5. Kết cấu chuyên đề
2.1.1. Thanhtoán xuất nhập khẩu
2.1.1.1. Thanh toán xuất khẩu
Các mặt hàng thanh toán xuất khẩu tham gia thanh toán quốc tế tại ACB chủ yếu là các mặt hàng có số lượng lớn và có giá trị cao. Hoạt động thanh toán xuất khẩu của ngân hàng cũng chịu sự biến động của những biến động thị trường quốc tế. Vì thế doanh số thanh toán xuất khẩu ở ACB đều tăng qua 4 năm 2008-2011 nhưng tăng không đều. Năm 2008 doanh số xuất đạt 468,526. 33 USD đến năm 2011 là 22,229,145. 00 USD tăng 4744. 48%. Từ 2008-2011 thanh toán xuất khẩu ở ACB tăng ở cả 3 phương thức T/T, L/C, nhờ thu (từ năm 2006 ACB mới có doanh số T/T xuất) trong đó L/C tăng 777. 297934% tương đương 3,003,994. 67 USD,nhờ thu tăng 740. 984% tương đương 160,246. 00 USD.
Năm 2008-2009là khoảng thời gian kinh tế thế giới gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng toàn cầu nhưng ACB vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt về giá trị thanh toán quốc tế. Năm 2008, thanh toán xuất khẩu ở ACB tăng ở cả 3 phương thức thanhtoán nhờ thu, TT và L/C, trong đó tăng mạnh nhất là phương thức thanh toán L/C tăng đến 566,41% tương đương số tiền 8,065,432. 00 USD. Thanh toán nhờ thu cũng tăng mạnh từ 280,750. 40 USD năm 2008 lên gần,907,160. 00 USD năm 2007 tương đương 332,4%. Bên cạnh đó thanh toán chuyển tiền chỉ tăng nhẹ với số tiền 3,499,000. 00 USD với tỷ lệ 14,23% so với năm 2007. Trị giá xuất khẩu tăng vọt là do năm 2007-2008 Việt Nam chính thức gia nhập WTO nên các các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu vào các thị trường mới. Qua thời gian làm việc, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được uy tín trên thương trường, các khách hàng đã quen thuộc với sản phẩm của Việt Nam nên họ nhập khẩu với số lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ngừng tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường, cải tiến công nghệ, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Lượng khách hàng xuất khẩu gạo và thủy hải sản thực hiện giao dịch thanh toán xuất khẩu ở ACB tăng nên doanh số thanh toán xuất khẩu của ngân hàng tăng mạnh. Nhìn chung, năm
2008 là khoảng thời gian kinh tế khókhăn nhưng ACB vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt về giá trị xuất khẩu.
Năm 2009-2011, thanh toán xuất khẩu chủ yếu tăng ở phương thức thanh toán TT, phương thức thanh toán nhờ thu và L/C có giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể là thanh toán L/C giảm 3% tương đương với số tiền 919,564,153. 00 USD, còn thanh toán nhờ thu giảm từ 5,730,801. 00 USD năm 2007 xuống còn 5,086,122. 00 USD, giảm 11% so với năm 2007. Riêng phương thức TT tăng đến 70% và con số tuyết đối là 19,766,752,000. 00 USD. Nguyên nhân làm cho phương thức TT tăng mạnh là do khách hàng quan hệ với những đối tác cũ giao dịch thường xuyên, chủ yếu là mặt hàng gạo và thủy hải sản. Ngân hàng cũng điều chỉnh mức phí dịch vụ và thanh toán, giảm lãi suất chiết khấu bộ chứng từ. . . nhằm đảm bảo sự cạnh tranh với các ngân hàng khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt gần 57,847,000. 00 USD tăng hơn 12,981,115. 00 USD tương đương 28,94% so với cùng kì năm 2009. Trong đó doanh số tăng là do cả 3 phương thức thanh toán đều tăng. Thanh toán nhờ thu tăng 18,65%, TT tăng 23,52% và tăng cao nhất là thanh toán L/C tăng 27,38% so với 6 tháng đầu năm 2009. tổng doanh số thanh toán xuất khẩu 6 tháng 2010 đạt 24,262,300. 00 USD thì ACB chiếm 16% thị phần; trong đó xuất khẩu mặt hàng thủy sản của địa bàn ước đạt 181. 478 ngàn USD thì ACB chiếm 10% thị phần, xuất khẩu mặt hàng gạo của địa bàn đạt 181,478,132. 00 USD thì ACB chiếm 35% thị phần. Tuy nhiên doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010 chỉ đạt 76% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, nguyên nhân chủ yếu do doanh số thanh toán các lô hàng xuất gạo có giá trị lớn bị sụt giảm nên mặc dù số lượng nghiệpvụ tăng 58% so cùng kì năm 2009 cũng không đạt kế hoạch được giao. (số liệu theo bảng 1. 1 Phụ Lục trang 70). Năm 2011 doanh số thanh toán xuất là 22,229,145. 00 USD số lượng giao dịch là 923, doanh số thanh toán nhập là 102,300,225. 00 USD số lượng giao dịch là 1856 tăng 1. 08% so với năm 2010(số liệu theo bảng 1. 1 Phụ Lục)
2.1.1.2. Thanh toán nhập khẩu
Năm 2007-2008, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những tháng cuối năm ảnh hưởng đến nền kinh tế của ngân hàng nên doanh số thanh toán nhập khẩu qua ngân hàng giảm. Chủ yếu là phương thức thanh toán bằng L/C giảm 9. 741 ngàn USD với tỷ lệ 35,49% so với năm 2008 do mặt hàng xăng dầu giảm. Đồng thời, phương thức thanh toán nhờ thu giảm 1,24% từ 750,97 ngàn USD xuống còn 741,68 ngàn USD do doanh nghiệp nhập khẩu thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh hại cây trồng, chuyển sang ngân hàng khác thanh toán do những đơn vị đó không còn hạn mức vay. TT tăng 13,43% tương ứng số tiền 472,99 ngàn USD là do chủ yếu nhập mặt hàng thuốc trừ bệnh hại cây trồng.
