Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác dạy và học

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 97)

3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển sinh

Để thực hiện tốt công tác tuyển sinh, trước tiên nhà trường cần xác định được nhu cầu đào tạo. Hiện nay việc xác định nhu cầu đào tạo của trường dựa vào phương pháp nội suy thông tin từ những năm trước, nhu cầu lao động trên địa bàn. Tuy nhiên, cách xác định như vậy thường dẫn đến tỷ lệ sai số nhất định trong số lượng tuyển sinh nói chung, trong kết cấu từng nghề đào tạo nói riêng.

Trong thời gian tới, nhà trường tổ chức lại bộ máy tuyển sinh cho chuyên nghiệp, bài bản; đồng thời bổ sung, ban hành đồng bộ các cơ chế quản lý, khuyến khích để nâng cao hiệu quả và tạo động lực tích cực cho công tác tuyển sinh;

Nhà trường cần kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực tế nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp mỗi năm một lần để có định hướng xác định nhu cầu tuyển sinh và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cho phù hợp.

Nhà trường có thể sử dụng các hình thức điều tra khảo sát sau: - Tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp

- Phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động

- Cử cán bộ đi tham quan học tập tại các đơn vị sản xuất

- Gửi phiếu điều tra khảo sát đến các doanh nghiệp: Nội dung của phiếu điều tra phải thể hiện đầy đủ các yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng lao động, thể

hiện được sự khác biệt về nhu cầu sử dụng lao động giữa các ngành nghề khác nhau, các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Từ đó nhà trường có định hướng điều chỉnh nội dung, kết cấu chương trình cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Mặt khác, cần tổ chức quảng cáo nâng cao hình ảnh nhà trường, giới thiệu quy mô, ngành nghề đào tạo rộng rãi hơn đến các trường trung học phổ thông để cải thiện công tác tuyển sinh.

Hiện nay nhà trường đã tiến hành đã tiến hành tổ chức các buổi giao lưu với các Trường Trung học phổ thông để giới thiệu về trường, đồng thời tư vấn cho các em về ngành nghề, hình thức này đã dần cải thiện công tác tuyển sinh của trường nên cần được tiếp tục phát huy. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với các trường trung học, đưa những cá nhân thành đạt trong nghề, đặc biệt là cựu HS của trường cũng như những người thành công mà chưa qua ngưỡng cửa ĐH đến để để các em có cái nhìn toàn diện về ngành nghề mình sẽ lựa chọn

Việc giới thiệu nhà trường qua các phương tiện thông tin đại chúng chưa rộng rãi, cần phát huy hơn nữa. Ngoài ra, nhà trường nên tổ chức phát tờ rơi đến học sinh và người dân để học biết nhiều thông tin về công tác tuyển sinh của trường.

3.2.3.2. Tăng cường việc đa dạng hóa các phương thức và hình thức đào tạo

Xã hội và khoa học phát triển, tuổi thọ con người nâng cao thì nhu cầu học tập của con người ngày càng cao, đa dạng hơn. Học tập góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các tệ nạn, tạo sự ổn định và phát triển cho xã hội. Do vậy, nhà trường cần, đa dạng hóa loại hình đào tạo theo phương thức không chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân trong khu vực và xã hội. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp, tập trung đối tượng người học là học sinh tốt nghiệp PTTH, nhà trường còn hướng tới các đối tượng đang công tác tại các đơn vị cơ sở có nhu cầu học để nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, kĩ năng để hỗ trợ cho công việc. Vì vậy, để đáp ứng mong muốn của người học nhà trường nên mở rộng các phương thức và hình thức đào tạo:

- Cần tìm ra nguyên nhân vì sao phương thức đào tạo theo đơn đạt hàng của các doanh nghiệp chỉ có tuổi thọ ngắn, chỉ 1 khóa với 15 học viên để tìm ra giải pháp nhằm tiếp tục đào tạo theo hình thức này.

