lịch Nha Trang. Nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của nghề được đào tạo so với nhu cầu việc làm, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp theo các yếu tố.
+ Học sinh sinh viên đang học kỳ cuối tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang. Nhằm mục đích đánh giá các hoạt động học tập trên lớp và xưởng thực hành nghề. + Doanh nghiệp sử dụng lao động là HS do trường đào tạo. Nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của nghề được đào tạo so với nhu cầu việc làm, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp theo các yếu tố.
- Phương pháp điều tra: Để thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi ngẫu nhiên.
- Nội dung điều tra: Trên cơ sở nội dung các tiêu chí sử dụng để đánh giá chất lượng đào tạo nghề (đã nêu trong chương 1), tác giả đã xây dựng các phiếu khảo sát (phụ lục 1), tập trung vào các tiêu chí:
+ Mục tiêu đào tạo
+ Mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình đào tạo + Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
+ Hình thức đào tạo và phương pháp giảng dạy
+ Công tác xây dựng cơ sở vật chất; nguồn tài chính cho đào tạo + Đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Công tác quản lý học sinh
+ Chất lượng công việc mà học sinh đang thực hiện tại các doanh nghiệp + Các ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
2.3.2. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại trường thông qua khảo sát học sinh sinh viên sinh viên
Học viên học nghề là nhân tố có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Nhận thức, ý thức, trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian…của bản thân học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề.
2.3.2.1. Mô tả mẫu
Tác giả tiến hành điều tra trên hai đối tượng học sinh sinh viên:
- Học sinh đang học kỳ cuối với số lượng 70 phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 70, tổng số phiếu thu hồi là 70, số phiếu không hợp lệ là 0 (Phụ lục 1: phiếu hỏi 1)
- Học sinh đã tốt nghiệp với số lượng 130 phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 150, tổng số phiếu thu hồi là 140, số phiếu không hợp lệ là 10. (Phụ lục 1: phiếu hỏi 2)
Sau quá trình điều tra, khảo sát, thống kê và phân tích tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
2.3.2.2. Kết quả xử lý mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý mẫu.
a. Đánh giá hoạt động học tập trên lớp
Bảng 2.12: Đánh giá của học sinh kỳ cuối đối với hoạt động học tập trên lớp Tỷ lệ đánh giá theo mức độ (%)
TT Nội dung Điểm
TB 1 2 3 4 5
1 Phương pháp giảng dạy
của giáo viên 3,54 - 2,86 40 57,14 -
2 Nội dung kiến thức trong
các buổi học 3,61 - 2,86 37,14 55,71 4,29 3 Trình tự sắp xếp môn học 3,28 - 14,29 48,57 31,43 5,71 4 Các phương tiện hỗ trợ dạy học 4,25 - - 17,14 40 42,86 5 Mức độ cập nhật thông
tin mới trong bài học 3,68 - 2,86 27,14 68,57 1,43 6 Môi Trường học tập,
chất lượng giảng đường 4,27 - 1,43 20 28,57 50 7 Mục tiêu đào tạo của
trường có phù hợp với khả năng nhận thức của người học 3,75 - 1,43 32,86 54,29 11,43 8 Chất lượng giáo trình và tài liệu học tập 3,61 - - 47,14 44,29 8,57
Kết quả đánh giá được thực hiện theo cách tính điểm bình quân gia quyền với 5 mức điểm như sau:
- 1 điểm: Rất không hài lòng - 2 điểm: Không hài lòng - 3 điểm: Tương đối hài lòng - 4 điểm: Hài lòng
- 5 điểm: Rất hài lòng
Đánh giá khách quan từ phía người học về các hoạt động học tập trên lớp chỉ ở mức tương đối hài lòng và hài lòng, kết quả từ bảng 2.12 cho thấy:
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên được đánh giá ở mức tương đối hài lòng, với số điểm là 3,54. Cụ thể có 2,86% học sinh đánh giá ở mức độ không hài lòng, 40% đánh giá với mức độ tương đối hài lòng, 57,14% đánh giá với mức độ hài lòng. Cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên là chưa tốt, chưa áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại vào hoạt động dạy học, giáo viên còn dùng nhiều phương pháp truyền thống, chưa phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Nội dung kiến thức trong các buổi học, mức độ cập nhật thông tin mới vào bài học của giáo viên được học sinh đánh giá ở mức tương đối hài lòng với số điểm trung bình lần lược là 3,61 và 3,68. Điều này chứng tỏ việc đầu tư vào bài giảng của giáo viên là chưa cao, chưa chú trọng nhiều vào việc nghiên cứu để tìm kiếm thông tin mới phù hợp với thực tiễn xã hội phục vụ công tác giảng dạy của mình.
