Giới thiệu về tình hình đào tạo nghề của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 38)

2.1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Tourism College

Logo:

Địa chỉ: số 02 – đường Điện Biên Phủ - Phường Vĩnh Hòa – Thành Phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 058.3551.777, 058.3551.567 ; Fax: 058.3551.938 Email: daotao@ntc.edu.vn Website: http://ntc.edu.vn

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang nằm trên một mặt bằng khu đất rộng 4 ha trên trục đường Điện Biên Phủ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang, cách bờ biển 500 mét, đây là vị trí đẹp của thành phố biển Nha Trang và là một môi trường học lý tưởng, trong lành, có vị trí tầm nhìn chiến lược về phát triển kinh tế xã hội cũng như mạng lưới giao thông của thành phố biển.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang được nâng cấp từ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang, quá trình hình thành và phát triển được chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang (2006 – 2010)

+ Trường Trung cấp Du lịch Nha Trang được thành lập ngày 19/6/2006, do Tổng Cục du lịch quản lý nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến năm 2008 trường mới đi vào hoạt động và tuyển sinh khóa đầu tiên với số lượng 150 học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp và 100 học sinh hệ trung cấp nghề. Trong những năm này trường chưa có cơ sở riêng phải thuê địa điểm để phục vụ công tác giảng dạy tại Trường Đại Học Dự Bị số 46 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang.

+ Đến tháng 10/2009 trường đã đưa vào sử dụng một số hạng mục như khối nhà thực hành 4 tầng (Nhà B) với các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, khối giảng đường 02 tầng (Nhà C) với quy mô hơn 400 chỗ ngồi và khối hiệu bộ 05 tầng (Nhà A) là nơi làm việc của các phòng/khoa chức năng điều hành trường.

Ngay từ năm học 2009 - 2010 trường đã tổ chức nhiều hội thảo cấp trường để phát huy trí tuệ tập thể phục vụ cho việc xây dựng chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

- Giai đoạn hình thành và phát triển Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang (từ sau năm 2011).

+ Đến ngày 21/11/2011 trường nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, theo quyết định số: 1518/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

+ Trong năm 2011 trường đã hoàn thành khối nhà D, dùng làm thư viện và trung tâm ngoại ngữ tin học. Đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng khối giảng đường và ký túc xá. Tháng 11 năm 2012 khối giảng đường (Nhà E) với 50 phòng học lý thuyết đã hoàn thành và đưa vào giảng dạy trong năm học 2012 – 2013. Đến nay khu ký túc xá của trường với 500 chỗ, Trung tâm thẩm định Kỹ năng nghề Du lịch Viêt Nam với các trang thiết bị dạy thực hành đạt chuẩn do dự án EU tài trợ trị giá 115,5 ngàn EURO đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

+ Năm học 2012 – 2013 nhà trường bắt đầu tuyển sinh hệ cao đẳng nghề đầu tiên, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Nhà trường coi quốc tế hoá là một con đường

cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đạt chuẩn quốc tế. Đào tạo giảng viên về chuyên môn, ngoại ngữ và đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy được coi là hai giải pháp chiến lược quan trọng nhất. Nhà trường đang tích cực và chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng, các dự án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế sử dụng giáo trình quốc tế với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường a. Chức năng

- Đào tạo bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề du lịch, khách sạn, nhà hàng, kế toán doanh nghiệp, thương mại và các nghề dịch vụ kinh doanh khác có liên quan.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh và phục vụ theo ngành đào tạo phù hợp với chính sách và pháp luật hiện hành.

- Thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp và cao đẳng nghề du lịch theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, chịu sự quản lý nhà nước về đào tạo nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước cho hệ thống giáo dục và dạy nghề.

b. Nhiệm vụ:

- Tiến hành xây dựng mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung đào tạo các nghề trình Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo theo đúng chương trình kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện theo qui định của Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề.

- Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề đào tạo của trường, thường xuyên phổ cập kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành du lịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

- Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động của nhà trường, của ngành để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tổ chức biên soạn giáo trình giảng dạy, dịch thuật các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường.

