CL xúc tiến truyền thông
HUYỆN TÂN HỒNG ĐỒNG THÁP
3.2.1. Hoạt động về sảnphẩm
Năm 2009, hệ thống Agribank Việt Nam đã chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin sang IPCAS II làm cơ sở để triển khai các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ, kết hợp với các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Cho vay và huy động vốn là hai hoạt động không thể tách rời trong tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Dịch vụ huy động vốn: Huy động vốn là tiền đề, cơ sở để đảm bảo ngân hàng luôn có đủ nguồn nhằm đáp ứng đủ và kịp thời các nhu cầu về vốn của khách hàng. Hiểu rõ điều này Agribank Tân Hồng luôn đặc biệt quan tâm, luôn chủ động đưa ra những biện pháp huy động vốn hiệu quả với hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trả lãi định kỳ với lãi suất hấp dẫn và linh hoạt. Nhừo thủ tục đơn giản, nhanh gọn, kết hợp với các
tiện ích kèm theo. Việc huy động của ngân hàng đã thực hiện tương đối tốt, đáp ứng được nguồn vốn hoạt động của mình.
Với vị trí và uy tín của một NHNo&PTNT, chi nhánh đã hoàn thanh tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Agribank tỉnh Đồng Tháp. Nguồn vốn hoạt động đến cuối nam 2013 đạt 132.826 triệu đồng, bằng 333, 49 so với đầu năm. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 172.379 triệu đồng, so với đầu năm tăng 39.533 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29,78%. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 171.675 triệu đồng, nguồn vốn quy đổi ngoại tệ đạt 704 triệu đồng. So với chỉ tiêu Tỉnh giao quý II/2014 đạt 110,76% và đạt 105,97% kế hoạch năm Tỉnh giao và đạt 114,45% so với Nghị quyết hội nghị người lao động năm 2014.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động
Nguồn vốn huy động nội tệ
Tiền gửi không kỳ hạn: 34.062 triệu đồng Tiền gửi có kỳ hạn dơi 12 tháng: 111.921 triệu đồng Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng – 24 tháng: 25.692 triệu đồng.
Nguồn vốn huy động nội tệ
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 29.322 USD Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng – 24 tháng: 4.199 USD
Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 136.800 triệu đồng , tăng so với đầu năm 2014 là 33.036 triệu đồng, tye lệ tăng 31,83%, chiếm tỷ lệ 79,68%/tổng nguồn vốn huy động.
Dịch vụ cho vay: Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chi nhánh. Chi nhánh đã tập trung vốn cho vay lĩnh vực lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng như cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam cũng như sự chỉ đạo của Agribank tỉnh Đồng Tháp. Là ngân hàng dẫn đầu, giữ vị thế chủ đạo và chủ lực trong lĩnh vực phát triên nông nghiệp- nông thôn, Chi nhánh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho bà con nông dân được tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất kinh doanh…Với khẩu hiệu: “ Bạn sẽ hài lòng
và tin tưởng khi chọn chúng tôi phục vụ”, việc cho vay các đối tượng được chia thành nhiều loại, dưới nhiều hình thức:
+ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Cho vay hộ sản xuất nông nghiệp, SXKD và các đối tượng khác.
+ Cho vay thấu chi đối với cán bộ nhân viên viên chức tại các cơ quan, đơn vị có thu nhập ổn định và trả lương qua ngân hàng.
+ Cho vay các tổ chức kinh tế, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu, bão lãnh dự thầu, hợp đồng…
+ Và một số hình thức cho vay khác…
Với nhiều biện pháp vận dụng khác nhau, củng cố khách hàng truyền thống, tiếp cận khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng. Chi nhánh đã đáp ứng được các nhu cầu hoạt động kinh doanh và đâu tư chiều sâu đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp.
Dư nợ năm 2013 đạt 603.802 triệu đồng, tăng 951,12% so với năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ đạt 611.848 triệu đồng, tăng 8.046 triệu đồng so với đầu năm với tỷ lệ tăng là 1,33% , so với kế hoạch quý II Tỉnh giao chỉ đạt 99,65% so với kế hoạch năm 2014 đạt 91,45%. Trong đó nợ trung hạn thông thường là 108.066 triệu đồng chiếm hơn 17%/tổng dư nợ, trung hạn AFD III và cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 15%/tổng dư nợ, còn lại là cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn chiếm 60%/tồng dư nợ, bên cạnh đó nợ xấu chỉ chiếm 0,27%/tổng dư nợ.
