Kiến nghị Bộ Công Thương

Một phần của tài liệu Sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà Nội (Trang 68)

5. Kết cấu chuyên đề

3.3.5. Kiến nghị Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế. Có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, đôn đốc việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Do đó Bộ Công Thương là bộ có quyền lực cao nhất trong thương mại, xuất nhập khẩu.

Hơn nữa Bộ Công Thương là bộ đại diện cho kinh tế Việt Nam trước thế giới cũng là bộ bảo vệ cho quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó khi bước vào

hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với nước ngoại luôn bị các doanh nghiệp lớn nước ngoài chèn ép và cài bẫy trong bộ chứng từ thanh toán. Các doanh nghiệp Việt Nam do hiểu biết hạn chế luôn gặp bất lợi trong những thương vụ như vậy. Do vậy Bộ Công Thương cần phải xem xét quan tâm hơn nữa đến cá doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là khi nước ta đã gia nhập WTO , tiến hành hòa nhập với kinh tế thế giới.

Tư vấn cảnh báo, cho doanh nghiệp về các thị trường xuất khẩu có rủi ro về thanh toán quốc tế như các khu vực đang có bất ổn chính trị như Trung Đông,khu vực kinh tế trì trệ như Trung Phi, hay các khu vụ bị cấm vận như Triều Tiên. Do đang gặp khó khăn về thanh toán các đối tác nước ngoài của doanh nghiệp ở khu vực này có khả năng làm giả hồ sơ, lợi dụng sai sót chứng từ để chậm thanh toán.

Bảo vệ doanh nghiệp của Việt Nam khi có những kiện cáo liên quan đến thương mại, nhất là những vụ kiện trên ủy ban trọng tài quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác hiểu biết luật pháp cũng như các quy ước quốc tế về thanh toán quốc tế còn hạn chế. Do vậy khi có sai sót chứng từ xảy ra, tranh chấp quyền lợi trên ủy ban trọng tài quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam thường bị lép vế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Lúc này Bộ Công Thương cần đứng ra tư vấn về luật pháp cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Tổ chức khóa, lớp đào tạo về kỹ năng soạn thảo bộ chứng từ cho các doanh nghiệp. Rất nhiều chứng từ thanh toán quốc tế do doanh nghiệp lập mắc những lỗi sai sót, không thể chỉ trông cậy và việc ngân hàng phát hiện và sửa chữa những sai sót chứng từ mà bản thân doanh nghiệp cần phải có những giải pháp để hạn chế những sai sót này. Tuy nhiên hiện nay chưa có khóa huấn luyên đào tạo nào về nghiệp vụ lập chứng từ thanh toán quốc tế. Những lớp học về thanh toán quốc tế thường thiên về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn. Bộ Công Thương cần đứng ra lập một chương trình đào tạo cho danh nghiệp về nhiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Sai sót bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Bà Triệu Hà Nội (Trang 68)

w