- Đào tạo văng bằng 2 (hệ vừa học vừa làm) cho trình độ cao đẳng. Văn bằng thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp cao đẳng, sau

khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo cao đẳng của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội. Hình thức này được thực hiện theo các phương thức giáo hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học

- Đào tạo liên thông lên cao đẳng: dành cho các đối tượng học sinh hệ trung cấp nghề có cơ hội bổ sung kiến thức và vẫn được cấp bằng CĐN sau khi hoàn thành chương trình liên thông.

3.2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học

Quá trình dạy học bao gồm hai quá trình: quá trình dạy và quá trình học. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy bao gồm việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh.

a. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Chuyển đổi mạnh mẽ từ dạy kiến thức là chủ yếu sang phương pháp khai thác thông tin, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng là chủ yếu.

Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cần tập trung vào một số nội dung: - Áp dụng phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm”, là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa thuyết giảng và đối thoại với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, độc lập, sáng tạo của người học. Các phương pháp như: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm…

- Khuyến khích học sinh viết bài tiểu luận tương ứng với các học phần giúp các em làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Động viên tiến tới bắt buộc giáo viên sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại trong giờ dạy, soạn giáo án điện tử nhằm tăng lượng kiến thức, kích thích tinh thần học tập của học sinh.

- Hàng năm khuyến khích giáo viên thiết kế các mô hình học cụ phục vụ giảng dạy thực hành. Khi giảng dạy thực hành hạn chế nhắc lại lý thuyết để thời gian rèn luyện kỹ năng của học sinh được đảm bảo.

- Nhà trường cần bố trí số học sinh khi tham gia thực hành vừa đủ để các em được tham gia thực hành thường xuyên, từ đó hình thành được các kỹ năng nghề.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Thường xuyên họp tổ bộ môn để trao đổi các phương pháp giảng dạy có hiệu quả.

- Tổ chức dự giờ giáo viên để đánh giá chất lượng giảng dạy.

- Mời các doanh nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia giảng dạy các môn thực hành nghề nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm việc khi tốt nghiệp.

- Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học và kỹ năng cho sinh viên dưới nhiều hình thức như mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các buổi thảo luận hoặc sinh hoạt theo chủ đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đổi mới phương pháp học tập

Đổi mới phương pháp học của học sinh cần tập trung vào một số nội dung: - Nhà trường cần định hướng mục đích và động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên. - Tạo môi trường học tập và nghiên cứu cho sinh viên với các hoạt động như: sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên và cơ hội việc làm, tạo môi trường cho sinh viên tham gia vào công việc thực tế tại các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức các khóa học hoặc thảo luận chuyên đề về các vấn đề liên quan đến quá trình học tập như phương pháp nghe giảng trên lớp, phương pháp tự học, cách thức đọc và ghi chép tài liệu... nâng cao năng lực học trên lớp và năng lực tự học

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông. Đặc biệt, với ngành du lịch cần trang bị cho học sinh nhiều hơn nữa kiến thức và kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ. Nhà trường nên tăng thời gian học ngoại ngữ chuyên ngành, đổi mới phương pháp học ngoại ngữ, đưa giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy ngoại ngữ.

- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm trong học tập. Rèn luyện tính chủ động sáng tạo, giúp học sinh phát hiện và giải quyết các vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới.

- Tăng thời gian thực hành nghề

- Trang bị phương tiện học tập cả lý thuyết lẫn thực hành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của các môn học trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.

3.2.3.4. Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

- Nhà trường cần xây dựng ngân hàng đề thi cho từng môn học có hệ thống để đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường tổ chức thi dưới hình thức thi trắc nghiệm, hoặc kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận cho các môn lý thuyết để đảm bảo lượng kiến thức đầy đủ. Nội

dung của đề thi trắc nghiệm bao trùm toàn bộ nội dung chương trình, kết cấu câu hỏi gồm phần đánh giá chung và phần đẻ phân loại trình độ nhận thức của học sinh. Số lượng câu hỏi phù hợp với thời gian làm bài.

- Đối với các môn thực hành, để có được kỹ năng thuần thục thì người học phải thường xuyên rèn luyện để hình thành. Do đó ngoài việc đánh giá nội dung từng tiểu kỹ năng cần phải đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 97)