Các sản phẩm dịch khác
Chi nhánh đã liên kết với công ty Cổ phần Bảo hiểm Nông nghiệp (ABIC) xây dựng và triển khai sản phẩm bảo an tín dụng. Đây là sản phẩm đầu tiên làm nền tảng cho việc phát triển sản phẩm liên kết theo mô hình Ngân hàng- Bảo hiểm mà các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng. Doanh số bán bảo hiểm trong năm 2013 là 1.370 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 561 triệu đồng. Tự hào là đơn vị nhận được khen thưởng của ABIC hoàn thành kế hoạch phí bảo hiểm về sớm nhất. Với dịch vụ được sự ủy quyền của ABIC ngân hàng đã thực hiện chính sách rủi ro cho khách hàng trong năm là 6 món với số tiền là 406 triệu đồng, số tiền bồi hoàn trên
đã góp phần xóa đi nợ rủi ro cho Agribank Tân Hồng và hỗ trợ tài chính cho gia đình khách hàng khi khách hàng vay xảy ra rủi ro không mong muốn.
Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và các sản phẩm dịch vụ truyền thống thuộc thế mạnh, Agribank Tân Hồng tập trung phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, tạo ưu thế cạnh tranh, bứt phá vượt lên trở thành một trong những ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất trên địa bàn huyện Tân Hồng và cho ra mắt sản phẩm thẻ Lập Nghiệp.
Đối với kết nối thanh toán trong nước, cùng với việc tiếp tục quản lý tốt sản phẩm thanh toán hóa đơn; gửi, rút tiền nhiều nơi; cho ra mắt sản phẩm thanh toán, rút tiền qua Banknetvn,…Bên cạnh đó chi nhánh đã chính thức triển khai dịch vụ nhờ thu tự động, đánh dấu một bước phát triển mới của dịch vụ thanh toán trong nước dựa vào lợi thế cạnh tranh riêng của mình.
Đặc biệt, chi nhánh đã thành công trong việc triển khai các sản phẩm Thu Ngân sách Nhà nước qua ngân hàng, giúp người dân, các tổ chức, doanh nghiệp thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian khi nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác đối với Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó trong năm 2014 đã triển khai thành công thanh toán song phương giữa KBNN và Agribank, điều đó giúp thị phần của ngân hàng không chỉ được giữ vững ổn định mà còn gia tăng…
Có thể khẳng định năm 2010 và năm 2011 được ghi nhận là năm thành công vượt bậc của sản phẩm, dịch vụ thẻ của Agribank Tân Hồng. Bên cạnh đó, hệ thống ATM hoạt động ổn định, an toàn. Mạng lưới ATM được đầu tư phát triển mang đến cho khách hàng phương thức thanh toán thuận tiện, an toàn. Chi nhánh thực hiện tốt các dịch vụ như: trả lương qua tài khoản, SMS banking, VNTopup, Bankplus, Atransfer…với độ an toàn và chính xác cao nên thu hút rất nhiều cơ quan, ban ngành và đoàn thể mở tài khoản để thực hiện chi trả lương cho các bộ nhân viên của họ.
Bảng 3.1: Tình hình phát triển thẻ ATM qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 Thẻ 3,000 2,000 1,000 800 Thực hiện Thẻ 5,666 2,417 619 620 Tỷ lệ đạt % 188.87 120.85 61.90 77.50 Lũy kế phát hành Thẻ 6,013 8,430 9,049 9,669
Số dư cuối năm Triệu
đồng 1,598 895 954 1,104
( Nguồn: Phòng Kế toán- ngân quỹ)
Biểu đồ 3.1: Tình hình phát hành thẻ tại Agribank Tân Hồng qua 4 năm (2010-2013)
Theo bảng kết quả kinh doanh thẻ của Agribank Tân Hồng thì năm 2011 chi nhánh phát hành được 2.417 thẻ đạt 120,85% chỉ tiêu do Agribank Đồng Tháp giao (2.000 thẻ). Để có được thành tích trên thì Agribank Tân Hồng đã thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển thẻ như sau:
o Thứ nhất, Thực hiện tuyên truyền, vận động đến từng ban ngành, đoàn thể về việc lợi ích và những tính năng (như nạp tiền điện thoại, thanh toán hàng hóa, dịch vụ,… ) của thẻ ATM.
o Thứ hai, thực hiện quán triệt theo chỉ đạo của TTg Chính Phủ theo chi thị số 20/2007/CT-TTg "V/v chi trả lương qua tài khoản". Nên số lượng CBVC mở tài khoản chuyển lương qua thẻ ngày một tăng lên. Bên cạnh đó, các chi nhánh cử cán bộ chuyên trách nghiệp vụ thẻ đến các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn trực thuộc tiếp thị sản phẩm thẻ với các công dụng và tiện ích mà thẻ sẽ mang lại cho khách hàng.
