Để đánh giá chất lượng đào tạo, bên cạnh việc khảo sat ý kiến của học sinh tác giả còn khảo sát lấy ý kiến đánh giá từ phía các doanh nghiệp đã và đang sử dụng lao động là học sinh đã qua đào tạo tại trường.
2.3.3.1. Mô tả mẫu
Tác giả tiến hành điều tra 40 doanh nghiệp có sử dụng học sinh của trường. Số phiếu phát ra là 45, sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ còn lại 40 (Phụ lục 1: Phiếu hỏi 3).
Tác giả tiến hành điều tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, lữ hành hướng dẫn
Nội dung phiếu điều tra thể hiện:
- Tỷ lệ học sinh đã qua đào tạo tại trường đang làm việc tại doanh nghiệp: giúp nhà trường thấy được số học sinh sau khi ra trường có thể tìm được việc làm tại doanh nghiệp so với các trường nghề khác.
- Học sinh của trường làm những công việc gì tại doanh nghiệp, nội dung này cho ta thấy sau khi ra trường các bạn có làm việc đúng chuyên ngành mà mình theo học hay không.
- Đánh giá kỹ năng làm việc theo các tiêu chí: ý kiến đánh giá của doanh nghiệp giúp chúng ta thấy được thực tế trình độ và kỹ năng nghề của người lao động qua đào tạo tại trường.
- Các kiến thức và kỹ năng mà doanh nghiệp quan tâm để đào tạo đội ngũ lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Câu hỏi mở nhằm lấy ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
2.3.3.2. Kết quả xử lý mẫu
Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng đào tạo nghề. Kết quả đánh giá khách quan từ phía
người sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động là sinh viên của trường:
Bảng 2.16: Điểm đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp
Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo % ý kiến người trả lời)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
TB
1 2 3 4 5
1 Kiến thức chuyên môn nghề 3,35 - 2,5 60 37,5 - 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3,32 - 7,5 52,5 40 -
3 Kỹ năng tiếp cận thiết bị, công
nghệ mới 3,3 - 2,5 67,5 27,5 2,5
4 Kỹ năng làm việc nhóm 2,9 - 17,5 75 7,5 -
5 Kỹ năng giao tiếp 2,5 2,5 50 42,5 5 -
6
Khả năng chủ động sáng tạo trong công việc (Kỹ năng giải quyết vấn đề)
2,57 - 42,5 57,5 - -
7 Khả năng ngoại ngữ, tin học 1,9 25 60 15 - -
8 Khả năng văn nghệ, thể thao,
kiến thức xã hội 3,23 - 7,5 62,5 30 -
9
Phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành nội quy kỹ luật của cơ quan
3,68 - 2,5 27,5 70 -
10 Tác phong làm việc, cách ứng xử
với mọi người. 3,48 - - 52,5 47,5 -
(Nguồn từ các phiếu khảo sát ý kiến doanh nghiệp)
Điểm trung bình cho các tiêu chí dao động từ 1,90 điểm đến 3,68 điểm, cho thấy đánh giá khách quan của phía doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo chỉ đạt từ mức yếu đến mức trung bình khá.
- Đánh giá thấp nhất là khả năng ngoại ngữ, tin học vơi 1,90 điểm, cụ thể có 25% rất không hài lòng, 60% không hài lòng và chỉ có 15% tương đối hài lòng. Tiếp đến là kỹ năng giao tiếp được đánh giá ở mức trung bình với 2,50 điểm, cụ thể có 2,5% đánh giá ở mức rất không hài lòng, 50% không hài lòng, có 42,5% đánh giá ở mức tương đối hài lòng và 5% ở mức hài lòng. Còn khá nhiều doanh nghiệp đánh giá các tiêu chí ở mức thấp. Đặc biệt có 2,5% doanh nghiệp đánh giá kỹ năng giao tiếp và 25% doanh
nghiệp đánh giá khả năng ngoại ngữ của người lao động là học sinh của trường ở mức rất thấp.
- Về khả năng phối hợp làm việc nhóm và khả năng chủ động sáng tạo trong công việc cũng được đánh giá ở mức trung bình với số điểm là 2,57 và 2,90.
- Kiến thức lý thuyết chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề của người lao động được đánh giá chung ở mức độ trung bình khá với số điểm 3,35 và 3,32. Cụ thể có 2,5% doanh nghiệp không hài lòng, 60% tương đối hài lòng và và 37,5% hài lòng với kiến thức chuyên môn của người lao động. Có 7,5% doanh nghiệp không hài lòng, 52,5% tương đối hài lòng và 40,0% hài lòng với kỹ năng thực hành nghề của người lao động.
- Về kỹ năng tiếp cận thiết bị công nghệ mới được đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm là 3,30. Điều này cho thấy việc đầu tư trang thiết bị cho dạy học được nhà trường chú trọng và phù hợp với thực tiễn hiện nay. Cụ thể có 2,5% đánh giá ở mức không hài lòng, 67,5% đánh giá ở mức tương đối hài lòng, 27,5% ở mức hài lòng và 2,5% đánh giá rất hài lòng.
- Các tiêu chí khác như: Khả năng văn nghệ, thể thao, kiến thức xã hội; phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành nội quy kỹ luật của cơ quan; tác phong làm việc, cách ứng xử với mọi người được đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm từ 3,23 đến 3,68.
Đa số các doanh nghiệp được hỏi đều quan tâm nhiều đến kỹ năng giao tiếp và khả năng ngoại ngữ của người lao động. Việc trang bị cho học sinh kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề là điều kiện cần thiết, nhưng trong quá trình đào tạo nhà trường cần chú ý đào tạo các kỹ năng mềm cho người học.
Có rất ít doanh nghiệp cho rằng các học sinh tốt nghiệp các trường có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng đào tạo nghề.
Qua các câu hỏi mở về việc nhà trường cần đào tạo thêm cho người học những kỹ năng nào, đa số các doanh nghiệp đều yêu cầu nhà trường đào tạo cho người học về kỹ năng giao tiếp và giao tiếp ngoại ngữ, đồng thời doanh nghiệp đề xuất ý kiến là nhà trường tạo điều kiện cho các em đi thực tế nhiều hơn để giúp các ep có được khả năng giao tiếp và phục vụ khách. Điều này cho thấy việc giao tiếp và đặc biệt là giao tiếp
với khách nước ngoài của người lao động còn quá yếu, từ đó giúp nhà trường thấy được cần đào tạo thêm kỹ năng và kiến thức gì thêm trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
Như vậy, kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của những học sinh sau khi tốt nghiệp xét trên cả góc độ khách quan là doanh nghiệp và chủ quan là người được đào tạo cho thấy chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà trường cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.