Thanh toán nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh là gỗ, thiết bị xây dựng, xăng dầu, thuốc thú y cũng theo tình hình kinh tế chung, nguyên vật liệu nhập về giá
giảm so với giá ký trên hợp đồng nhập khẩu, giá giảm nhanh khiến hàng bị tồn kho nên doanh nghiệp ngại ký thêm hợp đồng mới. Điều này giải thích tại sao doanh số thanh toán nhập khẩu ở ACB năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Hơn nữa hiện nay có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn tham gia vào lĩnh vực thanh toán quốc tế đang tìm cách thu hút các khách hàng xuất nhập khẩu nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Năm 2009, thanh toán nhập khẩu tăng ở cả 3 phương thức thanh toán L/C, nhờ thu và TT, trong đó tăng mạnh nhất là thanh toán L/C. Cụ thể là doanh số thanh toán nhờ thu tăng 66% với số tiền 487 ngàn USD, TT tăng 1. 712 ngàn USD tương đương 42,87%, L/C tăng có phần mạnh mẽ nhất trong 3 phương thức thanh toán với mức tăng 157,48% và con số tuyệt đối là 27. 879,06 ngàn USD. Thanh toán nhập khẩu vượt kế hoạch được giao, chủ yếu là thanh toán mặt hàng nhập khẩu xăng dầu tăng do công ty dầu khí Petrolimex được duyệt cấp hạn mức nhập xăng dầu có giá trị lớn (chiếm khoảng 60% tổng doanh số nhập khẩu của chi nhánh năm 2009). Bên cạnh đó do có chính sách hỗ trợ của ngân hàng nhà nước thực hiện việc bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu đối với một số ngành hàng chủ yếu, giúp giải quyết nguồn ngoại tệ thanh toán cho các khách hàng nhập khẩu của Chi nhánh. Thanh toán nhờ thu và TT chủ yếu nhập các mặt hàng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón, gỗ, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dược phẩm… cũng tăng đáng kể.
Tổng doanh số thanh toán nhập khẩu 6 háng đầu năm 2010 đạt 17,195,143. 00 USD tăng 0,19% tương đương tăng 34,124,154. 00 USD so ới năm 2009. Thanh toán nhờ thu và TT đều có xu hướng tăng mạnh lần lượt là 3. 906% và 938,71%, mặt khác thanh toán bằng L/C lại có dấu hiệu giảm với tỷ lệ 57,21%. Doanh số thanh toán nhập khẩu qua 6 tháng đầu năm 2010 chỉ đạt 39% chỉ tiêu kế hoạch. Mặc dù chi nhánh đã tích cực tìm thêm khách hàng nhập mới, số lượng nghiệp vụ tăng 63% so cùng kỳ năm 2009, nhưng do các lô hàng nhập có giá trị thấp nên không thể đạt được doanh số như kế hoạch đề ra. (số liệu theo bảng 1. 1 Phụ Lục)
2.1.2. Các phương thức thanh toán
•Phương thức chuyển tiền
Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): Đây là người chủ động trả tiền chongười thụ hưởng bằng cách lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng phục vụ mình.