- Hai yếu tố được học sinh đánh giá cao là các phương tiện hỗ trợ dạy học và môi trường học tập và chất lượng giảng đường với số điểm trung bình là 4,25 và 4,27. Cụ thể:
+ Có 17,14% học sinh đánh giá ở mức độ tương đối hài lòng, 40% đánh giá với mức độ hài lòng và 42,86% đánh giá với mức độ rất hài lòng, không học sinh nào không hài lòng về phương tiện hỗ trợ cho công tác dạy học.
+ Chỉ có 1,43% học sinh đánh giá ở mức độ không hài lòng, 20% đánh giá với mức độ tương đối hài lòng, 28,57% đánh giá với mức độ hài lòng và 50% đánh giá với mức độ rất hài lòng về môi trường học tập và chất lượng giảng đường. Điều này cho thấy nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và tạo một môi trường tôt cho việc học của học sinh sinh viên.
- Trình tự sắp xếp môn học chưa thật hợp lý, với kết quả đánh giá của học sinh ở mức tương đối hài lòng với số điểm trung bình là 3,28.
- Mục tiêu đào tạo của trường được đánh giá là phù hợp với nhận thức của người học với số điểm là 3,75. Đây là điều nhà trường cần chú ý để thực hiện công tác xác định mục tiêu cho từng đối tượng tham gia học tập tại trường.
- Giáo trình và tài liệu học tập được đánh giá ở mức tương đối hài lòng. Tài liệu học tập chủ yếu là bài giảng của giáo viên tự biên soạn cung cấp cho học sinh, nhà trường chưa có tài liệu phục vụ cho việc học của học sinh sinh viên.
b. Đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
Bảng 2.13: Điểm đánh giá của học sinh kỳ cuối đối với hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
Tỷ lệ đánh giá theo mức độ (%)
TT Nội dung Điểm
TB 1 2 3 4 5
1 Sự cân đối giữa số giờ học lý thuyết và số giờ học thực hành
3,28 - 12,86 45,71 41,43 -
2 Những kĩ năng cơ bản về
nghề bạn nhận được 3,58 - 2,86 38,57 55,71 2,86 3 Cơ sở vật chất, trang thiết
bị thực hành 4,41 - - 15,71 27,14 57,14
4 Sự phù hợp giữa nội dung thực hành nghề và mục tiêu đào tạo nghề
3,7 - - 37,14 55,71 7,14
(Nguồn từ các phiếu khảo sát ý kiến học sinh đang học kỳ cuối)
Đối với các hoạt động rèn luyện kỹ năng tại các phòng thực hành nghề được đánh giá như sau: nội dung thực hành nghề chưa phù hợp lắm với mục tiêu đào tạo nghề, chỉ tiêu này được học sinh đánh giá ở mức tương đối hài lòng với số điểm trung bình là 3,7. Việc phân bổ số giờ học lý thuyết chưa cân đối với số giờ thực hành rèn luyện kỹ năng nghề nên người học chưa nhận được các kỹ năng cơ bản về nghề mình theo học. Nhà trường cần rà soát lại các môn học, phân bố lại thời gian học lý thuyết và thực hành nghề phù hợp hơn cho người học và thực tiễn.
Tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực hành nghề được đánh giá cao với số điểm là 4,41. Cụ thể có 15,71% đánh giá ở mức tương đối hài lòng, 55,71 đánh giá ở mức hài lòng và 7,14 đánh giá ở mức rất hài lòng. Điều này cho thấy nhà trường đã rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học.
c. Đánh giá mức độ phù hợp của nghề đào tạo so với nhu cầu việc làm
Xét mức độ phù hợp của ngành nghề đào tạo so với nhu cầu việc làm, tỷ lệ học sinh có việc làm đúng ngành nghề hay nói cách khác là mức độ phù hợp của nghề được đào tạo so với nhu cầu việc làm hiện tại.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo ngày càng cao, điều này cho thấy việc đào tạo ngày càng gần với thực tế hơn, góp phần cải thiện chất lượng đào tạo.
