CL xúc tiến truyền thông
6/ Các chính sách khác:
2.3.2.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô của ngân hàng là các quan hệ lẫn nhau của chính các tổ chức của ngân hàng, với người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và công chúng. Những yếu tố của môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục vụ khách hàng và kết quả hoạt động của chính ngân hàng.
Quy mô vốn tự có: Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và tham gia vào quá trình kinh doanh của ngân hàng. Vốn tự có cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của NHTM.
Hoạt động ngân hàng là các hoạt động rủi ro, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với công chúng và nền kinh tế. Một ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn nhưng vẫn có thể sụp đỗ do những tác động dây truyền trong khủng hoảng tài chính. Do đó vốn tự có là phòng tuyến hàng đầu của ngân hàng có khả năng chống đỡ hay “thẫm thấu” các loại rủi ro khác nhau trong quá trình kinh doanh của mình.
Vốn tự có có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh: Nâng cao uy tín của NHTM với khách hàng, các nhà đầu tư.
Vì vậy có thể khẳng định: Vốn là yếu tố quan trọng tạo đối với NHTM, vì vốn tự có của NHTM đã nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM trên thị trường trong nước. Đồng thời, vốn tự có đó cũng là cơ sở để NHTM mở rộng hoạt động tới các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Chất lượng tài sản: Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên bảng cân đối kế toán của NHTM đó. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM. Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có.
Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM – người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA); chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên doanh thu. Khả năng sinh lời của NHTM gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM.
Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM: Đảm bảo khả năng thanh toán là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng của NHTM và khả năng bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Tình hình tổ chức và nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng đòi hỏi phải có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, đặc biệt cần có kỹ năng giao tiếp tốt và cả những cá tính cần thiết bởi vì nhân viên luôn là hình ảnh của ngân
hàng, một sự sơ suất hoặc nhầm lẫn của nhân viên người ta sẽ đánh giá thấp chất lượng của cả ngân hàng.
Thói quen của con người trong hệ thống ngân hàng cũng là yếu tố cần quan tâm trong quá trình cải tiến dịch vụ của một ngân hàng hay triển khai một dịch vụ, sản phẩm mới.
Hệ thống thông tin
Ngân hàng có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp ngân hàng đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của ngân hàng, đạt được lợi thế cạnh tranh. Không chỉ giúp cho thông tin được truyền tải một cách thông suốt mà còn là phương tiện giúp cho ngân hàng lưu trữ thông tin lâu dài. Hơn nữa, hệ thống thông tin giúp cho ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn để cải tiến, nâng cao chất lượng SPDV và tạo đà phát triển. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi hệ thống thông tin phải đầy đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng.
Nghiên cứu và phát triển
R&D là từ viết tắt của research & development - nghiên cứu và phát triển; một trong những chìa khóa thành công của nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.
R&D và cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng quan trọng của các công ty tiên tiến, công ty đa quốc gia tiên phong, lớn thế giới. "Để trở thành công ty luôn dẫn đầu thị trường không còn cách gì khác là luôn phải đi trước đối thủ một bước về phát triển sản phẩm và công nghệ để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng với giá cả phải chăng và chi phí tối ưu"
Các quan hệ tổ chức bên trong ngân hàng: bao gồm các bộ phận và các mối quan hệ giữa các bộ phận đó, vốn tự có và khả năng phát triển nó, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các quan hệ này phụ thuộc
vào những cơ cấu bên trong của ngân hàng. Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong của ngân hàng khó có thể đánh giá hết được, bởi vì nó hình thành bầu không khí tích cực, tin cậy, chủ động, sáng tạo, hợp tác của tất cả các nhân viên. Vì thế, hoạt động marketing ngân hàng phải khơi dậy được động lực làm việc và điều này sẽ quyết định chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Các yếu tố bên trong ngân hàng chẳng những tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh mà quan trọng hơn, còn thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.
Người cung cấp là các công ty khác cung cấp cho ngân hàng các nguồn vật tư thiết bị cần thiết. Các sự kiện khác nhau ảnh hưởng đến nhịp độ hoạt động của người cung cấp hoặc sự thay đổi của giá cả cũng có thể đưa đến những hậu quả không mong muốn cho ngân hàng. Vì thế phải kiểm soát thường xuyên hoạt động của họ.
Khách hàng: thành phần này có vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cả hiện tại và tương lai. Bởi khách hàng tạo thành các yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh ngân hàng. Nó được các nhà quản lý marketing phân tích, nghiên cứu cẩn thận trước khi sử dụng các kỹ thuật marketing. Nếu thiếu sự hiểu biết về đặc điểm, thái độ nhu cầu của khách hàng thì không thể sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật marketing vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cần đưa ra nhiều nội dung marketing khác nhau, trong đó xuyên suốt phải là nghiên cứu khách hàng, xây dựng nhu cầu mong đợi của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh: nếu chỉ thấu hiểu về khách hàng thôi thì chưa đủ, các ngân hàng không thể lơ là trước các đối thủ cạnh tranh của mình như những năm trước đây. Nhiều quốc gia đang điều chỉnh lại và khuyến khích nhiều lực lượng tham gia vào thị trường tài chính. Hệ thống đa quốc gia đang tiến đến thị trường mới một cách mạnh mẽ. Các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng đông đúc, thị trường ngân hàng ngày càng sôi động. Kết quả là các ngân hàng không có con đường nào khác ngoài việc phải tập trung củng cố tính cạnh tranh của mình và bắt đầu nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh cũng như khách hàng của họ.
Hoạt động của ngân hàng còn nằm dưới sự chú ý của công chúng. Vì thế lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên kiếm soát những ý kiến của xã hội và chính ngân hàng, cũng nh về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Như vậy thị trường ngân hàng không tách biệt mà nằm trong sự bao bọc và chịu tác động của nhiều lực lượng khác nhau, tạo thành môi trường vi mô của ngân hàng và quyết định rất nhiều tới hoạt động của ngân hàng. Vì thế ngân hàng phải nghiên cứu môi trường vi mô cẩn thận để đưa ra các quyết định phù hợp.