Người thụ hưởng: có thể là người bán, người cung ứng dịch vụ hoặc một đơn vị hay cá nhân có quyền hưởng thụ lệnh chuyển tiền, ngân hàng của người mua (Buyer’s Bank) - ngân hàng chuyển tiền(Remitting Bank): Đây là ngân hàng của người mua, người yêu cầu chuyển tiền, có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lệ. hợp pháp của lệnh chuyển tiền. Nếu đúng thì ngân hàng này thực hiện lệnh chuyển tiền đi theo yêu cầu của người chuyển tiển,ngân hàng của người thụ hưởng (Beneficiary’s Bank) – ngân hàng trả tiền(Paying Bank): Đây là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng.
•Phương thức nhờ thu Đặc điểm:
Trong phương thức nhờ thu, các ngân hàng tham gia chỉ với vai trò ngườicung cấp dịch vụ thu hộ, họ chỉ có nhiệm vụ thực hiện theo những chỉ dẫn củanhà xuất khẩu đã ghi trong lệnh nhờ thu. Do đó, việc thanh toán phụ thuộc phần lớn vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Kể cả trường hợp nhà xuất khẩu đã gửi
•Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (còn gọi là thanh toán bằng là phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng trong giao dịch thương hiện nay. Bởi vì phương thức này vừa đảm bảo cho người bán thu được tiền cách chắc chắn (vì có sự bảo lãnh của ngân hàng), vừa đảm bảo cho người nhận được hàng hóa, dịch vụ phù hợp với số tiền mà minh đã thanh toán cách kịp thời.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở L/C) sẽ phát hành một thư bảo hành một thư lãnh dưới dạng tín dụng thư (L/C) theo yêu cầu của người nhập khẩu, để cam với nhà xuất khẩu là sẽ trả tiền, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký nếu nhà xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong tín dụng đồng xuất trình một BCT thanh toán đầy đủ, đúng hạn theo qui định của L/C.
2.2. SAI SÓT BỘ CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ACB
2.2.1. Những chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế tại ACB
Những chứng từ xử dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm nhiều loại, mỗi loại có một nội dung và hình thức khác nhau. Tùy theo đặc điểm nội dung và mối quan hệ giữa các bên trong hộp đồng thương mại và tùy theo phương thức thanh toán mà bộ chứng từ được lập với nội dung, số lượng, số loại và tính chất khác nhau. Tuy nhiên bộ chứng từ thanh toán quốc tế tại ACB bao gồm những chứng từ theo Bảng 2. 1 dưới đây
Bảng 2.1 Những chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế tại ACB
(Được lập theo thứ tự các bộ chứng từ trong hợp đồng)
STT Tên đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 Drafts Hối phiếu
2 Invoices Hóa đơn hàng bán
3 Bill of Lading Vận đơn
4 Packing list Phiếu đóng gói
5 Origin Certificate Chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ 6 Insurance Certificate Chứng chỉ bảo hiểm
7 Quality/Quantity Certificate Chứng chỉ chất lượng/số lượng 8 Shipment Advice Vận đơn hàng hải
9 Ben’s Certificate+Courier receipt
Giấy biên nhận
10 Ex-work test Report Báo cáo kiểm tra Ex-work 11 Factory test Report Báo cáo kiểm tra nhà máy 12 Warranty certificate Phiếu đảm bảo
Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế chi nhánh ACB Bà Triệu
2.2.2. Sai sót bộ chứng từ sử dụng trong phương thứcchuyển tiền bằng điện điện
2.2.2.1. Sai sót trong chứng từ chuyển tiền bằng điện
Sai sót bộ chứng từ chuyển tiền bằng điện (T/T) xuất hiện khá ít do giao dịch bằng phương pháp này có giá trị không cao. Mặt khác số lượng chứng từ sử dụng trong giao dịch này khá it, chỉ một đến hai bộ chứng từ. Do vậy có khá ít sai sót xuất hiện trong bộ chứng từ này dù đây là phương thức được sử dụng
nhiều nhất tại ACB chi nhánh Bà triệu Hà Nội (số liệu tham khảo từ phụ lục 1). Dưới đây là một số sai sót chứng từ thường gặp trong bộ chứng từ T/T
•Sai sót trong vận đơn (Bill of Lading )
Không khai báo tên chuyên chở (Not indicate carrier’s name): sai sót nghiêm trọng trên chứng từ này,có thể khiến người mua không thể nhận hàng gây thiệt hại lớn cho hợp đồng.
•Sai sót trong chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ (Origin Certificate)
Sai ngày trên hóa đơn (Show wrong invoice date): sai sót này tùy từng trường hợp có thể không nghiêm trọng
•Sai sót trong chứng chỉ bảo hiểm (Insurance Certificate)
Không dẫn chiếu số ( Not show L/C no): sai sót không nghiêm trọng
Không thể hiện rủi ro bảo hiểm theo điều kiện trong ICC như L/C yêu cầu (Not cover risks under ICC as L/C require): nếu hợp đồng giao hàng của hai bên quy định bảo hiểm do bên nào thực hiện, bên đó phải sữa chữa ngay sai sót chứng từ này.