Điều này, tạo cơ hội để gia tăng số lượng thẻ phát hành và chiếm lĩnh thị trường thẻ, đặc biệt là các đối tượng dân cư trong nông thôn có nhu cầu sử dụng thẻ trong chi tiêu và vay vốn. Mặt khác, tích cực công tác tuyên truyền thẻ đến các đối tượng học sinh, cán bộ tiểu thương, thương nhân thành đạt,… có nhu cầu sử dụng thẻ.
o Thứ ba, các chương trình khuyến mãi miễn phí khi chuyển tiền trong hệ thống máy ATM của đơn vị và phát hành thẻ miễn phí đã thu hút nhiều đối tượng khách hàng đến mở thẻ.
o Thứ tư, công tác Marketing được chi nhánh quan tâm đúng mức và có sự đầu tư hợp lý như: quảng cáo trên đài truyền thanh, dáng pano, appich thông qua xe buýt, trạm giao thông,…
o Thứ năm, phát động chỉ tiêu thực hiện phát hành thẻ cho từng cán bộ cụ thể trong từng quý, năm và tổ chức khen thưởng động viên các cán bộ đạt chỉ tiêu cao. Nên số lượng thẻ vì thế cũng tăng lên.
Năm 2012 chi nhánh phát hành được 619 thẻ, đạt 61,9% chỉ tiêu do Agribank Đồng Tháp giao (1.000 thẻ). Trong năm đơn vị không đạt chỉ tiêu phát hành thẻ do một số nguyên nhân sau:
o Thứ nhất, người dân Tân Hồng chủ yếu là nông dân, thói quen sử dụng tiền mặt là chủ yếu; Sau khi triển khai ồ ạt chính sách giải ngân qua thẻ qua 2 năm 2010 và 2011, chi nhánh thấy không hiệu quả vì đa phần chi nhánh mới giải ngân xong nông dân lại rút tiền hết.
o Thứ hai, NHNo Tỉnh đề ra chỉ tiêu phát hành thẻ quá cao so với lượng nhu cầu sử dụng thẻ trên địa bàn, dẫn đến đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
o Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm thẻ còn hạn chế, phần lớn mới chỉ theo "phong trào", chưa tạo được tính đồng bộ xuyên suốt.
o Thứ tư, chưa kết hợp đồng bộ với các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thực hiện chỉ đạo của TTg Chính Phủ theo chỉ thị số 20/2007/CT-TTg "V/v chi trả lương qua tài khoản".
o Thứ năm, sự cạnh tranh gián tiếp của các ngân hàng thương mại khác trong việc phân chia thị phần thẻ gây khó khăn trong công tác phát hành thẻ của đơn vị.
Với tình hình thực tế trên, chính sách sản phẩm của Agribank Tân Hồng được đánh giá là khá năng động và phong phú trên thị trường Tân Hồng cũng có những mặt tích cực và hạn chế của nó :
* Về tích cực :
+ Chi phí nghiên cứu triển khai sản phẩm dịch vụ mới, công nghệ mới taị Chi nhánh thấp.
+ Ứng dụng nhanh công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại trên thế giới.
+ Có những thử nghiệm tại Ngân hàng mẹ trước nên dễ rút ra kinh nghiệm * Về hạn chế :
+ Chưa phát huy tính năng động rõ rệt trong chính sách sản phẩm riêng biệt của Chi nhánh
+ Không chủ động trong việc xử lý các khó khăn khi sử dụng dịch vụ bổ sung, dịch vụ mới.
+ Sản phẩm dịch vụ tổng thể cũng như sản phẩm dịch vụ mới không mang tính đặc thù phục vụ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại thị trường hiện tại.
+ Có sự bị động trong công tác bồi dưỡng đào tạo nhân viên thích ứng chính sách sản phẩm.