Để đánh giá mức độ phù hợp giữa nghề được đào tạo với việc làm, tác giả tiến hành điều tra học sinh đã tốt nghiệp về việc học sinh sau khi ra trường có làm đúng chuyên ngành mà họ đã theo học.
Bảng 2.14: Đánh giá sự phù hợp của nghề đào tạo với việc làm
Mức độ phù hợp Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Có 105 80.77
Không 25 19.23
Tổng cộng 130 100.00
(Nguồn từ các phiếu khảo sát ý kiến học sinh đã tốt nghiệp)
Theo kết quả điều tra, phần lớn người lao động được phỏng vấn cho rằng chuyên môn kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại (80,77%. Đây là một dấu hiệu khả quan của chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ tính trên những người đã có việc làm mà chưa kể đến những người chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, đào tạo nghề thường mang tính đặc thù, phạm vi nghề được đào tạo thường rất hẹp, gói gọn trong một nghề cụ thể. Những người học nghề nếu không được làm đúng nghề thì khả năng tận dụng những kiến thức đã học vào những công việc khác thường rất thấp, nên tỷ lệ 19,23% người được đào tạo làm không đúng chuyên môn vẫn là một con số đáng kể.
d. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo
Theo kết quả điều tra học sinh tại đã tốt nghiệp, cho thấy kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại. Đây là một dấu hiệu khả quan của chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ tính trên những người đã có việc làm mà chưa kể đến những người chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Bảng 2.15: Điểm đánh giá của người lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tại doanh nghiệp
Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo % ý kiến người trả lời)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
TB
1 2 3 4 5
1 Kiến thức chuyên môn nghề 3,6 - 2.31 40.00 53.08 4.62 2 Kỹ năng thực hành/tay nghề 3,6 - 3.08 41.54 47.69 7.69
3 Kỹ năng tiếp cận thiết bị, công
nghệ mới 3,44 - 5.38 51.54 36.92 6.15
4 Kỹ năng làm việc nhóm 3,38 - 9.23 49.23 35.38 6.15 5 Kỹ năng giao tiếp 3,15 - 17.69 53.85 23.85 4.62
6
Khả năng chủ động sáng tạo trong công việc (Kỹ năng giải quyết vấn đề)
3,18 - 10.00 64.62 23.08 2.31
7 Khả năng ngoại ngữ, tin học 2,73 - 44.62 40.77 11.54 3.08
8 Khả năng văn nghệ, thể thao,
kiến thức xã hội 3,59 - 9.23 29.23 54.62 6.92
9
Phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành nội quy kỹ luật của cơ quan
3,99 - 0.77 16.15 66.15 16.92
10 Tác phong làm việc, cách ứng
xử với mọi người. 3,95 - 1.54 20.00 60.00 18.46
(Nguồn từ các phiếu khảo sát ý kiến học sinh đã tốt nghiệp)
Số liệu bảng 2.15 cho thấy, đánh giá chủ quan từ chính những người được đào tạo về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của họ cao hơn so với đánh giá của các doanh nghiệp nhưng sự chênh lệch này không lớn. Điểm trung bình cho các tiêu chí dao động từ 2,73 điểm đến 3,99 điểm.
Kết quả đánh giá của người lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc tương đối thống nhất với đánh giá của các doanh nghiệp xét về mặt xu hướng. Tiêu chí về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề cũng được đánh giá cao với số điểm 3,6.
Khả năng ngoại ngữ tin học, kỹ năng giao tiếp, khả năng chủ động sáng tạo được đánh giá thấp nhất. Tuy nhiên số điểm có sự chênh lệch với đánh giá của doanh
nghiệp, trong khi doanh nghiệp đánh giá thấp với số điểm là 1,9; 2,5 và 2,57 thì bản thân người lao động đánh giá với số điểm là với số điểm lần lượt là 2,73 ; 3,15; 3,18. Đây là các tiêu chí thiên về định tính nên có thể lý giải sự khác biệt này do bản thân người được đào tạo thường có cái nhìn lạc quan hơn về khả năng của mình và sự khác biệt này là hợp lý và chấp nhận được.