•Sai sót trong chứng từ chứng chỉ chất lượng/số lượng (Quality/Quantity Certificate)
Thể hiện sai số lượng/chất lượng (Show wrong QUAILITY/ QUANTITY): sai sót nghiêm trọng có thể khiến doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để giao hàng không đúng yêu cầu.
Đây là những sai sót mà khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế tại ACB mắc phải. Các KSV tại ngân hàng đã phát hiên và xử lý tất cả những sai sót này. Tuy nhiên những sai sót này vẫn gây ra những hậu quả về kinh tế cũng như thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, phần nhiều là do lỗi khi các doanh nghiệp chậm sửa chữa và thay đổi nội dung chứng từ cho chính xác và phù hợp với yêu cầu của giao dịch và KSV của ngân hàng yêu cầu. Dưới đây là Bảng 2. 3 thông kê số lượng và thiệt hại của sai sót bộ chứng từ T/T mà ngân hàng đã xử lý trong 4 năm 2008-2011.
Bảng2.2. Thống kê sai sót chứng từ chuyển tiền bằng điện tại ngân hàng ACB chi nhánh Bà Triệu Hà Nội
Đơn vị: USD
Năm Số lượng sai sót Thiệt hại Doanh thu từ phương thức T/T
2008 10 12,781. 00 45,620,000. 00
2009 24 16,481. 00 44,262,250. 00
2011 12 15,584. 00 63,765,378. 00
Tổng 44 66,000. 12 199,267,628. 00
Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế chi nhánh ACB Bà Triệu
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy tổn thất do sai sót chứng từ trong 4 năm 2008-2011 bằng 0. 033% so với doanh thu từ hoạt động này. Thực tế ngân hàng ACB đã giải quyết tốt các sai sót chứng từ trong thanh toán quốc tế qua phương pháp T/T. Mặt khác trong suốt 4 năm 2008-2011 số lượng sai sót chứng từ chuyển tiền khá ít khi chỉ có 44 sai sót. Tuy nhiên thiệt hại của những sai sót này chỉ tính trên lợi ích kinh tế, còn nhiều những thiệt hại như uy tín của công ty, quan hệ với đối tác nước ngoài bị ảnh hưởng bởi sai sót bộ chứng từ này.
2.2.2.2. Hậu quả của việc sai sót chứng từ chuyển tiền bằng điện
a) Đối với nhà nhập khẩu
- Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời gian không đúng chất lượng và chất lượng
b) Đối với nhà xuất khẩu
- Sau khi nhận hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể không thanh toán hoặc không thể thanh toán hoặc chú tâm trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết cho dù quyền sở hữu hàng hóa có thể được bảo lưu nhưng thực tế nhà nhập khẩu khó lòng kiểm soát được hàng hóa một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra nhà nhập khẩu có thể dàn dựng tranh chấp về chấp về chất lượng hay khiếu nại về sự thiếu hụt của hàng hóa.
Một số ví dụ về thiệt hại do sai sót chứng từ T/T gây ra cho doanh nghiệp Việt Nam:
a) Công ty võng xếp Duy Lợi, trụ sở chính tại :Lô 2, Đường Tân Tạo , KCN Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân TP. Hồ Chí Minh. 25-6-2009 do sai sót chứng từ Quality/Quantity Certificate nên khi nhận hàng đã không đảm bảo số lượng khi thiếu 500 thanh inox. Sai sót này do bên Duy Lợi không xem kỹ chứng từ và KSV phòng thanh toán quốc tế đã không rà soát kỹ chứng từ trước khi chuyển tiền cho bên bán, khiến công ty không thể sản xuất đúng số lượng đề ra, và máy móc của công ty không thực hiện hết công xuất thiết kế đề ra. Tuy nhiên do sai sót số lượng không lớn nên gây tổn thất không cao cho công ty.
Ngân hàng đã gửi biên bản kiểm tra chứng từ và thông báo yêu cầu sửa bộ chứng từ cho công ty như sau (do điều kiện không cho phép tác giả chỉ dẫn chiếu biên bản tóm tắt tại đây, về biên bản hoàn chỉnh có thể tham khảo trong biên bản mẫu tại phụ lục 3):
Bảng 2.3. Biên bản kiểm tra chứng từ công ty Duy Lợi STT Chứng từ Số bản gốc Số bản coppy Kiểm tra lần 1 tại trung tâm
thanh toán
Kiểm tra lần 2 tại trung tâm
thanh toán
1 Drafts 01 02 NONE SAME