Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 44)

2.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định

Có 3 phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề: Đánh giá chất lượng đào tạo qua kết quả thi cử, đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc đánh giá quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo qua người sử dụng. Để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường thì cần phải kết hợp cả ba phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo trên, từ đó tìm ra các định hướng, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá quá trình đào tạo kết hợp với phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo qua người sử dụng. Đặc biệt, tác giả bám sát vào “Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường nghề theo Quyết định 02/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 17/01/2008” để đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang.

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tiêu chí kiểm định chất lường đào tạo nghề HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT

LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Mục tiêu và nhiệm vụ của Trường 7. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ 8. Quản lý tài chính 9. Các dịch vụ cho người học 2. Tổ chức và quản lý 3. Hoạt động dạy và học 4. Giáo viên và cán bộ quản lý 5. Chương trình, giáo trình 6. Thư viện

2.2.2. Đánh giá mục tiêu và nhiệm vụ của trường

Để công tác đào tạo đi đúng hướng nhà trường cần xác định rõ ràng mục tiêu và nhiệm vụ của mình, mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của trường, là cái đích mà nhà trường hướng đến.

2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo đến năm 2020 a. Mục tiêu chung

Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện mô hình “Trường Khách sạn” chất lượng cao và Trung tâm thẩm định tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) của ngành du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Truyền thụ kiến thức tổng hợp và rèn luyện kỹ năng thực hành thích ứng với tình hình phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới trong hoạt động du lịch. Hội nhập với tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới, đồng thời phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong hoạt động du lịch.

- Xây dựng và nâng cấp một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự đầu tư của Nhà nước, xây dựng trường có đủ công năng hoạt động của một trường cao đẳng nghề du lịch, bảo đảm các yếu tố cần thiết cho việc đào tạo nghề chất lượng cao của ngành du lịch Việt Nam.

- Đầu tư nâng cao trình độ giảng viên và giáo viên. Đa dạng hoá sử dụng, có chính sách khuyến khích giảng viên và giáo viên học tập tự nâng cao trình độ để dạy nhiều môn học, nhiều cấp học. Có kế hoạch đào tạo chuyển đổi giáo viên tiếng anh học chuyên ngành thứ 2 phù hợp với yêu cầu đào tạo chuyên môn du lịch. Đồng thời tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo, bảo đảm hiệu quả hoạt động của trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cả trước mắt và lâu dài.

- Thực hiện các phương thức đào tạo bao gồm: chính quy tập trung, vừa làm vừa học với nhiều loại hình đào tạo ngắn hạn, dài hạn và bồi dưỡng nâng cao, để từng bước góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, tài nguyên du lịch của các vùng trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Truyền thụ cho người học kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, xây dựng con người lao động mới phục vụ nhu cầu phát triển của ngành du lịch, có phẩm chất, ý chí, có năng lực chủ động sáng tạo, có phong cách phục vụ và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để thích ứng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngành du lịch và đất nước.

Phấn đấu đến năm 2020, phát triển trường toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng đào tạo của trường được nâng cao toàn diện. Nâng cấp trường thành Học viện Du lịch Nha Trang; triển khai đào tạo các bậc trình độ: đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; các lớp bồi dưỡng, ngắn hạn đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ cả về số lượng, chất lượng và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

b. Mục tiêu cụ thể

Để phấn đấu đến 2020, nâng cấp trường thành Học viện Du lịch Nha Trang nhà trường đã đề ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Mục tiêu phát triển của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2015-2020

Năm Chỉ tiêu

2015 2020

1. Đội ngũ giảng viên (người) 100 150

- Tiến sĩ 3 15

- Thạc sĩ 32 82

2. Số chuyên ngành đào tạo (bậc)

- Bậc sơ cấp nghề 26 26

- Bậc trung cấp 12 20

- Bậc cao đẳng 10 15

- Bậc đại học - 3

3. Quy mô đào tạo (số học sinh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bậc sơ cấp nghề 600 1.500

- Bậc trung cấp 1.000 3.000

- Bậc cao đẳng 2.400 3.000

- Bậc đại học 300

4. Chương trình đào tạo (Bộ GD&ĐT)

- Cấp khu vực ASEAN 03 06

- Cấp độ quốc tế 01 03

5. Chất lượng đào tạo

Sinh viên ra trường có 90% có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo

Sinh viên ra trường có 95% có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo

6. Cơ sở vật chất

Đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm theo chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế

Hoàn thiện cơ sở vật chất tại cơ sở 2, tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm theo chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế

2.2.2.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của trường được quy định rõ ràng theo các quyết định số 481/QĐ- TCDL của Tổng Cục Du Lịch do Tổng cục trưởng Võ Thị Thắng ký ngày 28/09/2006, Quyết định số 1518/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi ký ngày 21/11/2011, quyết định số: 689/QĐ-BVHTTDL của Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, ngày 27 tháng 02 năm 2012. Điển hình:

- Quyết định số 481/QĐ-TCDL của Tổng Cục Du Lịch do Tổng cục trưởng Võ Thị Thắng ký ngày 28/09/2006 quy định nhiệm vụ của trường:

+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và thấp hơn về lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến du lịch;

+ Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ phát triển du lịch của địa phương và ngành du lịch; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Quyết định số 1518/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi ký ngày 21/11/2011, quy đinh nhiệm vụ của trường:

+ Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định;

+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doang, dịch vụ và người lao động.

+ Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Nhận xét:

Mục tiêu và nhiệm vụ của trường được quy định cụ thể, được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch phê duyệt và công bố công khai theo các quyết định đã nêu. Trong mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu định hướng vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, của xã hội. Tuy nhiên, với các mục tiêu cụ thể mà nhà trường đưa ra là quá cao so với năng lực thực có hiện nay, để phấn đấu đạt được mục tiêu đã đề ra quả là rất khó khăn. Nguyên nhân do khi đề ra mục tiêu, nhà trường chưa bám sát với các nguồn lực của mình như số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; thực trạng về kinh tế xã hội của tỉnh nhà; cơ chế chính sách đối với giáo viên dạy nghề.

2.2.3. Đánh giá công tác tổ chức và quản lý

Công tác tổ chức quản lý là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của trường, là điều kiện tiền đề để trường thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo đã đề ra. Công tác tổ chức quản lý bao gồm cả việc sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động của nhà trường; việc quy định chức năng nhiệm vụ cho mỗi bộ phận; việc xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã đề ra của mỗi bộ phận.

2.2.3.1. Hệ thống văn bản về tổ chức, quản lý

Nhà trường có đầy đủ hệ thống các văn bản quy định về tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp và theo quy định của Nhà nước, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của trường. Thành lập các hội đồng trường (hội đồng tuyển sinh, hội đồng thi đua khen thưởng, …), các phòng chức năng, các khoa phù hợp với cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo, có phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, các bộ phận thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Đồng thời được nhà trường thường xuyên rà soát bổ sung và điều chỉnh. Cụ thể như sau:

- Quyết định số 30A/QĐ – TCDLNT do Hiệu trưởng ký, về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang căn cứ vào các quyết định:

+ Quyết định số 742/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Tổ chức Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quyết định số 2920/QĐ-BVHTTDL ngày 01/07/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang.

+ Quyết định số 24/2000/QĐ-BGDDT ngày 11/07/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường Trung học chuyên nghiệp.

- Quyết định số 103A/QĐ – CĐNDLNT do Hiệu trưởng ký, về việc ban hành Quy chế làm việc của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang căn cứ vào các quyết định:

+ Quyết định số 1518/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/11/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang.

+ Quyết định số 689/QĐ-BVHTTDL ngày 27/02/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang.

+ Quyết định số 2989/QĐ-BVHTTDL ngày 02/08/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch.

Nhận xét: Nhà trường có đầy đủ hệ thống các văn bản quy định về tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp và theo quy định của Nhà nước, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của trường. Chức năng và nhiệm vụ được rà soát hàng năm, tuy nhiên chưa được toàn thể cán bộ và giáo viên nhiệt tình tham gia góp ý và đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý a. Cơ cấu tổ chức của Trường

b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Ban giám hiệu nhà trường:

- Hiệu trưởng: Tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.

- Các hội đồng tư vấn của trường:

+ Hội đồng thẩm định: giúp hiệu trưởng thẩm định chương trình, giáo trình dạy nghề của trường.

+ Hội đồng tư vấn khác: giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc liên quan.

Các phòng chức năng: 05 phòng chức năng:

- Phòng Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Hiệu Trưởng tổ chức thực hiện các công tác quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, tài sản theo đúng quy định; xây dựng kế họach tuyển dụng, quy hoạch, bố trí sắp xếp công việc, bồi dưỡng, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ...; đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ nhân viên, thực hiện các chế độ về lao động - tiền lương và các chế độ khác đối với người lao động theo quy định; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cán bộ, viên chức thực hiện kế hoạch công tác, thực hiện chức năng nhiệm vụ, thực hiện nội quy - quy chế của trường và luật pháp của nhà nước.

- Phòng đào tạo: Tham mưu, giúp Hiệu Trưởng tổ chức thực hiện các công tác lập kế hoạch chiến lược về phát triển đào tạo theo chỉ tiêu được Bộ giao; công tác tuyển sinh và tốt nghiệp; công nhận và cấp bằng, chứng chỉ đào tạo; xây dựng và quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo vụ hàng năm; công tác đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo; công tác tổ chức và quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển (số lượng và chất lượng) đội ngũ giáo viên; quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định; kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của các khoa, trung tâm và

định kỳ báo cáo hiệu trưởng; đề xuất thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đào tạo.

- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu, giúp hiệu trưởng tổ chức thực hiện các công tác: xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch tài chính; quản lý các nguồn thu; tổ chức công tác thu học phí và các khoản lệ phí khác theo đúng quy định; thực hiện các chính sách miễn giảm học phí, học bổng, trợ cấp xã hội cho học sinh - sinh viên theo đúng quy định; thực hiện kịp thời các thông tin, báo cáo kế hoạch tài chính theo đúng quy định, xây dựng và quản lý kế hoạch xây dựng cơ bản; kiểm tra, giám sát và theo dõi chất lượng các công trình xây dựng cơ bản.

- Phòng công tác chính trị và quản lý học sinh – sinh viên: Tham mưu, giúp

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 44)