan, kiến tập tại các cơ sở sản xuất không?
Có Không
Nếu có, Bạn hãy cho biết chất lượng và hiệu quả của đợt thực tập, tham quan, kiến tập đó ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
PHIẾU HỎI 2
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP Để đánh giá đúng chất lượng đào tạo nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho ngành du lịch nói chung hiện nay, và chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Nha Trang nói riêng, mong bạn dành chút thời gian để điền vào bảng phỏng vấn này bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu “X” vào ô phù hợp theo từng nội dung hoặc viết thêm vào những chỗ trống (…) ý kiến của mình.
Câu 1: Xin bạn vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:
1.1. Tên DN bạn đang làm việc: ... 1.2. Công việc hiện bạn đang đảm nhận: ... 1.3. Vị trí của bạn đối với công việc:
Trưởng bộ phận Phó bộ
phận
Nhân viên
1.4. Công việc đang làm có phù hợp với nguyện vọng của bạn không?
Có Không
1.5. Bạn có được cơ quan/DN cử đi bồi dưỡng đào tạo thêm trong công việc không?
Có Không
1.6. Công việc bạn đang làm có đúng chuyên ngành bạn đã học tại trường không?
Có Không
Câu 2: Đáng giá của Bạn về mức độ tự tin đối với vị trí công việc bạn đang đảm nhiệm tại cơ quan, đơn vị dựa trên các tiêu chí sau (mức độ đánh giá theo 5 mức, trong đó: Mức 1: Rất không tự tin; Mức 2: Không tự tin; Mức 3: Tương đối tự tin; Mức 4: Tự tin; Mức 5: Rất tự tin):
Mức độ tự tin
TT Nội dung đánh giá Rất
không tự tin Không tự tin Tương đối tự tin Tự tin Rất tự tin
1 Kiến thức chuyên môn nghề 1 2 3 4 5
2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 1 2 3 4 5
3 Kỹ năng tiếp cận thiết bị, công nghệ mới 1 2 3 4 5
4 Kỹ năng làm việc nhóm 1 2 3 4 5
5 Kỹ năng giao tiếp 1 2 3 4 5
6 Khả năng chủ động sáng tạo trong công việc
(Kỹ năng giải quyết vấn đề) 1 2 3 4 5
7 Khả năng ngoại ngữ, tin học 1 2 3 4 5
8 Khả năng văn nghệ, thể thao, kiến thức xã hội 1 2 3 4 5 9 Phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý
thức chấp hành nội quy kỷ luật của cơ quan 1 2 3 4 5 10 Tác phong làm việc, cách ứng xử với mọi người 1 2 3 4 5
Câu 3: Đánh giá của Bạn về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo tại trường so với yêu cầu thực tiễn nói chung và tại doanh nghiệp Bạn đang công tác nói riêng (mức độ đánh giá theo 5 mức, trong đó: Mức 1: Rất không phù hợp; Mức 2: Không phù hợp; Mức 3: Tương đối phù hợp; Mức 4: Phù hợp; Mức 5: Rất phù hợp)
Mức độ phù hợp T
T
Nội dung đào tạo Rất
không phù hợp Không phù hợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 1 Kiến thức lý thuyết 1 2 3 4 5 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 1 2 3 4 5
3 Thực tập tại cơ sở sản xuất 1 2 3 4 5
4 Phẩm chất đạo đức 1 2 3 4 5
5 Văn hóa, xã hội, thể thao, sức khỏe 1 2 3 4 5
Câu 4: Trong quá trình công tác bạn có được Doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức hay kỹ năng nào không?
Có Không
Nếu có, Bạn hãy cho biết Doanh nghiệp đã đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức hay kỹ năng nào? ... ... ...
Câu 5: Theo bạn, nhà trường cần chú trọng đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nào? ... ... ... ... ...
Câu 6: Theo bạn, để đào tạo những kiến thức và kỹ năng cho sinh viên thì nên sử dụng phương thức đào tạo như thế nào sẽ mang lại hiệu quả (Bạn có đóng góp gì