- Tổ chức liên kết, hợp tác, giao lưu quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, đơn vị trong nước theo quy định của nhà nước.

- Tổ chức quản lý đào tạo, kết hợp giảng dạy với thực hành sản xuất kinh doanh để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của giảng viên và sinh viên, học sinh; đồng thời tạo nguồn thu cho trường theo quy chế hoạt động sự nghiệp đào tạo có thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Tình hình đào tạo nghề của trường trong giai đoạn 2010 – 2012.

2.1.2.1. Kết quả đào tạo nghề theo bậc đào tạo.

Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010-2012

ĐVT: người Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) 1. Bậc sơ cấp 50 22,73 150 58,89 15 16,48 100 200 -135 (90,00) 2. Bậc trung cấp 170 77,27 106 41,41 76 83,52 -64 (37,65) -30 (28,30) 3. Tổng số HS, SV đã tốt nghiệp 220 100 256 100 91 100 36 16,36 -165 (64,45)

(Nguồn phòng đào tạo)

Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy, số học viên tốt nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 36 học sinh tương đương tăng 16,36%, trong đó bậc sơ cấp tăng 100 học sinh tương đương tăng 200% nguyên nhân do năm 2011 có chính sách nhà nước ban hành khi tham gia làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải có chứng chỉ, trong khi đó bậc trung cấp lại giảm 64 học sinh tương đương giảm 37,65%

là do công tác tuyển sinh của trường chưa được thực hiện tốt. Tổng số học sinh tốt nghiệp năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 165 học sinh tương đương giảm 64,45%, trong đó bậc sơ cấp giảm 135 học sinh tương đương giảm 90%, bậc trung cấp lại giảm 30 học sinh tương đương giảm 28,30%. Điều này cho thấy công tác tuyển sinh chưa tốt, số lượng học sinh đăng ký vào học tại trường ngày càng giảm. Mặt khác, số sinh viên bỏ học ở năm thứ hai là khá cao, dẫn đến số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp hơn nhiều so với sinh viên nhập học. Điều này chứng tỏ trong quá trình đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh.

Biểu đồ 2.1. Quy mô học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010- 2012

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo bậc đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010 – 2012

50 170 220 150 106 256 15 76 91 0 50 100 150 200 250 300 2010 2011 2012 Bậc sơ cấp Bậc trung cấp Tổng cộng Năm Số HS

2.1.2.2. Kết quả đào tạo nghề theo ngành nghề đào tạo

Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu học sinh tốt nghiêp theo ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010-2012

ĐVT: người Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) Số HS (+/-) Tỷ lệ (%) 1. Nghiệp vụ lễ tân 33 19,41 29 27,36 16 21,05 -4 -12,12 -13 -44,83 2. Kế toán DN 73 42,94 21 19,81 15 19,74 -52 -71,23 -6 -28,57 3. Nghiệp vụ LHHD 31 18,24 15 14,15 16 21,05 -16 -51,61 1 6,67 4. Nghiệp vụ KS 33 19,41 14 13,21 0 - -19 -57,58 -14 -100,00 5. Quản trị nhà hàng 0 0 27 25,47 29 38,16 27 2 7,41 Tổng số HS, SV đã tốt hệ trung cấp 170 100 106 100 76 100 -64 -37,65 -30 -28,30

(Nguồn phòng đào tạo 2010 - 2012)

Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy, số học viên tốt nghiệp hệ trung cấp năm 2011 giảm so với năm 2010 là 64 học sinh tương đương giảm 37,65%, trong đó ngành giảm mạnh nhất là ngành kế toán doanh nghiệp giảm 52 học sinh tương đương giảm 71,23% nguyên nhân do kinh tế khủng hoảng và ngành kinh tế hiện có nhiều lao động dư thừa và đã bảo hòa, các ngành nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lữ hành hướng dẫn và nghiệp vụ khách sạn đều giảm đáng kể là do công tác tuyển sinh của trường chưa được thực hiện tốt. Tổng số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 30 học sinh tương đương giảm 28,30%, trong đó chỉ có ngành quản trị nhà hàng tăng 2 học sinh, tương đương tăng 7,41%. Số tăng là thấp so với số học sinh giảm ở các ngành, thậm chí ngành nghiệp vụ khách sạn năm 2012 không tuyển được học sinh.

Biểu đồ 2.3: Quy mô học sinh tốt nghiệp theo ngành đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010 – 2012

33 73 31 33 0 170 29 21 15 14 27 106 16 15 16 0 29 76 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2010 2011 2012 Nghiệp vụ lễ tân Kế toán doanh nghiệp Nghiệp vụ LHHD Nghiệp vụ khách sạn Quản trị nhà hàng Tổng số Số HS Năm

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu học sinh tốt nghiệp theo ngành đào tạo Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, năm 2010 - 2012, năm 2010 - 2012

2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang 2.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề 2.2.1. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang

Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cực của tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình đào tạo vận hành trong môi trường nhất định

Có 3 phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề: Đánh giá chất lượng đào tạo qua kết quả thi cử, đánh giá chất lượng đào tạo thông qua việc đánh giá quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo qua người sử dụng. Để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường thì cần phải kết hợp cả ba phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo trên, từ đó tìm ra các định hướng, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp đánh giá quá trình đào tạo kết hợp với phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo qua người sử dụng. Đặc biệt, tác giả bám sát vào “Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường nghề theo Quyết định 02/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 17/01/2008” để đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang.

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tiêu chí kiểm định chất lường đào tạo nghề HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT

LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Mục tiêu và nhiệm vụ của Trường 7. Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ 8. Quản lý tài chính 9. Các dịch vụ cho người học 2. Tổ chức và quản lý 3. Hoạt động dạy và học 4. Giáo viên và cán bộ quản lý 5. Chương trình, giáo trình 6. Thư viện

2.2.2. Đánh giá mục tiêu và nhiệm vụ của trường

Để công tác đào tạo đi đúng hướng nhà trường cần xác định rõ ràng mục tiêu và nhiệm vụ của mình, mục tiêu và nhiệm vụ là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của trường, là cái đích mà nhà trường hướng đến.

2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo đến năm 2020 a. Mục tiêu chung

Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện mô hình “Trường Khách sạn” chất lượng cao và Trung tâm thẩm định tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) của ngành du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Truyền thụ kiến thức tổng hợp và rèn luyện kỹ năng thực hành thích ứng với tình hình phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới trong hoạt động du lịch. Hội nhập với tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới, đồng thời phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong hoạt động du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng và nâng cấp một bước cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự đầu tư của Nhà nước, xây dựng trường có đủ công năng hoạt động của một trường cao đẳng nghề du lịch, bảo đảm các yếu tố cần thiết cho việc đào tạo nghề chất lượng cao của ngành du lịch Việt Nam.

- Đầu tư nâng cao trình độ giảng viên và giáo viên. Đa dạng hoá sử dụng, có chính sách khuyến khích giảng viên và giáo viên học tập tự nâng cao trình độ để dạy nhiều môn học, nhiều cấp học. Có kế hoạch đào tạo chuyển đổi giáo viên tiếng anh học chuyên ngành thứ 2 phù hợp với yêu cầu đào tạo chuyên môn du lịch. Đồng thời tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo, bảo đảm hiệu quả hoạt động của trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cả trước mắt và lâu dài.

- Thực hiện các phương thức đào tạo bao gồm: chính quy tập trung, vừa làm vừa học với nhiều loại hình đào tạo ngắn hạn, dài hạn và bồi dưỡng nâng cao, để từng bước góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, tài nguyên du lịch của các vùng trong khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Truyền thụ cho người học kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành nghề, xây dựng con người lao động mới phục vụ nhu cầu phát triển của ngành du lịch, có phẩm

Một phần của tài liệu chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề du lịch nha trang (Trang 38)